Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến nhóm bệnh héo rũ ở lạc thí nghiệm 62 1. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên các giống lạc thí nghiệm
Khả năng chống chịu sâu bệnh là đặc tính quan trọng của cây trồng.
Nghiên cứu các chỉ tiêu này giúp các nhà khoa học cây trồng kết hợp các loại chế phẩm với giống phù hợp tìm ra công thức tốt nhất để làm giảm và hạn chế tác hại của sâu bệnh, làm tăng năng suất cây trồng và đạt hiệu quả trong sản xuất. Quá trình thực hiện đề tài chúng tô nghiên cứu tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm sclerotium rolfsii, bềnh héo rũ gốc mốc đen do nấm Aspergillus niger và bệnh héo xanh vi khuẩn do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra trên cây lạc.
3.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên các giống lạc thí nghiệm
Qua theo dõi bệnh héo rũ gốc mốc trắng ở các giai đoạn của lạc thí nghiệm thu được kết quả trên Bảng 3.11.
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến bệnh héo rũ gốc mốc trắng ở trên các giống lạc thí nghiệm
Đơn vị tính: % Công thức thí nghiệm Bắt đầu ra hoa Kết thúc ra hoa Thu hoạch
TBG
G1 0,85a 0,84a 0,89a
G2 0,88a 0,90a 0,89a
G3 0,92a 0,98a 0,95a
LSD0,05(G) 0,26 0,66 0,37
TBCP
CP0 1,08a 1,08a 1,04a
CP1 0,82b 0,82a 0,85b
CP2 0,76b 0,82a 0,83b
SD0,05(CP) 0,19 0,28 0,16
CP0
G1 1,01abc 0,97a 1,03a
G2 1,09ab 1,07a 1,06a
G3 1,14a 1,20a 1,04a
CP1
G1 0,84abc 0,78a 0,85a
G2 0,78abc 0,78a 0,78a
G3 0,84abc 0,91a 0,92a
CP2
G1 0,71c 0,78a 0,78a
G2 0,78abc 0,84a 0,84a
G3 0,78bc 0,84a 0,89a
LSD0,05(G*CP) 0,37 0,76 0,43
CV% 21,21 21,32 17,32
Ghi chú: Các số liệu trong cùng nhóm có chữ cái mũ khác nhau thì sai khác với p<0,05 Các số liệu trên Bảng 3.11 cho thấy:
Giai đoạn bắt đầu ra hoa: Tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc trắng ở các giống lạc khác nhau sai khác không có ý nghĩa (p>0,05), tỷ lệ bệnh dao động 0,85÷0,92%.
Lạc không sử dụng chế phẩm có tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc trắng cao nhất (1,08%) và cao hơn so với lạc bón chế phẩm CP1 (0,82%) và CP2 (0,87%).
Tỷ lệ nhiễm bệnh héo rũ gốc mốc trắng dao động 0,71÷1,14%. Tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc trắng thấp nhất ở công thức CP2G1, sai khác có ý nghĩa (p<0,05) so với các công thức CP0G2, CP0G3. Tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc trắng cao nhất ở công thức CP0G3.
Giai đoạn kết thúc ra hoa: tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc trắng ở các công thức sai khác không có ý nghĩa (p>0,05).
Giai đoạn thu hoạch: các giống khác nhau và công thức khác nhau sai khác không có ý nghĩa (p>0,05). Lạc bón chế phẩm CP1 và CP2 có tỷ lệ bệnh thấp hơn so với lạc không bón chế phẩm.
3.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến bệnh héo rũ gốc mốc đen trên các giống lạc thí nghiệm
Qua theo dõi tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc đen ở các giai đoạn đã thu được kết quả trên Bảng 3.12.
Các số liệu trên Bảng 3.12 cho thấy:
Giai đoạn bắt đầu ra hoa đến kết thúc ra hoa:
Tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc đen ở các giống khác nhau và các công thức khác nhau sai khác không có ý nghĩa (p>0,05), tỷ lệ bệnh giai đoạn bắt đầu ra hoa dao động từ 0,78÷0,11%. Giai đoạn kết thúc ra hoa tỷ lệ bệnh dao động 0,78÷1,19%.
Lạc bón chế phẩm CP1 và CP2 có tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc đen tương đương nhau (0,80%) và thấp hơn so với lạc không bón chế phẩm (1,13%)
Giai đoạn thu hoạch:
Tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc đen không có sự sai khác giữa các giống khác nhau, các công thức khác nhau và tương tác giữa giống và chế phẩm. Tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc đen giai đoạn này dao động từ 0,78÷1,02%.
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến bệnh héo rũ gốc mốc đen trên các giống lạc thí nghiệm
Đơn vị tính: % Công thức thí
nghiệm Bắt đầu ra hoa Kết thúc ra hoa Thu hoạch
CP0
G1 1,10a 1,10a 0,85a
G2 1,04a 1,19a 1,01a
G3 1,11a 1,10a 1,02a
CP1
G1 0,78a 0,78a 0,78a
G2 0,78a 0,78a 0,78a
G3 0,78a 0,85a 0,78a
CP2
G1 0,84a 0,78a 0,84a
G2 0,78a 0,84a 0,78a
G3 0,83a 0,78a 0,78a
LSD0,05(G*CP) 0,38 0,46 0,42
TBCP
CP0 1,08a 1,13a 0,96a
CP1 0,78b 0,80b 0,78a
CP2 0,82b 0,80b 0,80a
LSD0,05(CP) 0,19 0,27 0,22
TBG
G1 0,91a 0,89a 0,82a
G2 0,87a 0,94a 0,86a
G3 0,91a 0,91a 0,86a
LSD0,05(G) 0,27 0,23 0,28
CV% 20,60 20,24 25,73
Ghi chú: Các số liệu trong cùng nhóm có chữ cái mũ khác nhau thì sai khác với p<0,05
3.2.3. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến bệnh héo xanh vi khuẩn trên các giống lạc thí nghiệm
Qua theo dõi ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến bệnh héo xanh vi khuẩn ở các giai đoạn phát triển lạc đã thu được kết quả trên Bảng 3.13
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến bệnh héo xanh vi khuẩn trên các giống lạc thí nghiệm
Đơn vị tính: %
Ghi chú: Các số liệu trong cùng nhóm có chữ cái mũ khác nhau thì sai khác với p<0,05 Bắt đầu ra hoa Kết thúc ra hoa Thu hoạch
TBG
G1 0,89a 0,88a 0,91a
G2 0,84a 0,91a 0,93a
G3 0,84a 0,89a 0,83a
LSD0,05(G) 0,19 0,27 0,14
TBCP
CP0 0,97a 1,03a 1,06a
CP1 0,80a 0,84ab 0,78b
CP2 0,80a 0,80b 0,82b
LSD0,05(CP) 0,18 0,20 0,16
CP0
G1 0,99a 1,01a 1,10ab
G2 0,96a 1,10a 1,17a
G3 0,97a 0,97a 0,92abc
CP1
G1 0,84a 0,84a 0,78c
G2 0,78a 0,84a 0,78c
G3 0,78a 0,85a 0,78c
CP2
G1 0,84a 0,78a 0,84bc
G2 0,78a 0,78a 0,85bc
G3 0,78a 0,85a 0,78c
LSD0,05(G*CP) 0,32 0,38 0,26
CV% 20,87 21,71 17,01
Qua bảng số liệu cho thấy: Tỷ lệ bệnh héo xanh vi khuẩn ở giai đoạn từ bắt đầu ra hoa đến kết thúc ra hoa sai khác không có ý nghĩa (p>0,05) ở các công thức khác nhau và các giống khác nhau.
Giai đoạn kết thúc ra hoa: Tỷ lệ bệnh héo xanh vi khuẩn cao nhất ở lạc không bón chế phẩm (1,03%) và thấp nhất ở lạc bón chế phẩm CP2 (0,84%)
Giai đoạn thu hoạch: Tỷ lệ bệnh héo xanh vi khuẩn có sự sai khác (p<0,05) giữa các công thức khác nhau và các chế phẩm khác nhau. Tỷ lệ bệnh héo xanh vi khuẩn cao nhất ở công thức CP0G2 (1,17%), sai khác không có ý nghĩa (p>0,05) so với các công thức CP0G1 và CP0G3 nhưng có sự sai khác có ý nghĩa (p<0,05) so với các công thức còn lại.
So sánh trung bình các loại chế phẩm: Lạc bón chế phẩm CP1 và CP2 có tỷ lệ bệnh héo xanh vi khuẩn tương đương nhau và thấp hơn so với lạc không sử dụng chế phẩm.