Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến sinh trưởng và phát triển của lạc trồng trong vụ Xuân 2017 tại Vũ Quang - Hà Tĩnh
3.1.1. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến sự tăng trưởng chiều cao thân chính của lạc thí nghiệm
Thân là khung nâng đỡ toàn bộ cây, vừa làm nhiệm vụ vận chuyển các chất đồng hoá từ lá về quả, hạt. Đồng thời vận chuyển các chất khoáng và nước từ rễ về lá và đỉnh sinh trưởng của cây.
Chiều cao thân chính là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh khá xác thực về quá trình sinh trưởng, phát triển và là yếu tố quyết định tới tốc độ và khả năng phân cành của cây. Vì vậy nếu thân chính phát triển một cách khỏe mạnh, cân đối sẽ là cơ sở cho các bộ phận khác phát triển hợp lý, cho cành và lá nhiều, tích lũy chất hữu cơ lớn, thuận tiện cho việc ra hoa và hình thành quả.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến chiều cao thân chính qua các giai đoạn sinh trưởng của cây lạc thí nghiệm
Đơn vị: cm/cây
Ghi chú: Các số liệu trong cùng nhóm có chữ cái mũ khác nhau thì sai khác với p<0,05 Công thức thí
nghiệm
Giai đoạn sinh trưởng 3-4 lá
thật
Phân cành cấp 1 đầu
tiên
Bắt đầu ra hoa
Ra hoa rộ
Kết thúc ra
hoa
Thu hoạch
TBG
G1 3,57c 6,41c 9,93c 17,39c 23,26c 45,18b G2 3,63b 6,60b 10,37b 17,82b 23,54b 45,78a G3 3,77a 6,80a 10,61a 18,10a 23,88a 45,84a
LSD0,05(G) 0,06 0,07 0,21 0,27 0,17 0,51
TBCP
CP0 3,55c 6,44b 9,75c 16,80c 22,55c 44,93c CP1 3,64b 6,66a 10,44b 17,91b 23,81b 45,75b CP2 3,78a 6,72a 10,71a 18,61a 24,33a 46,12a
LSD0,05(CP) 0,08 0,11 0,08 0,27 0,18 0,25
CP0
G1 3,49e 6,18e 9,28h 16,32f 22,19f 44,35g G2 3,56de 6,48d 9,79g 16,84e 22,61e 44,94fg G3 3,59cde 6,66bc 10,19e 17,23de 22,83e 45,34ef
CP1
G1 3,54de 6,59cd 10,08f 17,49cd 23,56d 45,37def G2 3,63bcd 6,60cd 10,53cd 17,76c 23,79cd 46,11abc G3 3,75b 6,77b 10,72bc 18,48ab 24,07bc 45,78bcd
CP2
G1 3,67bcd 6,47d 10,42de 18,36b 24,02bc 45,65cde G2 3,71bc 6,72bc 10,78ab 18,86a 24,23b 46,30ab G3 3,96a 6,96a 10,92a 18,60ab 24,73a 46,41a LSD0,05(CP*G) 0,17 0,17 0,24 0,47 0,31 0,61
CV% 2,20 1,60 0,80 1,48 0,75 0,53
Qua theo dõi sự tăng trưởng chiều cao thân chính của cây lạc ở các công thức thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả trên Bảng 3.1.
Các số liệu trên Bảng 3.1 cho thấy: Chiều cao thân chính tăng dần theo quá trình sinh trưởng của cây.
Giai đoạn 3-4 lá thật:
So sánh trung bình giữa các giống: Giống G3 có chiều cao thân chính cao nhất (3,77 cm) và sai khác có ý nghĩa (p<0,05) so với giống G1 và giống G2.
Giống G1 có chiều cao cây thấp nhất (3,57 cm).
So sánh trung bình giữa các chế phẩm: Chiều cao thân chính cao nhất ở chế phẩm CP2 (3,78 cm) và thấp nhất ở chế phẩm CP0 (3,55 cm).
Chiều cao thân chính ở các công thức dao động 3,49÷3,96 cm. Chiều cao thân chính cao nhất ở công thức CP2G3 (3,96 cm), sai khác có ý nghĩa (p<0,05) với các công thức còn lại. Chiều cao thân chính thấp nhất ở công thức CP0G1 (3,49 cm).
Giai đoạn phân cành cấp một đầu tiên:
So sánh trung bình giữa các giống: Giống lạc G3 có chiều cao cao hơn giống lạc G2 và giống lạc G1.
So sánh trung bình giữa các chế phẩm: Lạc bón chế phẩm CP1 và CP2 có chiều cao cây tương đương và cao hơn so với lạc không bón chế phẩm.
Chiều cao thân chính cao nhất ở công thức CP2G3 (6,96 cm) và thấp nhất ở công thức CP0G1 (6,18 cm). Chiều cao thân chính ở công thức CP2G3 đạt cao nhất và sai khác có ý nghĩa (p<0,05) so với các công thức còn lại.
Giai đoạn bắt đầu ra hoa:
So sánh trung bình giữa các giống: Giống lạc G3 có chiều cao cây cao nhất (10,61 cm), cao hơn so với giống lạc G2 và giống lạc G1.
So sánh trung bình giữa các chế phẩm: Lạc bón chế phẩm CP2 có chiều cao cây cao nhất (10,71 cm) và cao hơn so với lạc bón chế phẩm CP1 và lạc không bón chế phẩm.
Giai đoạn này chiều cao cây dao động 9,28÷10,92 cm. Chiều cao cây cao nhất ở công thức CP2G3 và thấp nhất ở công thức CP0G1.
Giai đoạn ra hoa rộ: Chiều cao cây đạt cao nhất ở công thức CP2G2 (18,86 cm), sai khác không rõ ràng (p>0,05) so với công thức CP1G3, CP2G3 nhưng có sai khác có ý nghĩa (p<0,05) so với các công thức còn lại. Công thức CP0G1 có chiều cao cây thấp nhất (16,32 cm).
Giai đoạn kết thúc ra hoa: Chiều cao cây dao động 22,19÷24,73 cm.
Chiều cao cây cao nhất ở công thức CP2G3 (24,73 cm) và sai khác có ý nghĩa (p<0,05) so với các công thức còn lại. Chiều cao cây thấp nhất ở công thức CP0G1.
Giai đoạn thu hoạch:
So sánh trung bình giữa các giống: Giống lạc G2 và giống lạc G3 có chiều cao cây tương đương và cao hơn so với giống lạc G1.
So sánh trung bình giữa các chế phẩm: Lạc bón chế phẩm CP2 có chiều cao cây cao nhất (46,12 cm) và cao hơn so với lạc bón chế phẩm CP1 (45,75 cm) và lạc không bón chế phẩm (44,53 cm).
Chiều cao cây dao động 44,53÷46,41 cm. Chiều cao cây cao nhất ở công thức CP2G3 và sai khác không rõ rệt (p>0,05) với các công thức CP2G2 (46,30 cm), CP1G2 (46,11 cm)