CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC
4.2.2. Kiểm định thang đo bằng phương pháp độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi dữ liệu được làm sạch, 297 mẫu định lượng chính thức sẽ được tiến hành phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha và EFA nhằm kiểm định thang đo ở giai đoạn chính thức này với thang đo của 9 nhân tố: hỗ trợ cảm xúc (EMSU), hỗ trợ thông tin (INSU), khả năng cảm nhận (PEAB), lợi ích cảm nhận (PEBE), sự nhận diện vai trò (ROID), hành vi đồng tạo sinh (COBE), trải nghiệm đồng tạo sinh (COEX), chất lượng cuộc sống (QULI) và ý định tiếp tục mua (REIN).
❖ Kiểm định thang đo bằng phương pháp độ tin cậy Cronbach’s alpha
Ở lần phân tích Cronbach’s alpha lần 1 chỉ ra biến quan sát PEBE11 có hệ số tương quan biến tổng là 0.257 (<0.3), nên không đạt yêu cầu (chi tiết phụ lục 9). Do
đó, thực hiện loại biến này và chạy lại Cronbach’s alpha lần 2 cho thang đo lợi ích cảm nhận. Kết quả cho thấy, các thang đo đều có chỉ số thống kê thỏa mãn yêu cầu:
hệ số tương quan biến tổng từ 0.310 đến 0.866 (>0.3), hệ số Cronbach’s Alpha biến thiên từ 0.686 đến 0.921 (>0.6). Cụ thể kết quả Cronbach’s alpha lần 2 như sau:
Bảng 4.7 Độ tin cậy các thang đo
Thang đo Biến quan sát
Hệ số tương quan biến tổng
(Item-total correlation)
Hệ số Cronbach’s
Alpha (α)
Hỗ trợ cảm xúc (Emotional Support)
EMSU01 0.829
0.911
EMSU02 0.866
EMSU03 0.770
Hỗ trợ thông tin (Informational Support)
INSU04 0.712
0.840
INSU05 0.718
INSU06 0.685
Khả năng cảm nhận (Perceived ability)
PEAB07 0.704
0.858
PEAB08 0.754
PEAB09 0.740
Lợi ích cảm nhận (Perceived benefit)
PEBE10 0.310
0.686
PEBE12 0.593
PEBE13 0.628
Sự nhận diện vai trò (Role identification)
ROID14 0.679
0.832
ROID15 0.718
ROID16 0.682
Hành vi đồng tạo sinh (Co-creation behavior)
COBE17 0.692
0.840
COBE18 0.752
COBE19 0.691
Trải nghiệm đồng tạo sinh
(Co-creation experience)
COEX20 0.635
0.824
COEX21 0.743
COEX22 0.664
Chất lượng cuộc sống QULI23 0.711 0.846
(Quality of life) QULI24 0.761
QULI25 0.675
Ý định tiếp tục mua (Repurchase intention)
REIN26 0.809
0.921
REIN27 0.860
REIN28 0.852
❖ Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các thang đo
Với 27 biến đạt yêu cầu về độ tin cậy Cronbach’s alpha ở trên, thực hiện phân tích nhân tố khám EFA với phương pháp rút trích nhân tố là “Principal Axis Factoring” và phương pháp xoay là “Promax”, đây là phương pháp thường được sử dụng cũng như cho phép rút trích tối đa % phương sai của các biến quan sát ban đầu so với các phương pháp khác (Thọ, 2014).
Ở lần phân tích EFA lần 1 cho thấy biến quan sát PEBE10 có hệ số tải nhân tố là 0.342 (<0.5), nên không đạt yêu cầu (chi tiết phụ lục 10). Do đó, thực hiện loại biến này và chạy lại EFA lần 2 cho thang đo lợi ích cảm nhận. Kết quả cho thấy, các thang đo đều có chỉ số thống kê thỏa mãn yêu cầu: hệ số tải nhân tố từ đến 0.704 đến 0.947 (>0.5); chỉ số KMO từ 0.5 đến 0.755 (>=0.5); phần trăm phương sai trích được từ 61.9% đến 79.7% (> 50%). Cụ thể kết quả EFA lần 2 như sau:
Bảng 4.8 Tính đơn hướng các thang đo Thang đo Biến quan
sát
Hệ số tải
Tổng phương sai trích
(%)
Eigenvalue
KMO
Hỗ trợ cảm xúc (Emotional Support)
EMSU01 0.887
77.736 2.332 0.733 EMSU02 0.947
EMSU03 0.806 Hỗ trợ thông tin
(Informational Support)
INSU04 0.810
63.921 1.918 0.726 INSU05 0.820
INSU06 0.767 Cảm nhận khả năng
(Perceived ability)
PEAB07 0.774
66.995 2.010 0.731 PEAB08 0.852
PEAB09 0.828
Lợi ích cảm nhận (Perceived benefit)
PEBE12 0.833
69.314 1.386 0.500 PEBE13 0.833
Sự nhận diện vai trò (Role identification)
ROID14 0.766
62.525 1.876 0.721 ROID15 0.833
ROID16 0.772 Hành vi đồng tạo sinh
(Co-creation behavior)
COBE17 0.772
64.792 1.944 0.719 COBE18 0.873
COBE19 0.765 Trải nghiệm
đồng tạo sinh (Co-creation
experience)
COEX20 0.704
61.943 1.858 0.697 COEX21 0.893
COEX22 0.751 Chất lượng cuộc sống
(Quality of life)
QULI23 0.794
65.296 1.959 0.717 QULI24 0.881
QULI25 0.744 Ý định tiếp tục mua
(Repurchase Intention)
REIN26 0.848
79.669 2.390 0.755 REIN27 0.919
REIN28 0.909
❖ Kiểm định thang đo bằng phương pháp độ tin cậy Cronbach’s alpha lần cuối.
Ở bước này, hệ số Cronbach’s alpha sẽ được xem xét lại lần nữa để kiểm định lại hệ số tin cậy cho thang đo sau khi loại biến trong quá trình chạy EFA trước đó.
Kết quả cho thấy thang đo lợi ích cảm nhận sau khi loại biến vẫn thỏa mãn yêu cầu về hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0.819 (> 0.6) và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 (chi tiết Phụ lục 9).
Kết luận:
Như vậy, sau bước kiểm định thang đo bằng phương pháp độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA với tập dữ liệu 297 mẫu, loại bỏ được 2 biến quan sát, các thang đo đều thoả điều kiện về chỉ số độ tin cậy và tính đơn hướng. Luận văn tiếp tục dùng các biến quan sát còn lại này để thực hiện phân tích nhân tố khẳng định CFA tiếp theo.