1.2. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho
1.2.1 Kinh nghiệm quản lý thu BHXH một số địa phương
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội là đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHXH lớn nhất cả nước với gần 1 triệu người tham gia BHXH. Do vậy, hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH thành phố Hà Nội gặp không ít khó khăn.
Vận dụng linh hoạt các văn bản quản lý của BHXH Việt Nam, BHXH thành phố Hà Nội đạt được những thành tựu to lớn trong quản lý thu BHXH như không ngừng mở rộng đối tượng tham gia BHXH, công tác thông tin tuyên truyền chính sách BHXH được thực hiện rộng khắp, tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH giảm mạnh qua các năm.
Đạt được những thành tựu trên xuất phát từ việc lãnh đạo và nhân viên BHXH thành phố Hà Nội áp dụng nhiều giải pháp trong quản lý thu BHXH như:
- Xây dựng quy trình thu BHXH tại BHXH thành phố và BHXH các quận huyện theo hướng đơn giản về thủ tục hành chính, quản lý đối tượng tham gia BHXH bằng phần mềm quản lý dữ liệu khách hàng BHXH qua mạng Internet, tiết kiệm thời gian, công sức cho người lao động và nhân viên BHXH.
- Cử nhân viên đến các cơ sở có nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp vừa tuyên truyền chính sách BHXH, vừa giám sát, phát hiện kịp thời các sai phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp BHXH của các chủ sử dụng lao động.
- Đẩy mạnh đào tạo nhân viên về nghiệp vụ, kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc.
BHXH thành phố Hà Nội là đơn vị đi tiên phong trong đào tạo nhân viên đáp ứng yêu cầu về kỹ năng của hoạt động dịch vụ như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết thắc mắc của khách hàng. Hàng năm tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên định kỳ 1 lần và tổ chức tập huấn ngắn hạn thường xuyên để cập nhật các chính sách quản lý mới.
1.2.1.2 Quản lý thu BHXH ở BHXH tỉnh Hải Dương
Trong 5 năm giai đoạn 2014-2018 BHXH tỉnh Hải Dương có số thu tăng trung
33
bình 598.3 tỷ đồng/ năm, cao nhất đạt 110,5% kế hoạch, thấp nhất đạt 102,7% kế hoạch giao; tỷ lệ nợ đọng cao nhất là 3,02%, thấp nhất là 1,86 %. Đạt được kết quả nổi bật trên là do BHXH tỉnh Hải Dương đã làm tốt công tác tham mưu với UBND tỉnh, phối hợp với các sở, ban, ngành cùng nỗ lực không ngừng của từng cán bộ viên chức, đồng thời phát huy tối đa hiệu quả các phong trào thi đua. Phối hợp với sở đầu tư tỉnh nắm số doanh nghiệp đã được cấp phép hoạt động. BHXH tỉnh rà soát số doanh nghiệp chưa đăng ký tham gia BHXH, chỉ đạo phòng thu các huyện, thành phố tập trung đến từng đơn vị để tuyên truyền, hướng dẫn đăng ký tham gia BHXH cho người lao động, tham mưu UBND huyện, thành phố có văn bản chỉ đạo đến từng đơn vị để thực hiện. Tham mưu UBND Huyện, Thành phố giao cho Thanh tra, Phòng lao động thương binh xã hội, Liên đoàn lao động phối hợp với BHXH Huyện, Thành phố thực hiện việc Thanh tra, kiểm tra các đơn vị chưa đăng ký tham gia BHXH, BHYT qua đó để kiến nghị thực hiện. Mặt khác phối hợp với cơ quan thuế để rà soát, xác định các đơn vị đang hoạt động có mã số thuế, các đơn vị không có mã số thuế để đôn đốc đơn vị thực hiện BHXH, BHYT cho người lao động. Hàng năm tổ chức Hội nghị với sự tham gia của các doanh nghiệp đang hoạt động nhưng chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động để tuyên truyền, giải đáp chính sách, hướng dẫn kê khai đăng ký tham gia BHXH, BHYT.
1.2.2. Kinh nghiệm thu BHXH bắt buộc trên thế giới
1.2.2.1. Kinh nghiệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội ở Nhật Bản
Hệ thống an sinh xã hội Nhật Bản bắt đầu hình thành từ việc ban hành quy định cứu trợ nghèo đói vào năm 1847, hiện tại nó bao gồm các chế độ: cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội, y tế công và BHXH. Các chế độ BHXH bao gồm hai phần: A) BHXH (bảo hiểm hưu trí, BHYT) do cơ quan BHXH quản lý và tổ chức thực hiện. B) Bảo hiểm lao động (bảo hiểm việc làm do cơ quan Bảo đảm việc làm của Chính phủ thực hiện;
Bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động do cơ quan Thanh tra lao động thực hiện). Hệ thống cơ quan BHXH bao gồm cơ quan Trung ương, 47 cơ quan BHXH địa phương với 312 văn phòng chi nhánh BHXH. - Chế độ hưu trí chia ra hai loại hình chính là: 1) Chế độ bảo hiểm hưu trí quốc gia áp dụng đối với công dân Nhật Bản tuổi từ 20 đến dưới 60 tuổi và thực hiện tự nguyện cho người dân Nhật Bản ở trong nước từ 60 đến dưới 65 tuổi; ở nước ngoài từ 20 đến dưới 65 tuổi; 2) Chế độ hưu trí thực hiện cho người lao động dưới 65 tuổi làm việc tại các tổ chức, cơ quan thuộc Chính phủ,
34
chính quyền địa phương, các công ty, tập đoàn, trường học tư. - Đối tượng tham gia đóng BHXH: chia làm 3 nhóm: + Nhóm 1: lao động cá thể, nông dân, người không có việc làm, sinh viên... tham gia chế độ hưu trí quốc gia. Mức đóng là 13.300 yên/ tháng, từ 4/2005 tăng mỗi năm 280 yên để đạt mức 16.900 yên/tháng vào năm 2017. + Nhóm 2: lao động trong khu vực tư nhân và Nhà nước. Mức đóng là 13,934%, từ 10/2004 tăng mỗi năm 0,354% và sẽ đạt 18,30% vào năm 2017; số tiền đóng góp được chia đều, chủ sử dụng lao động đóng 50%, người lao động đóng 50%. + Nhóm 3: người ăn theo là vợ /chồng sống dựa vào thu nhập của người lao động thuộc nhóm 2, tham gia chế độ hưu trí quốc gia
1.2.2.2. Kinh nghiệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội ở Singapore Từ một làng chài nhỏ không tài nguyên tiến tới một quốc gia phát triển như ngày nay, Singapore đã thực hiện nhiều chính sách kinh tế - xã hội thành công, trong đó có sự bảo đảm nền An sinh xã hội công bằng và tiến bộ cho mọi người dân. Hệ thống An sinh xã hội (ASXH) dành cho tất cả công dân và người lao động thường trú được gọi là Quỹ Phòng xa Trung ương (Central Provident Fund -CPF). Đây là một trong những chương trình hưu trí dựa trên mức đóng lâu đời nhất của châu Á. ASXH ở Singapore bắt đầu từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX. Chương trình hiện nay đã được thực hiện từ năm 1955 và sửa đổi lần cuối cùng vào năm 2001. Chương trình này tập trung vào khái niệm trung tâm là một quỹ phòng xa, do người lao động đóng góp trong suốt cuộc đời và cung cấp sự đảm bảo về tài chính khi họ nghỉ hưu hay không thể tiếp tục làm việc. Hội đồng CPF là một cơ quan được thành lập theo luật định, thuộc phạm vi quản lý của Bộ trưởng Bộ Nhân lực và nằm dưới sự ủy thác của Quỹ CPF. Hội đồng có một Chủ tịch do Bộ trưởng Bộ Nhân lực bổ nhiệm, bao gồm đại diện của Chính phủ, Liên đoàn Lao động và Liên đoàn Những người sử dụng lao động. Cấu trúc gồm ba thành phần này tạo điều kiện bảo đảm lợi ích cho tất cả các bên liên quan, được quy định trong nhiệm vụ của Hội đồng. Hội đồng CPF chịu trách nhiệm giám hộ quỹ, quản lý các chương trình trong hệ thống, bao gồm cả việc thu các khoản đóng góp và thanh toán trợ cấp, chi trả cho người tham gia. Quỹ Phòng xa Trung ương quản lý tất cả các hình thức BHXH tại Singapore, ngoài ra còn chăm lo đến sức khỏe, quyền sở hữu nhà ở, bảo trợ gia đình và tăng giá trị tài sản cho người tham gia. Hội đồng CPF hiện nay hoạt động với khoảng 1.600 nhân viên, được tổ chức thành 03 nhóm chính: nhóm Dịch vụ, nhóm Dịch vụ CNTT và nhóm Phát triển Chính sách và Doanh nghiệp. Mức đóng của người lao động
35
được quy định trong luật là 5% đến 20% tiền lương hàng tháng. Người sử dụng lao động sẽ phải đóng từ 6,5% đến 16% tiền lương. Tất cả các khoản đóng góp và chi trả đều được miễn thuế; và tại thời điểm hiện nay, chỉ có 4.500 đôla đầu tiên trong toàn bộ tiền lương của người lao động là phải chịu tránh nhiệm đóng góp. Từ 01/03/2011, những thành viên dưới 50 tuổi của CPF sẽ phải đóng 20% mức lương của họ cho các tài khoản CPF. Cùng với 15% do doanh nghiệp đóng, tổng mức đóng của mỗi lao động cho CPF sẽ là 35,5%. Mức đóng là thấp hơn cho các thành viên trên 50 tuổi và người có thu nhập dưới 1.500 đô-la Singapore/tháng. Nếu người lao động muốn tự nguyện đóng thêm một khoản cao hơn mức bắt buộc, khoản tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản hưu trí của họ. Mọi đóng góp tổng thể không được lên quá 30.600 đô-la mỗi năm. Tổng giá trị Quỹ CPF là 166,8 tỷ đôla Singapore tính đến ngày 31/12/2009, trong khi tổng giá trị tính gộp qua các thời kỳ lên tới 339,6 tỷ đôla. Các tài khoản CPF được chi trả một khoản lãi suất đảm bảo tối thiểu là 2,5% mỗi năm và thường xuyên được điều chỉnh bởi Chính phủ Singapore. Mỗi thành viên CPF sẽ có 03 tài khoản, với tỷ lệ phân bổ cho các tài khoản khác nhau phụ thuộc vào tuổi: Tài khoản thông thường - OA (với lãi suất 2,5% hiện nay); tài khoản đặc biệt - SA và tài khoản tiết kiệm y tế - MA đều với lãi suất 4%. Trong đó: - Tài khoản thông thường là một loại tài khoản tiết kiệm mà người sở hữu có quyền rút tiền trong các điều kiện nhất định. Tài khoản này có thể được sử dụng để mua tài sản, mua một căn nhà do Chính phủ cung cấp, chi trả cho giáo dục của bản thân hoặc con cái, hay mua bảo hiểm nhân thọ… Tài khoản đặc biệt được dành riêng cho vấn đề hưu trí và đầu tư trong các sản phẩm tài chính liên quan đến thời kỳ nghỉ hưu. Nếu người tham gia có nhiều hơn 40.000 đô-la trong tài khoản đặc biệt này, họ có thể rút ra số tiền chênh lệch và đầu tư vào các danh mục được Chính phủ chấp thuận. - Tài khoản tiết kiệm y tế là BHYT cơ bản cho mỗi người dân Singapore, dành cho chi trả các chi phí chăm sóc sức khỏe, bệnh tật, trợ cấp thai sản và mua các loại BHYT được phê chuẩn. Ngoài ra, còn một tài khoản thứ tư là tài khoản hưu trí - RA sẽ được tự động tạo ra khi người tham gia đến 55 tuổi. Một khoản tiền, tối đa là 139.000 đô-la Singapore được chuyển từ tài khoản thông thường và đặc biệt tới tài khoản hưu trí. Một khi người tham gia nghỉ hưu (ở tuổi 65 theo quy định), số tiền trong tài khoản này sẽ được chi trả để mua một khoản trợ cấp hàng năm từ một ngân hàng địa phương hay chuyển sang các tài khoản đầu tư cho đến khi số tiền bị sử dụng hết. Hiện nay, tài khoản hưu trí có mức lãi suất là 4%/năm. Ngoài mức lãi suất
36
trên, khi tổng số tiền người tham gia đã đóng cho CPF tăng lên tới 60.000 đôla Singapore với ít nhất 20.000 đôla trong tài khoản thông thường, lãi suất của mỗi quỹ sẽ được tăng thêm 1%
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho BHXH Vĩnh Phúc
- Thứ nhất, Về cơ chế thu BHXH, hệ thống BHXH được thực hiện trên nguyên tắc có tham gia BHXH mới được hưởng các chế độ BHXH. Nguồn thu của hệ thống BHXH được tập hợp chủ yếu từ các khoản đóng góp của người lao động và chủ sử dụng lao động. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của Chính phủ với mức đóng góp và hình thức đóng góp khác nhau tuỳ thuộc vào quy định của pháp luật. Về đối tượng tham gia BHXH là những đối tượng có công ăn việc làm, có thu nhập dưới hình thức tiền lương hoặc tiền công mà thu nhập đó vuợt quá mức tối thiểu quy định của mỗi quốc gia. Có nước còn thành lập từng loại quỹ BHXH khác nhau cho từng loại đối tượng lao động ở các khu vực kinh tế khác nhau. Mức đóng góp vào quỹ BHXH của mỗi nước rất khác nhau phụ thuộc vào tiềm năng kinh tế của mỗi nước và mức đóng của người lao động bao giờ cũng thấp hơn mức đóng của chủ sử dụng lao động. Việc phân chia trách nhiệm đóng góp của người lao động và chủ sử dụng lao động cũng khác nhau
- Thứ hai, Công tác dự báo phải đi trước một bước để có những căn cứ khoa học, số liệu sát thực, nhằm xây dựng kế hoạch phát triển nguồn thu một cách vững chắc, đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời thường xuyên có sự điều chỉnh để có dự báo sát với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, nhằm đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời, không bỏ sót nguồn thu
- Thứ ba, bài học về lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội, xây dựng quy trình thu BHXH tại BHXH thành phố và BHXH các huyện theo hướng đơn giản về thủ tục hành chính, quản lý đối tượng tham gia BHXH bằng phần mềm quản lý dữ liệu khách hàng BHXH qua mạng Internet, tiết kiệm thời gian, công sức cho người lao động và nhân viên BHXH.
- Thứ tư, bài học về tổ chức thực hiện kế hoạch, BHXH tỉnh rà soát số doanh nghiệp chưa đăng ký tham gia BHXH, chỉ đạo phòng thu các huyện, thành phố tập trung đến từng đơn vị để tuyên truyền, hướng dẫn đăng ký tham gia BHXH cho người lao động, tham mưu UBND huyện, thành phố có văn bản chỉ đạo đến từng đơn vị để thực hiện. Rà soát số doanh nghiệp chưa đăng ký tham gia BHXH, chỉ đạo phòng thu các huyện, thành phố tập trung đến từng đơn vị để tuyên truyền, hướng dẫn đăng ký
37
tham gia BHXH cho người lao động, tham mưu UBND huyện, thành phố có văn bản chỉ đạo đến từng đơn vị để thực hiện.
- Thứ năm, bài học về xử lý nợ đóng bảo hiểm xã hội, liên tục đôn đốc các đơn vị nợ, cử cán bộ xuống các đơn vị nợ để phối hợp làm việc, thu hồi nợ, theo sát các đơn vị nợ để kịp thời cập nhật tình hình nợ.
- Thứ sáu, bài học về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, cử nhân viên đến các cơ sở có nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp vừa tuyên truyền chính sách BHXH, vừa giám sát, phát hiện kịp thời các sai phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp BHXH của các chủ sử dụng lao động và xử lý theo quy định của Nhà nước.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương này, luận văn tập trung làm rõ lý luận cơ bản về BHXH BB: khái niệm, bản chất và vai trò, chức năng, hệ thống các chế độ và quỹ BHXH của BHXH nói chung và BHXH bắt buộc nói riêng; vấn đề thu và quản lý thu BHXH BB; tác động của các chế độ BHXH lên các đối tượng thụ hưởng, và các đối tượng có liên quan trong công tác quản lý thu BHXH BB; nêu lên kinh nghiệm quản lý thu BHXH BB và bài học rút ra cho BHXH tỉnh Vĩnh Phúc. Những vấn đề trên đây là cơ sở khoa học và thực tiễn định hướng cho nội dung nghiên cứu ở các chương tiếp theo của luận văn.