Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 72 - 76)

2.3. Đánh giá công tác quản lý thu BHXH tại tỉnh Vĩnh Phúc

2.3.3. Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, hạn chế

2.3.3.1. Từ phía nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan BHXH

Nhà nước chưa ban hành các văn bản quy định đối với các cơ quan quản lý nhà nước như: Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Lao động thương binh xã hội, ngành Thuế trong việc phải cung cấp thông tin về đơn vị đăng kí kinh doanh, số lao động làm việc, hay mức lương lao động được trả, dẫn tới khó khăn trong công tác nắm đối tượng của cơ quan BHXH, muốn nắm được những thông tin này đòi hỏi cán bộ BHXH phải xuống từng địa bàn quản lý để kiểm tra, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn họ tham gia nhưng việc này đạt hiệu quả chưa cao, tình trạng trốn đóng, chậm đóng, đóng không đủ số lao động thuộc diện phải tham gia vẫn xảy ra.

Công tác kiếm tra thanh tra việc thực hiện chính sách BHXH của cơ quan BHXH cùng các cơ quan quản lý nhà nước tuy đã được thực hiện ngày một nhiều nhưng do thiếu chế tài xử phạt mạnh, các văn bản quy định xử phạt còn chưa rõ ràng, khoa học, bên cạnh đó lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra còn thiếu về số lượng, yếu về nghiệp vụ, dẫn tới hiệu quả của công tác này còn chưa cao, số nợ đọng thu hồi được vẫn còn quá ít so với tổng nợ mà đơn vị phải trả cho cơ quan BHXH. Bên cạnh đó sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý với ngành BHXH còn chưa chặt chẽ, mặc dù có quy định bắt buộc các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động sau khi đăng kí kinh doanh phải đăng ký lao động với cơ quan quản lý lao động, song đa phần các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động không thực hiện quy định này mà

64

cũng không bị xử lý.

- Đối với cơ quan BHXH chỉ có chức năng kiểm tra, không có chức năng thanh tra độc lập theo luật thanh tra 2012 nên kiểm tra không được xử phạt vi phạm hành chính về BHXH, BHYT. Nên cơ quan BHXH không chủ động được trong công tác thanh tra. Muốn thanh tra phải có kế hoạch phối hợp với các cơ quan khác như Thanh tra Nhà nước, thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

- Công tác thông tin tuyên truyền, giải đáp các chế độ BHXH tuy đã được thực hiện nhưng tần suất tuyên truyền thưa, không định kì, việc thực hiện chưa được thường xuyên, liên tục. Nội dung và hình thức tuyên truyền vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có nhiều đổi mới, cải tiến trong các hình thức tuyên truyền, do đó chưa thực sự được sự quan tâm của người lao động.

Trình độ cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH còn chưa đồng đều, một số ít cán bộ còn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra, việc trau dồi chuyên môn nghiệp vụ còn yếu, xử lí công việc nhiều khi dựa vào cảm tính, máy móc, không khoa học, nhiều cán bộ quản lý thu cũng chưa xuống tận địa bàn quản lý để đi sâu, đi sát thực tế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý thu, làm cho việc xử phạt trở nên khó khăn, tình trạng nợ đọng vẫn tiếp diễn.

2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía người sử dụng lao động

Do nhận thức còn hạn chế, thậm chí còn hiểu sai lệch, không thấy được chính việc đảm bảo quyền lợi về BHXH cho người lao động là động lực, chất keo dính giữa doanh nghiệp và người lao động. Các cơ quan quản lý nhà nước chưa thấy hết được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của chính sách BHXH trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước, chưa coi đây là công cụ, biện pháp quản lý của nhà nước đối với khu vực này trong cơ chế thị trường. Tình trạng trốn, nợ BHXH diễn ra nghiêm trọng, chủ yếu là do một số nguyên nhân như: Có những doanh nghiệp không hiểu biết hoặc chưa quan tâm đúng mức đến các quan hệ lao động, trong đó có BHXH, hoặc có doanh nghiệp hiểu nghĩa vụ, trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động, nhưng do nhiều khó khăn, họ không có khả năng tham gia hoặc tham gia BHXH không đầy đủ. Chẳng hạn, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu cho người lao động khiến mức lương đóng BHXH tăng lên khá nhiều, doanh nghiệp không xoay xở kịp. Phần lớn doanh nghiệp chưa thích ứng kịp cơ chế thị trường, tính cạnh tranh các mặt hàng kém (giá thành cao, tiêu thụ sản phẩm chậm), làm ăn kém hiệu quả, thu nhập của người lao động thấp, doanh

65

nghiệp không có khả năng thực hiện nghĩa vụ BHXH. Số doanh nghiệp còn lại, dù đã nắm vững luật nhưng vẫn cố tình vi phạm nhằm giảm chi phí cho công đoạn sản xuất, kinh doanh hoặc chiếm dụng vốn. Nhiều chủ doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, lợi dụng kẽ hở của luật pháp nhằm lách luật để hưởng lợi từ việc không phải mất 18% tổng quỹ lương của đơn vị để đóng BHXH cho người lao động, hay cố tình trây ỳ không đóng BHXH cho người lao động để chiếm dụng vốn.

2.3.3.3. Nguyên nhân từ phía người lao động

- Hầu hết người lao động đều hiểu biết rất rõ về trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXH nhưng do sức ép vì việc làm nên người lao động không dám đấu tranh với chủ sử dụng lao động để đòi hỏi quyền được tham gia BHXH.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương này, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng về Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm: kết quả hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc;

Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Đánh giá các đối tượng điều tra về công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Qua đó rút ra các điểm đã đạt được; những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của vấn đề phần hoàn thiện quản lý thu BHXH BB ở BHXH tỉnh Vĩnh Phúc làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp ở chương tiếp theo. Thực tế cho thấy cơ chế, chính sách, chế tài ban hành chưa được đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế, chậm được triển khai, nên cũng làm ảnh hưởng đến việc đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, hiện tại có nhiều văn bản hướng dẫn chế độ BHXH từ Bộ Luật, Luật đến công văn của nhiều cơ quan, Bộ, ngành ban hành nên rất khó khăn cho cơ quan quản lý, người sử dụng lao động cũng như người lao động hiểu và nắm vững chế độ, cập nhật thông tin để thực hiện đúng quy định. Sự phối kết hợp hoạt động của một số cơ quan quản lý nhà nước về công tác chỉ đạo chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện tại. Chức năng kiểm tra, xử lý của cơ quan BHXH đối với những vi phạm chính sách BHXH của người sử dụng lao động còn bị hạn chế, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, tính pháp lý chưa nghiêm do đó nhiều chủ sử dụng lao động tìm cách tránh né, không thực hiện BHXH cho người lao động dây dưa chậm nộp, nợ đọng với thời gian dài nhưng không bị xử lý.

66

BHXH tỉnh Vĩnh Phúc mới chỉ tập trung vào các nguồn lao động tham gia BHXH khu vực hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư nước ngoài hoặc các đơn vị có nguồn lao động lớn; chưa đầu tư thoả đáng cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH khu vực ngoài quốc doanh, ngoài công lập. Chưa đánh giá, phân tích hết nhữdeng nguyên nhân tồn tại để tìm biện pháp tháo gỡ, còn đổ lỗi tại khách quan. Một số địa phương chưa tập trung điều tra, khảo sát, nắm bắt tình hình và những thông tin cần thiết phục vụ cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Cán bộ làm công tác thu BHXH còn nhiều bất cập, yếu về kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc còn mang dư âm hành chính sự vụ, chưa bám sát cơ sở, bám sát người lao động, việc giải thích, tuyên truyền vận động còn chung chung, hiệu quả thấp. Tác phong làm việc còn nặng thói quen hành chính bao cấp, thiếu biện pháp và phương thức tổ chức thực hiện, nhiều khi chỉ thực hiện theo mệnh lệnh hành chính, xử lý sự vụ, chưa quen với tác phong phục vụ. Chưa kịp thời đúc rút kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn. Việc thỉnh thị ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền và hỗ trợ của các ngành các cấp ở một số địa phương chưa được thường xuyên, cụ thể.

Thiếu sự phối hợp cần thiết với các ban ngành chức năng, chưa tận dụng hết những tiềm năng và khả năng vốn có ở địa phương.

Muốn thực hiện có hiệu quả về việc quản lý mở rộng đối tượng tham gia BHXH, các cơ quan chức năng cần phải điều tra, khảo sát, thống kê, tổng hợp số liệu, nắm chắc tình hình phát triển kinh tế xã hội , tình hình phát triển khu vực từng khu vực trên địa bàn, trên cơ sở đó đề ra chương trình, mục tiêu, biện pháp triển khai thực hiện một cách cụ thể. Trong quá trình triển khai phải thường xuyên cập nhật, bổ sung thông tin, quản lý chặt chẽ.

Tổ chức, tuyên truyền, giáo dục dưới nhiều hình thức như bài viết, ca nhạc, tấu, hài, kịch nói, pa nô, áp phích, tờ rơi hoặc tuyên truyền miệng trực tiếp..., bằng nhiều phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí...trung ương và địa phương), thông qua các tổ chức đoàn thể quần chúng, thi tìm hiểu về chính sách BHXH ... sẽ đem lại hiểu quả nhiều hơn là chỉ kiểm tra, đôn đốc.

67

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)