2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc
BHXH tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1997 theo quyết định số: 1607/BHXH-QĐ-TCCB ngày 16/09/1997 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, trên cơ sở chia tách BHXH tỉnh Vĩnh Phú; từ đó đến nay đã được 21 năm, trong suốt 21 năm qua, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh Ủy, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, BHXH Việt Nam và sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị trong tỉnh; ngành BHXH tỉnh Vĩnh Phúc đã từng bước vươn lên những thách thức, khó khăn, ngay từ buổi ban đầu đó là: nơi ăn, ở, làm việc quá chật hẹp vì thuê nhà của dân; đội ngũ cán bộ vừa thiếu, vừa mới chưa am hiểu hoạt động trong lĩnh vực BHXH, khi mới thành lập chỉ có 10 cán bộ, nhân viên ở cơ quan BHXH tỉnh từ BHXH tỉnh Vĩnh Phú chuyển về. Do vậy, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc phải điều động cán bộ, công chức từ BHXH các huyện, thành, thị đến và tuyển mới các ngành về. Nhưng cán bộ, công chức BHXH Vĩnh Phúc luôn đoàn kết, thống nhất nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, thường xuyên nâng cao nghiệp vụ, củng cố nguồn nhân lực, nên đội ngũ cán bộ, công chức BHXH tỉnh không ngừng lớn mạnh và trưởng thành về nhiều mặt (đến năm 2018 đã có 146 cán bộ, công chức), BHXH tỉnh Vĩnh Phúc luôn cố ngắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của BHXH Việt Nam, Tỉnh ủy, HĐND-UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao cho.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 2.1.2.1. Về chức năng:
Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt tại thành phố Vĩnh Yên, có chức năng giúp Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội), bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm y tế); quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật.
39
Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Vĩnh Phúc
Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc có con dấu, tài khoản riêng, có trụ sở đặt tại Thành phố Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
2.1.2.2 . Về nhiệm vụ:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm trình Tổng Giám đốc phê duyệt và thực hiện.
- Tổ chức xét duyệt hồ sơ, giải quyết các chính sách, chế độ Bảo hiểm xã hội, cấp các loại sổ, thẻ Bảo hiểm xã hội.
- Tổ chức thực hiện thu các khoản đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện.
- Tổ chức quản lý yà phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội.
- Tổ chức ký hợp đồng với cơ sở khám chữa bệnh (KCB) đủ điều kiện để phục vụ người có sổ, thẻ Bảo hiểm xã hội theo quy định.
- Tổ chức thực hiện công tác giám định chi KCB tại các cơ sở KCB, đảm bảo quyền lợi KCB của người có sổ, thẻ Bảo hiểm xã hội, chống lạm dụng quỹ KCB và hướng dẫn nghiệp vụ giám định đối với Bảo hiểm xã hội huyện, TP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Tổ chức thực hiện chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội cho đối tượng đúng quy định.
- Thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí; chế độ kế toán, thống kê theo các quy định của Nhà nước, của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và hướng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện, TP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện.
- Kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu, chi Bảo hiểm xã hội đổi với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Kiến nghị với cơ quan pháp luật, cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ sở KCB để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về các chế độ Bảo hiểm xã hội.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân theo thẩm quyền.
- Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội trên địa bàn.
- Tổ chức ứng dụng khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
40
- Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Thực hiện chế độ báo cáo với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và UBND tỉnh Vĩnh Phúc theo quy định.
2.1.3. Hệ thống tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Vĩnh Phúc
BHXH tỉnh Vĩnh Phúc được hình thành theo hai cấp quản lý (BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thành, thị) tại văn phòng BHXH tỉnh bao gồm 11 phòng chức năng với 146 biên chế cán bộ công chức và 09 đơn vị BHXH các huyện thành, thị trực thuộc BHXH tỉnh Vĩnh Phúc.
41
Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu bộ máy và cán bộ của Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
BAN GIÁM ĐỐC BHXH Vĩnh Phúc (3 người)
Phòng quản lý
thu
Phòng chế độ BHXH
Phòng Giám định BHYT
Phòng tiếp nhận
và quản lý hồ sơ
Phòng tổ chức hành chính Phòng
kế hoạch tài chính
Phòng cấp sổ thẻ
Phòng công nghệ thông tin
Phòng kiểm tra
Phòng tổ chức cán
bộ
Phòng khai thác
và thu nợ 11 Phòng nghiệp vụ
9 huyện thành phố
BHXH huyện Bình
Xuyên
BHXH thị xã Phúc
Yên
BHXH huyện Yên
Lạc
BHXH huyện Lập
Thạch
BHXH huyện Vĩnh
Tường
BHXH huyện Tam
Dương BHXH
thành phố Vĩnh Yên
BHXH huyện Sông
Lô
BHXH huyện Tam
Đảo
42
BHXH tỉnh hiện có 146 cán bộ, công chức, viên chức hầu hết đều có trình độ Đại học, Thạc sĩ. Với phần đông cán bộ, công chức, viên chức đã được đào tạo cơ bản và chuyên sâu về chuyên ngành BHXH, Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện phương châm vừa làm, vừa bồi dưỡng nâng cao trình độ, đồng thời chú trọng đến việc nâng cao tinh thần, ý thức phục vụ đối tượng theo hướng cải cách hành chính trên tất cả các mặt hoạt động của ngành bảo đảm chủ động, sáng tạo và thực hiện hiệu quả công việc được giao. Trụ sở làm việc của các đơn vị trong ngành dần dần được cải tạo mở rộng theo nhịp độ phát triển, các phương tiện làm việc đang dần được trang bị, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng trong tình hình mới.
Riêng tại trụ sở BHXH tỉnh Vĩnh Phúc đã có 18 cán bộ phòng quản lý thu, 8 cán bộ phòng quản lý thu nợ, 4 phó trưởng phòng, 1 phó giám đốc quản lý thu. Như vậy tỉnh Vĩnh Phúc đã rất coi trọng công tác khai thác nguồn thu, đã bố trí nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn cao và số lượng cán bộ cũng nhiều hơn so với các phòng nghiệp vụ khác.