Nâng cao năng lực hoạt động của BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 81 - 85)

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ THU BHXH TẠI TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng phát triển hoạt động BHXH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030

3.2.2. Nâng cao năng lực hoạt động của BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc làm việc vẫn mang tính thụ động, một số cán bộ vẫn chưa năng động, sáng tạo trong xử lý nghiệp vụ. Cán bộ thu chỉ biết thực hiện tính toán số tiền nộp tiền BHXH dựa trên bảng lương tăng, giảm lao động của đơn vị chuyển đến hàng tháng chứ không chủ động kiểm soát được đơn vị có trốn tránh tiền BHXH hay không. Việc trốn tránh tiền nộp BHXH là kết quả kiểm tra liên ngành mới phát hiện được, BHXH chỉ có chức năng kiểm tra đơn vị về số lao động, quỹ lương, chế độ chính sách... trong khi các doanh nghiệp hàng tháng lại có nhiều biến động rất nhiều về số lao động đặc biệt là những doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, những doanh nghiệp này chủ yếu là tuyển lao động có trình độ hết lớp 12 thậm chí có doanh nghiệp còn tuyển lao động từ đủ 18 tuổi và chỉ cần học hết lớp 9. Trình độ của những lao động này đã thấp, tiền lương chủ sử dụng lao động trả cũng thấp nên họ chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt chứ không nghĩ đến cái lợi lâu dài nên mặc cho chủ sử dụng lao động chiếm dụng tiền BHXH. Đến khi họ xảy ra các rủi ro như: ốm đau, tai nạn lao động... thì công ty lại trích một số tiền ít ỏi để thăm hỏi và gọi đó là tiền chế độ.

Theo quy định thì kể từ khi người lao động vào làm việc thì sau 30 ngày chủ sử dụng lao động phải làm xong các thủ tục về BHXH như: Sổ BHXH, thẻ BHXH nhưng trên thực tế có những đơn vị với rất nhiều lý do (bận việc, đơn vị nhiều lao động, công việc quá tải, không phải là cán bộ chuyên trách mà chủ yếu là kiêm nhiệm, rồi thủ tục làm BHXH rườm rà, chưa kịp hoàn thiện thủ tục BHXH thì người lao động đã nghỉ việc...) nên rất nhiều những lao động làm việc tại công ty trong thời gian dài mà khi thôi việc mới nhận ra làm mình không được đóng tiền BHXH. Lúc này lại chỉ biết đến cơ quan BHXH để phản ánh nhưng trên thực tế về mặt quản lý cơ quan BHXH chỉ có quyền tham mưu và có trách nhiệm thu tiền BHXH đầy đủ thôi, còn quyền lợi lao động được đóng tiền BHXH lại chịu sự quản lý của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh. Có rất nhiều người lao động đến phản ánh với cơ quan BHXH vì việc trốn tránh tiền nộp BHXH của chủ sử dụng lao động đối với họ nhưng cán bộ thu BHXH chỉ biết hướng dẫn họ sang Sở Lao động Thương binh và Xã hội cơ quan quản lý trực tiếp người lao động. Đây là điểm bất cập làm cho cán bộ thu tại

73

BHXH Tỉnh càng cảm thấy mình hoàn toàn mang tính thụ động, cán bộ thu chỉ đi đôn đốc thu dựa trên khai báo tự giác của đơn vị đối với cơ quan BHXH mà thôi.

Vì vậy, để cán bộ, công chức viên chức làm công tác thu BHXH nhận thức được tầm quan trọng, vai trò của mình thì BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc và các Sở, Ban, Ngành trong Tỉnh Vĩnh Phúc cần phải làm những công việc sau:

Trước tiên BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc phải nâng cao trình độ nghiệp vụ và tác phong làm việc tích cực, hiệu suất cao của các cán bộ chuyên môn. Khả năng làm việc và hiệu quả lao động của đội ngũ cán bộ trong ngành và của những người cộng tác với cơ quan BHXH có ảnh hưởng quyết định đến việc quản lý các đối tượng tham gia BHXH.

Vì vậy cần phải chú ý công tác đào tạo lại cho phù hợp. Trong đào tạo cần xác định hình thức và nội dung đào tạo sát thực, nên tập trung vào nghiệp vụ BHXH, kỹ năng, năng lực quản lý.

Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng của NNL - Nâng cao kiến thức là yếu tố cốt lõi để phát triển người lao động bằng nhiều hình thức, trong đó chủ yếu là thông qua hoạt động giáo dục và đào tạo, là nền tảng để người lao động phát triển kỹ năng và nhận thức trong quá trình lao động sáng tạo và hiệu quả. Tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của NNL: - Số lượng người lao động theo các trình độ đào tạo: trên đại học, đại học, cao đẳng, 94 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ trung cấp … Tỷ lệ của từng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp …) trong tổng số. - Số lượng nhân lực được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ ở các trình độ hàng năm. - Đào tạo được đội ngũ nhân lực có phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng làm chủ khoa học và công nghệ hiện đại, có thể lực tốt, có tinh thần, ý thức trách nhiệm cao,. - Đào tạo nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng, đồng bộ trong tất cả các khâu từ tuyển dụng đến bố trí, sử dụng, đào tạo đến luân chuyển. - Xây dựng và thực hiện Quy chế tuyển dụng cán bộ công bằng,công khai, khách quan. - Xây dựng bản đồ học tập chung và bản đồ học tập về chuyên môn nghiệp vụ, giúp xác định lộ trình đào tạo, nâng cao trình độ cho nhân viên, cán bộ và cán bộ quản lý các cấp. - Ngoài ra, còn phải coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm của cán bộ làm công tác thu BHXH. Cụ thể, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho cán bộ, lãnh đạo, quản lý các cấp, cho các chức danh công chức, viên chức; cập nhật nội dung các văn kiện, nghị quyết, chủ trương, đường lối của

74

Đảng, cập nhật nâng cao trình độ lý luận chính trị theo quy định. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn chức danh công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành theo vị trí việc làm, phương pháp quản lý chuyên ngành, kiến thức, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao; cập nhật kiến thức pháp luật, văn hóa công sở, nâng cao ý thức đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, khuyến khích tự học và cử đi học trình độ sau Đại học cho công chức, viên chức phù hợp với chuyên môn, vị trí việc làm, đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao Ngành BHXH, đáp ứng mục tiêu của công tác quy hoạch, phù hợp tiến trình hiện đại hóa Ngành BHXH và hội nhập quốc tế. Kế hoạch đặt mục tiêu cụ thể đối với công chức, tập trung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ; bảo đảm hằng năm ít nhất 80% công chức được cập nhật kiến thức pháp luật, được bồi dưỡng về đạo đức công vụ, 70% được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ. Còn viên chức, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế, bảo đảm ít nhất 60% viên chức được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; ít nhất 70%

viên chức giữ chức vụ quản lý được bồi dưỡng năng lực, kỹ năng quản lý trước khi bổ nhiệm; hằng năm, ít nhất 60% viên chức, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế được bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp; cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành.

Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực Những hoạt động để nâng cao nhận thức của NNL ngành BHXH, cụ thể như: Tiến hành đào tạo, sử dụng các chính sách kích thích tính tự giác, tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc… của người lao động. Bên cạnh đó, bản thân người lao động cũng cần phải luôn không ngừng rèn luyện và học hỏi để nâng cao nhận thức. a. Về công tác thu nhập gồm: Tiền lương cơ bản + Thưởng + Phụ cấp + Phúc lợi b. Về các yếu tố tinh thần có nhiều chế độ khen, tuyên dương kịp thời. Bên cạnh đó, BHXH nên tổ chức các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao nhằm tạo ra sân chơi lành mạnh, gắn kết CBVC. c. Về điều kiện làm việc Có thể thấy một tác nhân có ảnh hưởng quan trọng đến tinh thần làm việc của các CBVC là các cán bộ quản lý, bên cạnh đó mối quan hệ với đồng nghiệp cũng có sự ảnh hưởng đáng kể. Nhận thức được tầm quan trọng đó, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc nên cố

75

gắng tạo ra một môi trường làm việc thỏa mái, tạo sự gần giữa các cấp lãnh đạo với nhân viên. d. Về khả năng thăng tiến, học hỏi: BHXH tạo điều kiện cho người lao động được học hỏi kinh nghiệm, chuyên môn từ đồng nghiệp, từ những nhà quản lý có tài năng và kinh nghiệm lâu năm. Bên cạnh đó, tạo ra những cơ hội học hỏi đối với cán bộ công nhân viên trong đơn vị như được cử đi đào tạo sau đại học, tiếp thu KHCN tiên tiến, tập huấn các phần mềm quản lý của ngành, được cử đi học các lớp nâng cao CMNV, các lớp nâng cao lý luận chính trị, quản lý nhà nước,…

Cần bổ sung, kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý, cán bộ từ tỉnh đến thành phố, huyện, thị. Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chuyên làm công tác thu, chi nói riêng vừa hồng vừa chuyên, có phẩm chất chính trị tốt (có tâm, có tầm, có tình, có tín); vững về lập trường tư tưởng, yên tâm công tác, yêu nghành, yêu nghề;

giỏi về chuyên môn nghiệp vụ; nắm chắc chính sách chế độ của Đảng và Nhà nước ( nói đúng, viết đúng, lãnh đạo đúng); có ý thức trách nhiệm trong công việc, có năng lực chỉ đạo điều hành,có ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động, khả năng giao tiếp, am hiểu về công nghệ thông tin. Bố trí những cán bộ, công chức có đủ năng lực, trình độ, phong cách và thái độ phục vụ tốt vào các bộ phận tiếp nhận, giải quyết các công việc, đặc biệt là trực tíêp làm việc với đối tượng hưởng chế độ BHXH. Mọi khúc mắc của đối tượng phải được giải thích rõ ràng, thấu tình, đạt lý, tránh tình trạng tùy tiện, đại khái qua loa.

Tăng cường đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức về các mặt ở trong và ngoài nước; đồng thời khuyến khích phong trào tự học bằng nhiều hình thức để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý Nhà nước, tin học, ngoại ngữ, về công tác xã hội trong đó hướng trọng tâm vào các kiến thức chuyên ngành BHXH , quản lý ngành theo cơ chế mới và các kỹ năng hành chính, nghiệp vụ khác.

Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định cơ cấu chức danh cho từng cấp, từng đơn vị và hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ đầy đủ riêng cho công chức của ngành làm căn cứ để tuyển dụng, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của ngành.

Tiếp tục xây dựng và thực hiện chính sách phù hợp để thường xuyên thay thế, đưa ra khỏi ngành số cán bộ, công chức không đủ năng lực, trình độ bất cập với yêu cầu nhiệm vụ, những người vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thoái hóa,

76

biến chất, kém ý thức tổ chức kỷ luật để tạo điều kiện đổi mới, trẻ hóa, tuyển chọn được những người có đức có tài...

Cùng với nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên ngành BHXH là tăng cường trang thiết bị hiện đại trong các hoạt động. BHXH là một ngành mới ra đời lại đang được sự giúp đỡ quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ nhiều mặt của các tổ chức và quốc gia trên thế giới...cho nên ngành BHXH nên tận dụng lợi thế này để phát triển, hiện đại hoá các hoạt động BHXH, trong đó áp dụng công nghệ tin học vào quản lý bảo hiểm xã hội. Giúp đẩy công tác quản lý lên một bước, không chỉ đảm bảo trên phương diện thống kê, lưu trữ mà nó còn phục vụ cho việc tác nghiệp xử lý công việc và thông tin nhanh chóng, chính xác, giảm bớt những thao tác không cần thiết, tạo thời gian cho cán bộ chuyên tâm nghiên cứu nghiệp vụ.

Việc quản ký, lưu trữ, xử lý nghiệp vụ trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, là cơ sở để giải quyết mọi chính sách, chế độ cho người lao động khi người lao động có đủ điều kiện và yêu cầu được hưởng chế độ BHXH theo Luật định.

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh vĩnh phúc (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)