Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1.2. Khái quát chung về giải quyết việc làm cho người khuyết tật
1.2.3. Khái niệm và ý nghĩa của việc giải quyết việc làm cho người khuyết tật17 Kết luận Chương 1
1.2.3.1. Giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật
Có thể định nghĩa khái niệm giải quyết việc làm cho người khuyết tật như sau: “Giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật là quá trình tạo ra điều kiện và môi trường đảm bảo cho người lao động khuyết tật trong độ tuổi lao động, đang có nhu cầu làm việc có cơ hội việc làm”.
Nói cách khác, giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế, xã hội cần thiết khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động của người lao động khuyết tật.
Người khuyết tật nói chung và người lao động khuyết tật nói riêng luôn có những đặc điểm về sinh lý, sức khỏe, tâm lý và yếu tố xã hội hạn chế hơn so với những người không khuyết tật.
Chính vì vậy, để giải quyết tốt việc làm cho người khuyết tật đòi hỏi sự kết hợp của tất cả các yếu tố: vốn, công nghệ, bản thân người lao động khuyết tật, hệ thống thông tin thị trường lao động… và đặc biệt là không thể thiếu các chính sách, quy định của pháp luật. Chính sách pháp luật là điều kiện thuận lợi cho các mục tiêu hỗ trợ về mặt vật chất hoặc tài chính cho người lao động khuyết tật. Người sử dụng lao động là người góp phần giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật được hiệu quả.
1.2.3.2. Ý nghĩa của việc giải quyết việc làm đối với người lao động khuyết tật
Thứ nhất, giải quyết việc làm không chỉ giúp người khuyết tật có thu nhập, ổn định đời sống mà quan trọng hơn là giúp người khuyết tật được hòa nhập với cộng đồng và tự tin trong cuộc sống.
18
Thực tế đã có rất nhiều người, dù bản thân khuyết tật nhưng vẫn ý thức được vai trò, vị trí của mình trong xã hội. Người khuyết tật biết tự vươn lên trong cuộc sống, học tập và lao động như những người không khuyết tật khác.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người khuyết tật khác, luôn tự ti, mặc cảm với khiếm khuyết của mình, sống khép kín trong gia đình, ngại tiếp xúc xã hội, ngại giao tiếp… trông chờ sự trợ giúp của Nhà nước, xã hội. Nếu được làm việc, những người khuyết tật này sẽ có cơ hội thể hiện năng lực của bản thân mình. Họ sẽ ngày càng tự tin hơn để hòa nhập với cuộc sống, môi trường xung quanh và xã hội. Mặt khác, họ có thu nhập để nuôi sông bản thân không cần phải sống dựa vào người khác, thậm chí hộ còn hỗ trợ gia đình, đóng góp cho xã hội. Cách nhìn về người lao động cũng sẽ thay đổi, họ trở thành một chủ thể của xã hội, cũng có quyền được làm việc, được đóng góp, cống hiến sức lao động của mình cho xã hội như bao người bình thường khác.
Thứ hai, giải quyết việc làm là điều kiện tốt để người khuyết tật hoàn thiện và thay đổi bản thân.
Môi trường làm việc thường là môi trường tập thể. Khi làm việc, người lao động khuyết tật có cơ hội tiếp xúc với những người lao động khác, nhận thức của người khuyết tật về bản thân cũng sẽ có những thay đổi, người khuyết tật sẽ thấy mình có ích cho gia đình, xã hội để sống tự tin hơn, tự xóa bỏ những mặc cảm.
Thứ ba, giải quyết việc làm cho người khuyết tật góp phần phát huy nguồn nhân lực cho xã hội.
Người khuyết tật là một bộ phận cấu thành của xã hội không thể tách rời. Vì vậy, người khuyết tật cũng có trách nhiệm trong việc tham gia vào các hoạt động của cộng đồng và đóng góp công sức của mình đối với quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và có quyền được hưởng đầy đủ những thành quả phát triển của xã hội.
Nếu vấn đề việc làm cho người khuyết tật được giải quyết tốt thì một bộ phận người khuyết tật sẽ trở thành lực lượng lao động trong các ngành nghề, lĩnh vực, góp phần phát huy nguồn nhân lực rất lớn cho xã hội.
Người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt, học tập, lao động và cản trở sự tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội. Nếu
19
được tạo điều kiện cần thiết, xây dựng được môi trường làm việc phù hợp và tự mình vươn lên thì người khuyết tật có thể sống, hoạt động và đóng góp cho xã hội theo sức khỏe và năng lực như những người không khuyết tật khác.
Người khuyết tật sẽ cùng với những người không khuyết tật phát huy khả năng, nguồn nhân lực của chính mình cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Thực tế cho thấy, người khuyết tật cũng đã có những đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế của đất nước.
1.3. Pháp luật về giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật Nếu như định nghĩa khái niệm về người khuyết tật được dựa trên nền tảng là quyền con người thì định nghĩa pháp luật về giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật được dựa trên nền tảng là quyền lao động và việc làm.
Công ước Quốc tế về quyền của Người khuyết tật năm 2006 ghi nhận các quyền cơ bản của người khuyết tật gồm: Quyền được sống; quyền được thừa nhận bình đẳng; quyền được tự do và an toàn cá nhân; quyền được tôn trọng cuộc sống riêng tư; quyền được sống độc lập và hòa nhập cộng đồng;
quyền được tôn trọng gia đình và tổ ấm; quyền được tự do đi lại, tự do cư trú và tự do quốc tịch; quyền tự do biểu đạt; chính kiến và tiếp cận thông tin;
quyền được bảo vệ không bị tra tấn, bị đối xử, áp dụng các hình phạt tàn nhẫn; quyền không bị bóc lột, bạo hành và lạm dụng; quyền được tham gia đời sống chính trị và cộng đồng; quyền được tham gia vào các hoạt động văn hóa, nghỉ ngơi, giải trí và thể thao; quyền được hưởng các dịch vụ y tế; quyền được hỗ trợ chức năng và phục hồi chức năng; quyền có mức sống thích đáng và bảo trợ xã hội đầy đủ; quyền được tiếp cận giáo dục; quyền có cơ hội công việc và việc làm.
Trong những quyền này, pháp luật về giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật cần được xây dựng nhằm đảm bảo những quyền cơ bản sau:
Quyền được thừa nhận bình đẳng; quyền được tự do và an toàn cá nhân;
quyền không bị bóc lột, bạo hành và lạm dụng; quyền được hỗ trợ chức năng và phục hồi chức năng; quyền được tiếp cận giáo dục; đặc biệt là quyền có cơ hội công việc và việc làm.
Quyền lao động và việc làm là một trong những quyền kinh tế, xã hội và văn hóa quan trọng đối với người khuyết tật. Khi đảm bảo được quyền lao
20
động và việc làm cho người khuyết tật sẽ tạo cho người khuyết tật tâm lý tự tin vào cuộc sống, vươn lên để khẳng định mình, hạn chế sự phân biệt đối xử của xã hội, có thu nhập trang trải cuộc sống, vươn lên để khẳng định mình, hạn chế sự phân biệt đối xử của xã hội, có thu nhập trang trải cuộc sống, tạo cơ sở vật chất cho việc tiếp cận và hưởng thụ các quyền khác.
Pháp luật về giải quyết việc làm cho người khuyết tật với mục tiêu là để chống lại sự kỳ thị và từ chối cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm. Trên thế giới, ngày càng có nhiều quốc gia quy định về chống phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật, đặc biệt trong lĩnh vực việc làm14.
Theo quan điểm của tác giả, có thể định nghĩa: Pháp luật về giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật là những quy định pháp lý được xây dựng nhằm loại bỏ bất công mà người khuyết tật đang phải gánh chịu, xóa bỏ cơ chế khiến người khuyết tật bị tách biệt ra ngoài xã hội, đồng thời tăng cường cơ hội việc làm bình đẳng cho họ trong thị trường lao động trên cơ sở quyền có cơ hội công việc và việc làm.
Có thể khái quát pháp luật về giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật bao gồm các quy định về khuyến khích cơ hội công việc và việc làm; bình đẳng về việc làm cho người khuyết tật và những biện pháp được áp dụng để thực hiện các quy định pháp luật đó (Ví dụ: Chiến dịch truyền thông về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật, người sử dụng lao động, các bên liên quan khác trong quy định của luật pháp; quy định, chính sách đã được ban hành cũng như dịch vụ hỗ trợ về việc làm và cách thức giúp người sử dụng lao động và người khuyết tật tìm kiếm việc làm…). Trên cơ sở các quy định của Công ước Quốc tế về quyền của Người khuyết tật, pháp luật giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật Việt Nam quy định hai hình thức giải quyết việc làm cho người khuyết tật là: Tự tạo việc làm và tham gia vào quan hệ lao động để có việc làm (Bao gồm: Tuyển dụng vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp…).
14 Chương 15 của Hiến chương về quyền và tự do của Canada năm 1982 đã nêu:
“Mọi người dân dều có quyền bình đẳng trước pháp luật trong các điều kiện của luật và có quyền được bảo vệ bình đẳng cũng như được hưởng lợi bình đẳng từ luật pháp mà không bị phân biệt, đối xử do các nguyên nhân về chủng tộc, nguồn gốc xuất xử, màu da, tôn giáo, giới tính, độ tuổi hoặc tình trạng khuyết tật về tinh thần hay thể chất”.
21
Kết luận Chương 1
Mặc dù còn tồn tại nhiều quan điểm liên quan đến khái niệm người khuyết tật và việc làm cho người khuyết tật nhưng hiện nay có thể thấy rằng, người khuyết tật được công nhận là công dân có đầy đủ quyền bình đẳng, trong đó quyền việc làm là quyền cơ bản cần được tôn trọng và bảo vệ. Việc đảm bảo quyền việc làm cho người khuyết tật không chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân người khuyết tật mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội của quốc gia. Ngoài ra, văn bản pháp luật của Việt Nam và quốc tế đều ghi nhận quyền việc làm của người khuyết tật và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc đảm bảo quyền này được thực hiện đầy đủ và hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình quy định và thực thi các văn bản liên quan đến quyền việc làm của người khuyết tật, tại Việt Nam, một số hạn chế vẫn còn tồn tại.