Trách nhiệm của các chủ thể đối với việc làm của người khuyết tật

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết việc làm cho người khuyết tật qua thực tiễn tại tỉnh điện biên (Trang 30 - 33)

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.1. Quy định pháp luật việc làm đối với người khuyết tật

2.1.1. Trách nhiệm của các chủ thể đối với việc làm của người khuyết tật

Quan hệ pháp luật việc làm nói riêng, các quan hệ pháp luật khác nói chung đều chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển giữa các chủ thể theo quy định của pháp luật. Vì thế, khi quy định về việc làm của người khuyết tật, Chính phủ đã xác định các chủ thể chủ yếu tham gia vào quan hệ này, cụ thể gồm Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và bản thân người khuyết tật. Đây là những chủ thể chính tham gia vào quan hệ việc làm với vị trí, vai trò và tầm ảnh hưởng khác nhau và đều được quy định trong Luật Người khuyết tật năm 2010 cũng như các văn bản pháp luật liên quan.

* Nhà nước

Điều 33 Luật Người khuyết tật năm 2010 quy định cụ thể về vai trò trách nhiệm của Nhà nước và tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong việc đảm bảo việc làm cho người khuyết tật.

Nhà nước có trách nhiệm rất lớn trong lĩnh vực việc làm đối với người khuyết tật bởi nhà nước là cơ quan quyền lực cao nhất, có công cụ là pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội.

- Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác (Khoản 1 Điều 32 Luật Người khuyết tật năm 2010).

- Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật (Khoản 1 Điều 33 Luật Người khuyết tật năm 2010).

- Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của lao động là người khuyết tật, có chính sách khuyến khích và ưu đãi người sử dụng lao

23

động tạo việc làm và nhận lao động là người khuyết tật vào làm việc (Điều 176 Bộ luật Lao động năm 2012).

- Nhà nước thành lập và quản lý Quỹ việc làm. Quỹ này được cấp hỗ trợ đối với các đối tượng sau: Cơ sở dạy nghề, sản xuất kinh doanh dành riêng cho người khuyết tật để xây dựng, sửa chữa nhà xưởng, mua máy móc, thiết bị kỹ thuật duy trì dạy nghề và phát triển sản xuất theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quỹ được cho vay với lãi suất ưu đãi (theo mức lãi suất cho vay đối với người khuyết tật của Ngân hàng chính sách xã hội) đối với các đối tượng sau: Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người khuyết tật; cá nhân và nhóm lao động là người khuyết tật; cơ sở dạy nghề nhận người khuyết tật vào học nghề và doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế nhận người khuyết tật vào làm việc với tỷ lệ lao động là người tàn tật cao hơn tỷ lệ quy định tại Văn bản hợp nhất số 763/VBHN- BLĐTBXH ngày 28/02/2019 của Bộ Lao động thương binh và xã hội hợp nhất Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

Có thể thấy, Luật Người khuyết tật năm 2010 đã đề cập khá đầy đủ các chủ thể có vai trò tham gia vào quan hệ này. Đặc biệt, Luật Người khuyết tật năm 2010 đã quy định vai trò của Nhà nước dưới góc độ là chủ thể tạo điều kiện nhiều hơn là đứng ra bảo đảm việc người khuyết tật có việc làm.

* Người sử dụng lao động

Sau khi Luật Người khuyết tật năm 2010 và Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực, người sử dụng lao động không còn trách nhiệm bắt buộc phải nhận người khuyết tật vào làm việc. Khoản 1 Điều 35 Luật Người khuyết tật năm 2010 quy định: “Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Điều 34 của Luật này”. So với quy định trong Luật Người khuyết tật năm 2010, Bộ luật Lao động năm 2012 đã dành riêng Mục 4 Chương XI quy định về lao động là người khuyết tật. Tuy nhiên, luật này cũng không quy định người sử dụng lao động có nghĩa vụ tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc.

Khoản 1 Điều 176 Bộ luật Lao động năm 2012 lại quy định rằng Nhà nước

Khuyến khích và ưu đãi người sử dụng lao động tạo việc làm và nhận lao

24

động là người khuyết tật vào làm việc…”. Xét trên phương diện hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, Bộ luật Lao động năm 2012 ra đời sau năm Luật Người khuyết tật nên cần đảm bảo tinh thần của văn bản chuyên ngành trước đó về người khuyết tật.

Có thể thấy pháp luật Việt Nam chỉ quy định khuyến khích người sử dụng lao động tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc. Người sử dụng lao động không bắt buộc tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc và không cần thực hiện việc góp một số tiền vào quỹ việc làm để góp phần giải quyết việc làm cho người khuyết tật không có cơ hội làm việc tại doanh nghiệp.

Trong khi đó, theo quy định của Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998 người sử dụng lao động có trách nhiệm tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc, cụ thể: “Việc nhận người tàn tật vào làm việc tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu được thực hiện theo quy định của pháp luật lao động”.

Theo đó, tại Khoản 3 Điều 125 Bộ luật Lao động năm 1994 quy định:

Chính phủ quy định tỷ lệ lao động là người tàn tật đối với một số nghề và công việc mà doanh nghiệp phải nhận; nếu không nhận thì doanh nghiệp phải góp một khoản tiền theo quy định của Chính phủ vào quỹ việc làm để góp phần giải quyết việc làm cho người tàn tật…”. Việc bãi bỏ quy định này trong Luật Người khuyết tật năm 2010 đã dẫn tới thực tế khi thi hành Luật Người khuyết tật, vấn đề cải thiện, tăng cường cơ hội việc làm cho người khuyết tật ở Việt Nam không những không tiến triển tốt hơn mà còn có xu hướng đi xuống. Quỹ việc làm cho người khuyết tật cũng bị giảm nguồn bổ sung.

* Người khuyết tật

Luật Người khuyết tật năm 2010 dành riêng Chương V gồm 4 Điều để quy định vấn đề dạy nghề và việc làm cho người khuyết tật. Trong các điều khoản này đều chủ yếu đề cấp tới nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước, người sử dụng lao động và toàn xã hội trong việc đảm bảo người khuyết tật có việc làm tại Khoản 4 Điều 33: “Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là người khuyết tật”.

25

Tuy nhiên, Luật Người khuyết tật năm 2010 chưa quy định cụ thể về nghĩa vụ của người khuyết tật khi tham gia vào quan hệ lao động việc làm.

Luật hiện hành chỉ dừng lại ở việc ghi nhận quyền năng của người khuyết tật:

Người khuyết tật học nghề, giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật” (Khoản 4 Điều 32 Luật Người khuyết tật năm 2010).

Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động năm 2012 tuy có đề cập tới nghĩa vụ của người lao động nói chung song chưa thực sự đầy đủ. Tại Mục 4 Chương XI của Bộ luật này có 03 điều quy định riêng về lao động là người khuyết tật song lại dừng lại ở việc đề cập tới trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với lao động là người khuyết tật mà không đề cập tới nghĩa vụ của người khuyết tật. Trong khi đó, để người khuyết tật có thể hòa nhập bình đẳng, độc lập vào các hoạt động xã hội, người khuyết tật cần hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình và của các chủ thể khác. Bản thân người khuyết tật cần tôn trọng các quy định, nguyên tắc tại nơi làm việc.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết việc làm cho người khuyết tật qua thực tiễn tại tỉnh điện biên (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)