Việc làm cho người khuyết tật tại tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết việc làm cho người khuyết tật qua thực tiễn tại tỉnh điện biên (Trang 53 - 60)

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.2. Thực hiện quy định pháp luật về việc làm cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Điện Biên

2.2.2. Việc làm cho người khuyết tật tại tỉnh Điện Biên

Trong số 6.731 người khuyết tật tham gia nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Điện Biên, chiếm tỷ lệ cao nhất là người khuyết tật vận động với 51,81%. So với các dạng khuyết tật còn lại, người khuyết tật vận động có nhiều cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội nhiều hơn dù việc di chuyển đôi lúc khó khăn hơn. Bởi lẽ, để tham gia vào các hoạt động xã hội cần điều kiện đầu tiên là khả năng giao tiếp và làm chủ hành vi.

Một số dạng khuyết tật khác đã ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng giao tiếp của người khuyết tật nên việc người khuyết tật có thể tham gia các hoạt động này là rất thấp.

Do đó, người khuyết tật ở các dạng khác chiếm tỷ lệ lần lượt như sau:

Khuyết tật nghe, nói 18,56%, khuyết tật nhìn 15,7%, khuyết tật thần kinh là 13,93%. Tỷ lệ nam khuyết tật cao hơn nữ giới (Trong đó: Nam 3.887 người, chiếm 57%; nữ 2.844 người, chiếm 42%). Tỷ lệ người khuyết tật sống ở thành thị tham gia vào nghiên cứu chiếm 14,4%, sống ở khu vực nông thôn là 17,8%. Điều này phần nào cho thấy, sự tham của người khuyết tật vào các hoạt động xã hội ít nhiều chịu sự chi phối của điều kiện nơi ở. Trình độ học vấn của người khuyết tật cao nhất là bậc tiểu học với 38,7%; xếp thứ hai là

46

bậc Trung học cơ sở với 9,6%; bậc Trung học phổ thông chiếm 8,2%. Trung cấp nghề, cao đẳng chỉ chiếm 6,5%; riêng người khuyết tật chưa đi học chiếm tỷ lệ cao với 37%, hầu hết người khuyết tật chưa qua dạy nghề (97,64%)29. Có thể thấy, trình độ học vấn của người khuyết tật đa phần còn thấp. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tìm công việc với người khuyết tật.

Dưới đây là tình hình việc làm của người khuyết tật tham gia khảo sát ở tỉnh Điện Biên.

Thứ nhất, tỷ lệ người khuyết tật có việc làm, chưa có việc làm và đã nghỉ việc

Tính đến hết năm 2019 tại tỉnh Điện Biên, có khoảng 58% người khuyết tật tham gia làm việc (trong đó 25 - 35% số người khuyết tật có việc làm và thu nhập cho bản thân và gia đình), 30% chưa có việc làm; 12% người khuyết tật đã nghỉ việc.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ người khuyết tật có việc làm

Qua số liệu phân tích có thể thấy con số này phần nào phản ánh thực trạng người khuyết tật có việc làm còn thấp. Thực trạng người khuyết tật thất nghiệp và người khuyết tật không có việc làm vẫn chiếm tỷ lệ gần 50%.

Tình trạng người khuyết tật có việc làm còn thấp có liên quan tới chính sách việc làm của địa phương cũng như điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên và bản thân người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

29 Báo cáo số 275/BC-UBND ngày 19/9/2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc Báo cáo kết quả thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

30% 58%

12% Người khuyết tật đang có

việc làm

Người khuyết tật chưa có việc làm

Người khuyết tật từng có việc làm

47

Thứ hai, công việc mà người khuyết tật thường làm

Biểu đồ 2.2: Công việc người khuyết tật thường làm

Người khuyết tật tự làm công việc giản đơn tại nhà chiếm tỷ lệ 32,5%, bán vé số, bán đồ dạo là nghề chiếm tỷ lệ người khuyết tật cao thứ hai với 25%, nghề buôn bán nhỏ, lẻ chiếm 17,5%, nông dân chiếm 16%, công chức viên chức là 3,4% và người khuyết tật làm các công việc khác chiếm 5,6%.

Đây là những công việc người khuyết tật tham gia nghiên cứu ở tỉnh Điện Biên thường làm. Công việc người khuyết tật thường làm chủ yếu là công việc tự do và tự phát. Có thể thấy việc người khuyết tật có thể tham gia vào quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động với người lao động còn rất nhiều khó khăn. Khi làm việc trong môi trường này, người khuyết tật cần bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người lao động. Cùng với đó, người khuyết tật được nhận tiền công và các khoản hỗ trợ khác như bảo hiểm xã hội, cơ hội nâng cao năng lực… Vì vậy, yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động cũng cao hơn. Chính bởi khó khăn này, người khuyết tật ở Điện Biên chủ yếu làm các công việc đơn giản, không yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật quá cao hay phải có văn bằng, chứng chỉ. Đa phần là công việc do người khuyết tật tự chủ động, tự làm tại nhà hoặc gần khu vực sinh sống phù hợp với tình trạng khuyết tật của họ. Ở khu vực này, người khuyết tật bán vé số, bán đồ dạo chiếm tỷ lệ cao đến 25%. Với nghề nông nghiệp, tuy Điện Biên có địa hình làm nông nghiệp thuận lợi song công việc này lại đòi hỏi người khuyết tật có sức khỏe để canh tác, làm việc ngoài trời với thời tiết biến đổi nên tỷ lệ người khuyết tật làm công việc này không cao.

32.5%

25%

17.5%

16%

3.4%

5.6% Lao động giản đơn

Bán vé số, bán đồ dạo Buôn bán nhỏ, lẻ Nông dân

Công chức, viên chức Làm các công việc khác

48

Thay vào đó, người khuyết tật tham gia vào việc buôn bán nhiều hơn. Điện Biên được biết đến là khu vực du lịch với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc; với vị trí địa lý tiếp giáp với các nước Trung Quốc, Lào. Do đó, với các mặt hàng nông nghiệp phong phú, người khuyết tật có thể buôn bán thay vì trực tiếp sản xuất, trồng trọt. Vì thế, tỷ lệ người khuyết tật làm việc buôn bán khá cao với tỷ lệ 17,5%.

Có thể thấy, người khuyết tật không có nhiều sự lựa chọn khi tìm kiếm công việc. Bản thân họ tự lựa chọn cũng như xã hội đã mặc định sẵn rằng người khuyết tật chỉ có thể làm những công việc nhất định. Tính chất công việc thường không ổn định là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng người khuyết tật bỏ nghề và sống phụ thuộc vào tiền trợ cấp của Nhà nước.

Thứ ba, lý do người khuyết tật chưa từng đi làm

Biểu số 2.3: Lý do người khuyết tật chưa từng đi làm

Người khuyết tật không được tiếp nhận khi đi xin việc là vì lý do: Họ là người khuyết tật; việc đi lại di chuyển khó khăn; công việc không phù hợp với bản thân họ và không đủ khả năng làm việc lâu dài. Đây là bốn lý do được người khuyết tật đưa ra nhiều nhất. Trong số những lý do đưa ra, lý do chính khiến người khuyết tật không có việc làm là do người sử dụng lao động từ chối họ vì lý do khuyết tật chiếm đến 45,7%. Đây là lý do quan trọng nhất ảnh hưởng tới quyền việc làm của người khuyết tật. Tỉnh Điện Biên chiếm một tỷ lệ về người khuyết tật trí tuệ, tâm thần, họ gặp khó khăn trong vấn đề nhận

45.7 %

23.6%

18% 12.7%

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Không được tiếp nhận do là người

khuyết tật

Khó khăn đi lại Công việc không phù hợp

Không đủ khả năng làm việc

lâu dài

49

thức, điều khiển hành vi do đó sẽ không thể tự lao động để nuôi sống bản thân mà cần phải có người chăm sóc. Mặt khác, Luật Người khuyết tật năm 2010 và Bộ luật Lao động năm 2012 không đặt ra trách nhiệm nhận người khuyết tật vào làm việc theo tỷ lệ luật định đối với người sử dụng lao động nên thực tế người khuyết tật thường bị người sử dụng lao động từ chối tuyển dụng. Bên cạnh đó là việc đi lại khó khăn cản trở người khuyết tật tìm kiếm việc làm chiếm khoảng 23,6% người khuyết tật. Người khuyết tật vận động và khiếm thị là đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng do gặp khó khăn về di chuyển. Rào cản thông tin cũng là một trong những khó khăn mà người khuyết tật gặp phải chiếm 18%. Họ không nắm được thông tin về dạy nghề, giới thiệu việc làm, hay thông tin tuyển dụng dẫn tới không thể tìm được việc làm thích hợp.

Ngoài ra, có 12,7% người khuyết tật lo ngại không đủ khả năng để làm viêc lâu dài. Có thể thấy rằng, chính bởi những lý do trên mà tỷ lệ người khuyết tật ở Điện Biên chưa từng làm việc khá cao với trên 25%.

Thứ tư, một số lý do khiến người khuyết tật nghỉ việc

Trong số nhiều lý do khiến người khuyết tật nghỉ việc, có 04 lý do cơ bản nhất đó là: Người khuyết tật bị trả lương thấp hơn so với người không khuyết tật làm cùng vị trí hoặc không được nâng lương; không được ký hợp đồng dài hạn; không được thăng tiến trong công việc và đi lại khó khăn. Có thể thấy các lý do đưa ra đều thể hiện sự phân biệt đối xử của người sử dụng lao động đối với lao động là người khuyết tật. Sự phân biệt này chủ yếu tập trung vào việc trả lương và cơ hội được ký hợp đồng dài hạn và thăng tiến.

Biểu đồ 2.4: Lý do khiến người khuyết tật nghỉ việc

36.34%

30%

22.7%

10.96%

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Lương thấp, không được nâng lương

Khó khăn đi lại Không được ký hợp đồng dài

hạn

Sản phẩm khó tiêu thụ

50

Lý do nghỉ việc cao nhất là người sử dụng lao động trả lương thấp, không nâng lương cho người khuyết tật so với những người không khuyết tật cùng vị trí chiếm 36,34%. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng tới thái độ làm việc của người khuyết tật. Bên cạnh đó, có 22,7% người khuyết tật nghỉ việc vì không được ký hợp đồng dài hạn, không được thăng tiến trong công việc và 30% nghỉ việc vì khó khăn khi đi lại, di chuyển. Đây là khó khăn không chỉ xảy ra với người khuyết tật ở đây mà là tình trạng chung của người khuyết tật trên cả nước. Hiện nay hệ thống giao thông, công trình chưa thực sự bảo đảm tiếp cận thân thiện cho người khuyết tật sử dụng dẫn tới việc người khuyết tật e ngại khi tham gia giao thông vào không thể chỉ động đi lại. Bên cạnh đó, một số công việc có sản phẩm đầu ra lớn nhưng không thể tiêu thụ trên thị trường dẫn tới người khuyết tật cũng phải nghỉ việc chiếm 10,96%.

Thông thường khi người sử dụng lao động đưa ra quyết định cắt giảm lao động thì người khuyết tật là đối tượng yếu thế thường phải nghỉ việc nhiều hơn so với lao động khác.

Trước thực trạng việc làm khó khăn, người khuyết tật chia sẻ, mong muốn chính quyền địa phương hỗ trợ họ được vay vốn để tự chăn nuôi, sản xuất; tạo công ăn việc làm phù hợp cho người khuyết tật, phù hợp với dạng tật (Ví dụ như: Người khuyết tật yêu thích nghề gì thì tạo việc làm giúp họ mưu sinh kiếm sống); có chương trình đào tạo nghề phù hợp; hỗ trợ dạy nghề theo nhu cầu của họ và đảm bảo đầu ra cho người khuyết tật; được tư vấn, kết nối với trung tâm giới thiệu việc làm, các đơn vị nhận người khuyết tật vào làm việc.

Từ những phân tích thực tế, có thể đưa ra một số nhận xét về tình hình việc làm cho người khuyết tật tại tỉnh Điện Biên như sau:

Thứ nhất, tỷ lệ người khuyết tật có việc làm ở tỉnh Điện Biên không cao.

Theo số liệu điều tra, báo cáo của Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Điện Biên và của Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Điện Biên cho thấy:

Tỷ lệ người khuyết tật thất nghiệp và chưa từng có việc làm vẫn chiếm tỷ lệ cao (khoảng 50%). Tại tỉnh Điện Biên, số người khuyết tật có việc làm đều không vượt quá 60% so với tổng số người khuyết tật tham gia khảo sát. Trong khi đó số lượng người khuyết tật chưa từng tham gia quan hệ lao động hoặc

51

đã từng đi làm và nghỉ việc vẫn chiếm số lượng không nhỏ. Điều này phản ánh thực trạng thiếu việc làm và khó khăn trong tìm kiếm việc làm của người khuyết tật.

Thứ hai, đa phần việc làm được tạo lập và duy trì giữa những người khuyết tật có cùng dạng khuyết tật với nhau.

Để có thể có một công việc, họ thường phải trải qua một quá trình khó khăn về việc tìm kiếm thông tin học nghề, quá trình học nghề và tìm kiếm được một việc làm phù hợp. Số người khuyết tật có việc làm còn thấp và chỉ giới hạn trong một số dạng khuyết tật với những công việc nhất định. Chủ yếu vẫn là dạng khuyết tật vận động, khuyết tật nói, nghe, nhìn có cơ hội tìm được việc làm. Những dạng khuyết tật này tuy gây khó khăn về đi lại, giao tiếp cho người khuyết tật nhưng không ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, điều khiển hành vi nên người khuyết tật vẫn có thể tìm được công việc thích hợp.

Thứ ba, công việc mà người khuyết tật thường làm ở tỉnh Điện Biên là việc làm tự phát, tập trung chủ yếu vào ngành nghề buôn bán tự do hoặc nông nghiệp truyền thống, chăn nuôi gia súc gia cầm thiếu tính công nghiệp.

Có thể thấy, người khuyết tật đến nay vẫn chủ yếu làm các công việc do người khuyết tật tự do quyết định việc bắt đầu và kết thúc không có sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ giữa các bên nên tính ổn định không cao. Tuy người khuyết tật có khả năng làm việc nhưng do nhận thức của xã hội về sự khiếm khuyết và năng lực của người khuyết tật còn hạn chế nên người khuyết tật thường không thể xin việc vào các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Số ít người khuyết tật làm việc cho người sử dụng lao động vẫn chưa được đảm bảo quyền lợi theo quy định của pháp luật về tiền lương và nâng bậc trong công việc. Tình trạng người khuyết tật bị phân biệt đối xử vẫn còn tồn tại.

Những công việc đơn giản, thủ công chủ yếu được giới thiệu bởi chính những người khuyết tật cùng tham gia vào hoạt động sinh hoạt tại địa phương.

Tại một số địa phương, hội, nhóm người khuyết tật đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường sinh hoạt bổ ích và là kênh thông tin đáng tin cậy cho người khuyết tật tìm kiếm việc làm.

Thứ tư, người khuyết tật đang phải đối mặt với nhiều rào cản khiến cho việc tìm việc làm và duy trì việc làm của người khuyết tật ngày càng khó khăn.

52

Qua quá trình điều tra thực tế tại tỉnh Điện Biên, tác giả nhận thấy người khuyết tật ở đây đang phải đối mặt với nhiều rào cản từ môi trường xung quanh, thái độ nhận thức, thông tin truyền thông, chính sách pháp luật khiến cho cơ hội tìm việc và duy trì việc làm của họ thu hẹp dần. Đối với tình trạng người khuyết tật chưa từng làm việc trong môi trường doanh nghiệp, lý do hàng đầu là việc người sử dụng lao động chưa từng làm việc trong môi trường doanh nghiệp, lý do hàng đầu là việc người sử dụng lao động từ chối tiếp nhận người khuyết tật vì lý do khuyết tật. Bên cạnh đó là rào cản từ phía gia đình, xã hội và sự tự ti của người khuyết tật cũng đang ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm của người khuyết tật.

Thứ năm, người khuyết tật nghỉ việc chủ yếu vì lý do không được người sử dụng lao động ký hợp đồng dài hạn hoặc trả lương thấp hơn so với người không khuyết tật trong cùng vị trí làm việc.

Đây là tình trạng phân biệt đối xử từ phía người sử dụng lao động có ảnh hưởng trực tiếp tới người khuyết tật. Thông thường khi buộc phải ra quyết định cắt giảm lao động, chủ sử dụng lao động thường cân nhắc đến bài toán lợi ích giữa lực lượng lao động hiện tại và năng suất lao động. Người khuyết tật thường là một trong số những đối tượng lao động bị cắt giảm.

Đối với người khuyết tật tự tạo việc làm, khó khăn khiến họ bỏ việc đó là hạn hẹp nguồn vốn sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm hạn chế và việc đi lại khó khăn. Trong khi đó, pháp luật hiện hành đã quy định một số biện pháp nhằm đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận nguồn vốn và sự hỗ trợ khác nhưng chưa được thực thi hiệu quả trên thực tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết việc làm cho người khuyết tật qua thực tiễn tại tỉnh điện biên (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)