Thực hiện quy định pháp luật về việc làm cho người khuyết tật tại tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết việc làm cho người khuyết tật qua thực tiễn tại tỉnh điện biên (Trang 60 - 77)

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.2. Thực hiện quy định pháp luật về việc làm cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Điện Biên

2.2.3. Thực hiện quy định pháp luật về việc làm cho người khuyết tật tại tỉnh Điện Biên

Trên cơ sở kết quả phân tích số liệu về tình hình việc làm của người khuyết tật tại Điện Biên có thể đối chiếu với thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về việc làm cho người khuyết tật tại đây. Sau khi Luật Người khuyết tật năm 2010 có hiệu lực, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hướng dẫn việc thực thi các quy định về quyền của người khuyết tật trong đó có vấn đề việc làm cho đối tượng này.

53

Trên cơ sở đó, các địa phương cũng đã chủ động ban hành các văn bản nhằm triển khai việc thực hiện các quy định pháp luật đảm bảo người khuyết tật có việc làm trên thực tế. Việc thực hiện quy định pháp luật về việc làm cho người khuyết tật tại tỉnh Điện Biên đến nay đã đạt được một số kết quả đáng kể bên cạnh đó là những hạn chế cần được khắc phục để thúc đẩy cơ hội người khuyết tật có việc làm hiện nay.

2.2.3.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, tỉnh Điện Biên đã ban hành được một số chính sách liên quan tới việc làm cho người khuyết tật làm cơ sở cho việc thực thi pháp luật việc làm trên thực tế.

Sau khi Luật Người khuyết tật năm 2010 và Bộ luật Lao động năm 2012 được ban hành, nhận thức về quyền có việc làm của người khuyết tật đã nâng lên một bước. Trên cơ sở việc thực hiện Luật Người khuyết tật năm 2010, đến nay tỉnh Điện Biên đã ban hành một số văn bản nhằm triển khai thực hiện quy định pháp luật về quyền của người khuyết tật. Đối với lĩnh vực việc làm, tỉnh Điện Biên có những quy định riêng nhằm bảo đảm quyền việc làm cho mọi người trong đó có đề cập tới một số vấn đề của người khuyết tật phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Tỉnh Điện Biên đã ban hành Tờ trình số 4227/KH-UBND ngày 04/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 – 2020), đến năm 2020 tỉnh Điện Biên ước tính lao động được giải quyết việc làm trong cả giai đoạn 2016 – 2020 là 42.500 người (bình quân hàng năm 8.500 người); tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 58,6%. Nhìn chung các chỉ tiêu trong lĩnh vực lao động, việc làm đưa ra chưa thực sự cụ thể, chưa phản ánh bức tranh tổng thể về nhân lực lao động và cơ hội có việc làm, trong đó có vấn đề bảo đảm việc làm cho người khuyết tật. Tuy nhiên, tỉnh Điện Biên luôn hướng tới “Đào tạo nguồn nhân lực, có chính sách thu hút nhân tài, xây dựng đội ngũ lãnh đạo, chuyên gia đầu ngành, cán bộ chuyên môn giỏi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Dự kiến giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho khoảng 39.000 – 41.000 lao động giai đoạn 2016 – 2020” (Nghị quyết 392/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2016 – 2020).

54

Sau khi Việt Nam chính thức phê chuẩn Công ước Quốc tế về các quyền của Người khuyết tật năm 2006 và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21/6/2016 phê duyệt kế hoạch thực hiện Công ước Quốc tế về các quyền của Người khuyết tật năm 2006, một số tỉnh, thành phố đã xây dựng kế hoạch thực hiện Công ước Quốc tế về các quyền của Người khuyết tật năm 2006.

Mặc dù hiện nay, tỉnh Điện Biên chưa có văn bản triển khai thực hiện Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước Quốc tế về các quyền của Người khuyết tật năm 2006 trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Nhưng về cơ bản tỉnh Điện Biên đã đề cập tới các hoạt động cần thực hiện nhằm bảo đảm quyền việc làm cho người khuyết tật song chưa có sự cụ thể hóa và thay đổi phù hợp thực tiễn địa phương. Theo kế hoạch áp dụng chung với các tỉnh, thành phố theo Quyết định số 1100/QĐ-TTg, để bảo đảm việc làm đối với người khuyết tật cần thực hiện các nội dung sau: Tổ chức thực hiện phục hồi chức năng lao động; Tổ chức dạy nghề trong đó ưu tiên dạy nghề tại cộng đồng, gắn với chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác; Tư vấn đào tạo Nghề, việc làm theo khả năng của người khuyết tật; Xây dựng các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho người khuyết tật tại cộng đồng; mô hình hợp tác với doanh nghiệp trong dạy nghề, tạo việc làm phù hợp với người khuyết tật.

Từ thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với người khuyết tật và kết quả triển khai công tác trợ giúp người khuyết tật thời gian qua, Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Điện Biên đã xây dựng và đề xuất triển khai Đề án “Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020” với các mục tiêu đáng chú ý: Khuyến khích người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống được coi trọng, theo đó, tỉnh phấn đấu 70% người khuyết tật có nhu cầu học nghề được hỗ trợ học nghề và tìm việc làm phù hợp; 70 – 80% số người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống30.

30 Bài viết “Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020” đăng trên trang http://vldienbien.vieclamvietnam.gov.vn/TinTuc/De-an-tro-giup-nguoi-khuyet-tat-giai-doan-2012- 2020/tabi. Truy cập ngày 01 tháng 6 năm 2020.

55

Có thể thấy, tỉnh Điện Biên vẫn ưu tiên việc phục hồi chức năng lao động cho người khuyết tật. Việc dạy nghề đi liền với giải quyết việc làm cho người khuyết tật và tạo sự gắn kết với doanh nghiệp có thể khắc phục tình trạng đào tạo tràn lan, không theo nhu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người khuyết tật có thể học nghề trong các cơ sở dạy nghề của Nhà và học ở ngoài cộng đồng. Ngoài ra, tỉnh Điện Biên còn quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề và tư vấn viên việc làm cho người khuyết tật. Đây là nội dung mới trong việc bảo đảm người khuyết tật có thể tiếp cận với kiến thức nghề một cách bài bản, đầy đủ. Với các tư vấn viên việc làm khi có kỹ năng làm việc với từng dạng khuyết tật có thể hỗ trợ tối đa cho người khuyết tật trong việc tìm kiếm việc làm.

Thứ hai, việc làm của người khuyết tật khá đa dạng, ngoài việc làm công việc tự phát, đơn giản, người khuyết tật đã tham gia vào làm việc theo hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp.

Đến nay, tỉnh Điện Biên đã giải quyết được việc làm cho một số lượng nhất định người khuyết tật có nhu cầu làm việc tại đây. Số lượng người khuyết tật nói riêng có việc làm tại tỉnh Điện Biên là 3.903 người trên tổng số 6.731 người tham gia nghiên cứu. Điều này dự báo trong tương lai, số người khuyết tật có việc làm tiếp tục tăng lên.

Bên cạnh đó, công việc mà người khuyết tật có thể làm cũng tương đối đa dạng. Điều này phần nào cho thấy các chính sách hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật tại tỉnh Điện Biên đã có ảnh hướng tích cực nhất định tới người khuyết tật. Số lượng người khuyết tật làm việc tại doanh nghiệp theo nghiên cứu ở tỉnh Điện Biên là 513 người, chiếm 13,14% trên tổng số 3.903 người khuyết tật đang làm việc. So với những việc như nông nghiệp, chăn nuôi, bán đồ dạo, buôn bán nhỏ lẻ, số lượng người khuyết tật làm việc trong doanh nghiệp đã chiếm một tỷ lệ nhất định. Điều này thể hiện sự thay đổi trong nhận thức của chủ sử dụng lao động về năng lực của người khuyết tật.

Bên cạnh đó, cơ hội việc làm đã có sự mở rộng và khả quan hơn với người khuyết tật.

Thứ ba, giai đoạn năm 2018 – 2019, thực hiện Dự án Tăng cường thúc đẩy một cộng đồng hòa nhập tại tỉnh Điện Biên do Tổ chức CBM (tổ chức Phi chính phủ của Đức hỗ trợ cho các dự án chăm sóc mắt tại Việt Nam) tài trợ,

56

Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Ban quản lý Dự án CBM tỉnh Điện Biên khảo sát, hỗ trợ sinh kế cho các hộ gia đình có người khuyết tật mua con giống, cây giống, dụng cụ sản xuất để nâng cao thu nhập cho người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các huyện Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên Đông, huyện Mường Ảng, huyện Tuần Giáo31.

2.2.3.2. Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc

Thứ nhất, các chính sách liên quan đến vấn đề việc làm của người khuyết tật tại tỉnh Điện Biên vẫn còn khá chung chung và chưa có sự cụ thể hóa cho phù hợp với nhu cầu của người khuyết tật cũng như đặc thù kinh tế, văn hóa, xã hội, điều kiện tự nhiên của vùng miền.

Tỉnh Điện Biên hiện chưa có quyết định phê duyệt kế hoạch thực thi Công ước Quốc tế về các quyền của Người khuyết tật năm 2006, chưa có văn bản triển khai thực hiện Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước Quốc tế về các quyền của Người khuyết tật năm 2006 trên địa bàn tỉnh Điện Biên; chưa có sự điều chỉnh kế hoạch thực thi cụ thể phù hợp với tình hình của địa phương. Vì vậy, các quy định liên quan đến vấn đề việc làm của người khuyết tật tại tỉnh Điện Biên hiện nay vẫn chưa thể thực hiện trên thực tế.

Bên cạnh đó, trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tỉnh Điện Biên hướng tới “đào tạo nguồn nhân lực, có chính sách thu hút nhân tài, xây dựng đội ngũ lãnh đạo, chuyên gia đầu ngành, cán bộ chuyên môn giỏi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; mặc dù đề cập tới chỉ tiêu phấn đấu trong lĩnh vực lao động, việc làm nhưng đều chưa đề cập tới một bộ phận lao động là người khuyết tật.

Thứ hai, việc bảo đảm quyền có việc làm cho người khuyết tật tại tỉnh Điện Biên vẫn còn nhiều hạn chế. Các hành vi vi phạm quyền việc làm của người khuyết tật vẫn còn tồn tại.

Việc thực hiện quy định pháp luật về việc làm của người khuyết tật tại tỉnh Điện Biên còn nhiều hạn chế. Điều này thể hiện ở tỷ lệ người khuyết tật

31 Báo cáo số 275/BC-UBND ngày 19/9/2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc Báo cáo kết quả thực hiện đề án người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

57

có việc làm còn chiếm tỷ lệ thấp, trong khi tỷ lệ người khuyết tật chưa có việc làm và đã nghỉ việc chiếm 42%.

- Tình trạng người khuyết tật bị từ chối nhận vào làm việc vì lý do khuyết tật vẫn còn diễn ra phổ biến tại tỉnh Điện Biên.

Trong số những rào cản ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của người khuyết tật tại tỉnh Điện Biên thì lý do quan trọng nhất là không được người sử dụng lao động tiếp nhận vào làm việc chiếm tỷ lệ khoảng 45,7%. Lý do chủ yếu người sử dụng lao động từ chối nhận người khuyết tật là vì lý do sức khỏe và trình độ năng lực để làm việc32. Khi tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc, cơ quan, doanh nghiệp cần phải mất nhiều chi phí đầu tư trong khi cơ quan, doanh nghiệp không bắt buộc phải nhận người khuyết tật vào làm. Như vậy, xuất phát từ khoảng trống trong pháp luật lao động việc làm cho người khuyết tật (cơ quan, doanh nghiệp không bắt buộc nhận người khuyết tật vào làm việc và không phải đóng vào quỹ việc làm cho người khuyết tật) và từ nhận thức chưa đầy đủ về năng lực của người khuyết tật nên đã đẩy người khuyết tật vào tình trạng không thể xin được việc làm.

Bên cạnh việc phản ánh sự bất cập trong quy định của pháp luật về bảo đảm người khuyết tật tiếp cận cơ hội việc làm, tỷ lệ này cho thấy thực tiễn vướng mắc trong chính sách hỗ trợ của địa phương đối với các cơ quan, doanh nghiệp.

Pháp luật hiện hành có đưa ra một số hỗ trợ cho cơ quan, doanh nghiệp có người khuyết tật làm việc chiếm 30% nhưng trên thực tế số lượng doanh nghiệp đáp ứng điều kiện này rất thấp, do đó chưa được nhận hỗ trợ.

Mặt khác, một số ưu đãi, hỗ trợ (mua đất, thuê đất…) dành cho doanh nghiệp chưa thực sự đáp ứng được mong muốn của doanh nghiệp; ngoài ra thủ tục để được hưởng hỗ trợ còn phức tạp dẫn đến doanh nghiệp còn e ngại khi tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc. Chính bởi những ưu đãi, hỗ trợ không hấp dẫn và chưa thể thực hiện hiệu quả trên thực tế nên doanh nghiệp đã lựa chọn việc không tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc.

32 Bài viết “Trẻ em khuyết tật ở Việt Nam cần quan tâm và chăm sóc như thế nào” đăng trên trang https://soytedienbien.gov.vn/danh-muc-tin-tuc/tre-em-khuyet-tat-o-viet-nam-can-quan-tam-va- cham-soc-nhu-the-nao-10313.html Truy cập ngày 01 tháng 6 năm 2020.

58

- Tình trạng người khuyết tật bị phân biệt đối xử trong việc ký kết hợp đồng lao động dài hạn tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn còn tồn tại.

Lý do ảnh hưởng đến việc làm của người khuyết tật là việc người khuyết tật không được ký hợp đồng dài hạn, không có cơ hội được thăng tiến trong quá trình làm việc (chiếm tỷ lệ khoảng 22,7%). Điều này cho thấy doanh nghiệp không đánh giá cao khả năng và cống hiến của người khuyết tật. Họ e ngại việc sử dụng người khuyết tật làm việc lâu dài sẽ kéo theo nhiều chi phí khác ngoài lương chính. Với tư duy cùng một số tiền trả cho người lao động, doanh nghiệp sẽ tuyển dụng người không khuyết tật để hạn chế tối đa những chi phí phát sinh mà vẫn bảo đảm năng suất lao động. Do đó, trường hợp người sử dụng lao động tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc thì họ sẽ lựa chọn việc ký với người khuyết tật hợp đồng có thời hạn và chấm dứt hợp đồng lao động khi có cơ sở. Như vậy, trên thực tế các doanh nghiệp đều nắm quyền chủ động trong việc tạo môi trường làm việc thuận lợi cho người khuyết tật. Việc pháp luật quy định doanh nghiệp được “tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện làm việc…” cho người khuyết tật đã dẫn tới tình trạng doanh nghiệp viện lý do, thoái thác trách nhiệm đối với người khuyết tật. Người khuyết tật có thể phải chủ động nghỉ việc vì lý do các điều kiện lao động, quyền lợi xứng đáng của người lao động của họ không được bảo đảm.

- Tình trạng người khuyết tật bị phân biệt đối xử khi trả lương và khi chấm dứt hợp đồng lao động vẫn diễn ra.

Một trong những lý do khiến người khuyết tật không thể duy trì công việc là vì doanh nghiệp trả lương cho người khuyết tật không tương xứng với vị trí công việc (chiếm tỷ lệ khoảng 36,34%). Cùng làm việc nhưng người khuyết tật thường nhận mức lương thấp hơn so với người không khuyết tật hoặc bị đặt ra nhiều điều kiện hơn. Qua khảo sát thực tế tại tỉnh Điện Biên, có khoảng 15% người khuyết tật phải nhận mức lương không công bằng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của người khuyết tật khi làm việc cũng như bảo đảm mức thu nhập ổn định cho người khuyết tật từ công việc.

Bên cạnh đó, tình trạng người khuyết tật bị chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do sức khỏe hoặc không bảo đảm công việc diễn ra phổ biến. Đây

59

là lý do chủ yếu để người sử dụng lao động đưa ra quyết định chấm dứt hợp đồng. Thường thì người khuyết tật không được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Khi người sử dụng lao động cần phải cắt giảm lao động, người khuyết tật thường là đối tượng bị cắt giảm so với những lao động khác.

Khi bị chấm dứt hợp đồng lao động, họ cũng không biết tự bảo vệ quyền lợi của mình.

Thứ ba, việc đào tạo nghề cho người khuyết tật còn nhiều hạn chế khi chưa gắn liền với nhu cầu học nghề của người khuyết tật, chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi địa phương và chưa có sự liên kết với các cơ sở sản xuất để bảo đảm đầu ra cho người khuyết tật.

Đa phần người khuyết tật vẫn tự tạo việc làm hoặc làm những việc đơn giản (bán vé số, bán đồ dạo, buôn bán nhỏ lẻ, làm nông nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm…). Những công việc này không phải là kết quả mong đợi sau những khóa đào tạo nghề giải quyết việc làm mà địa phương triển khai. Điều này cho thấy việc dạy nghề tại tỉnh Điện Biên chưa có sự gắn kết với việc giải quyết việc làm cho người khuyết tật.

Một số địa phương (xã Thanh Hưng, xã Thanh Chăn thuộc huyện Điện Biên và huyện Nậm Pồ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) có triển khai dạy nghề nhưng là những nghề như làm tăm tre, dụng cụ sản xuất, dệt vải, thêu thùa… Đó thường là những công việc không thực sự đáp ứng nhu cầu của thị trường nên đa phần người khuyết tật học nghề xong không thể sống bằng nghề nếu không xin vào làm tại một cơ sở nào đó. Thậm chí việc học nghề chỉ dừng lại ở việc triển khai hoạt động theo quy định của Nhà nước mà không quan tâm tới việc người khuyết tật có thể làm được gì sau quá trình học nghề hay không. Mặt khác, hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở đào tạo nghề chuyên biệt dành cho người khuyết tật, chưa có doanh nghiệp tạo việc làm phù hợp với người khuyết tật. Đó là thực tế tại tỉnh Điện Biên khi mà tỷ lệ người khuyết tật buôn bán tự phát, đi bán vé số, bán đồ dạo vẫn cao hơn so với công việc làm tại cơ sở sản xuất.

Thực tế này tồn tại do một số lý do như hạn chế trong quy định của pháp luật về dạy nghề khi chưa tập trung vào việc dạy nghề có định hướng giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, việc dạy nghề chưa gắn với khảo sát nhu cầu học nghề cũng như điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Đa phần

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết việc làm cho người khuyết tật qua thực tiễn tại tỉnh điện biên (Trang 60 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)