Thủ tục kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án dân sự,kinh doanh, thương mại từ thực tiễn tại tỉnh điện biên (Trang 43 - 46)

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ KÊ BIÊN TÀI SẢN ĐỂ BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.1. Thực trạng quy định pháp luật về kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án dân sự, kinh doanh, thương mại ở Việt Nam hiện nay

2.1.3. Thủ tục kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án

Trong quá trình thực hiện thủ tục kê biên tài sản của người phải thi hành án, chấp hành viên chỉ có thể ra quyết định kê biên tài sản sau khi có kết quả xác minh về tài sản của người phải thi hành án. Chấp hành viên có nhiệm vụ thông báo cho những chủ thể liên quan biết về việc tổ chức kê biên tài sản trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định kê biên trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tan, hủy hoại, trốn tránh việc thi hành án.

Việc thông báo cưỡng chế kê biên tài sản được quy định tại Luật Thi hành án dân sự. Đối tượng được nhận thông báo không chỉ là các bên đương sự để kịp thời giam gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà còn là các cơ

quan có liên quan để thực hiện chức năng do Nhà nước quy định. Cụ thể, chấp hành viên phải thông báo trước và trực tiếp bằng văn bản cho người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan;

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản kê biên; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và tổ chức liên quan tới việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án.

Ví dụ: Cục Hàng không Việt Nam trong trường hợp tài sản kê biên là tàu bay;

Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực, trong trường hợp tài sản kê biên là tàu biển. Để việc kê biên được khách quan, khi kê biên tài sản phải có mặt của đương sự. Nếu người phải thi hành án hoặc người được đương sự ủy quyền đã được thông báo mà vẫn vắng mặt thì việc kê biên vẫn được tiến hành nhưng phải ghi rõ việc này vào biên bản kê biên đồng thời phải mời người làm chứng. Việc trước tiên, chấp hành viên thực hiện khi thực hiện việc kê biên tài sản là công bố quyết định cưỡng chế thi hành cho tất cả những người có mặt biết rồi giải thích cho người phải thi hành án quyền được đề nghị kê biên tài sản nào trước. Việc kê biên tài sản phải được lập biên bản ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên; họ tên chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng. Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người ủy quyền, người làm chứng; đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cướng chế, chấp hành viên và người lập biên bản.

Thủ tục kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án: Những quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án sau đây được chấp hành viên kê biên để thực hiện nghĩa vụ tài sản: quyền tác giả;

quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng. Các quyền sở hữu trí tuệ đã nêu trên vẫn bị liệt kê ngay cả khi người phải thi hành án là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đã chuyền quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Đối với từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ khác nhau mà chấp hành viên thu giữ các giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ khác nhau của người phải thi hành án.

Thủ tục kê biên tài sản là đồ vật đang bị khóa hay đóng gói của người

hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý đồ vật mở khóa, mở gói; nếu họ không mở hoặc cố tình vắng mặt, thì chấp hành viên tự mình hoặc có thể thuê cá nhân, tổ chức khác mở khóa, phá khóa, mở gói.

Trường hợp cần thiết, sau khi mở khóa, phá khóa, mở gói, chấp hành viên niêm phong đồ vật và giao bảo quản theo đúng quy định của pháp luật. Việc mở khóa, phá khóa, mở gói hoặc niêm phong phải lập biên bản, có chữ ký của những người tham gia và người làm chứng. Trong trường hợp cần thiết sau khi mở khóa, mở gói, chấp hành viên niêm phong đồ vật và giao bảo quản cho người phải thi hành án; người thân thích của người thi hành án; hoặc người đang sử dụng bảo quản; cá nhân tổ chức có điều kiện bảo quản; hoặc Kho bạc nhà nước; bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự tùy vào tình hình thực tế sự việc và tài sản đó là gì. Trên thực tế, khi được lựa chọn các hình thức giao bảo quản tài sản kê biên, chấp hành viên đã lựa chọn hình thức bảo quản (đối với tất cả các tài sản là động sản) tại kho của Cơ quan thi hành án.

Việc bảo quản tài sản tại kho cơ quan thi hành án có nhiều thuận lợi và thực sự đem lại hiệu quả trong công tác thi hành án dân sự, hạn chế được hiện tượng tẩu tán tài sản kê biên như trước đây. Đặc biệt đương sự đã thấy được sức mạnh, quyền lực của nhà nước của cơ quan thi hành án nói chung, của chấp hành viên nói riêng và thấy được tài sản của họ thực sự bị “mất”, buộc họ phải lựa chọn biện pháp thi hành có lợi cho họ, đó là việc tự nguyện thi hành để họ sớm nhận lại tài sản đang do cơ quan thi hành án thu giữ.

Thủ tục kê biên phương tiên giao thông của người phải thi hành án:

Người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng phương tiện giao thông phải giao giấy đăng ký phương tiện đó trong trường hợp kê biên phương tiện giao thông của người phải thi hành án để thực hiện nghĩa vụ. Chấp hành viên có thể thu giữ hoặc giao cho người phải thi hành án, người đang quản lý, người đang sử dụng, phương tiện giao thông đang được khai thác sử dụng nhưng họ không được cấm cố, chuyển nhượng hay thế chấp phương tiện đó.

Ngoài ra Chấp hành viên có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấm chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, cho thuê hoặc hạn chế giao thông đối với phương tiện bị kê biên.

Thủ tục kê biên tài sản gắn liền với đất và nhà ở của người phải thi hành án: Khi kê biên tài sản là công trình xây dựng gắn liền với đất thì phải

kê biên cả quyền sử dụng đất trừ trường hợp quyền sử dụng đất không được kê biên; hoặc việc tách rời tài sản kê biên và đất không làm giảm đáng kể giá trị tài sản đó. Nếu nhà ở là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình thì chấp hành viên chỉ được kê biên nếu đã xác định được người phải thi hành án không có tài sản nào khác hoặc có nhưng không đủ để thi hành án, trừ trường hợp người phải thi hành án đồng ý kê biên nhà để thi hành án. Nếu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất của người khác thì chỉ kê biên nhà ở và quyền sử dụng đất khi người có quyền sử dụng đất đồng ý; nếu người có quyền sử dụng đất không đồng ý thì chỉ kê biên nhà ở của người phải thi hành án nếu việc tách rời nhà ở và đất không làm giảm đáng kể giá trị nhà.

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án dân sự,kinh doanh, thương mại từ thực tiễn tại tỉnh điện biên (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)