Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ KÊ BIÊN TÀI SẢN ĐỂ BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.2. Thực thi pháp luật về kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án dân sự, kinh doanh, thương mại từ thực tiễn tỉnh Điện Biên
2.2.2. Thực trạng thực thi pháp luật về kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án dân sự, kinh doanh, thương mại ở tỉnh Điện Biên
2.2.2.1. Vài nét về cơ quan thi hành án dân sự ở tỉnh Điện Biên
Theo quy định tại Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/09/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau:
Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự của Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng thi hành án dân sự, có nhiệm vụ giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan thi hành án dân sự địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Cục Thi hành án dân sự tỉnh có các phòng chuyên môn trực thuộc như: Văn phòng;
Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án; Phòng Kiểm tra và Giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên có Cục trưởng đồng thời là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự; Phó Cục trưởng đồng thời là Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự; chấp hành viên sơ cấp; chấp hành viên
trung cấp; chấp hành viên cao cấp; thẩm tra viên thi hành án; thẩm tra viên chính thi hành án; có thể có thẩm tra viên cao cấp thi hành án; thư ký thi hành án và công chức khác. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thi hành án dân sự. Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên theo quy định tại Điều 173 Luật Thi hành án dân sự, có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân cùng cấp về chủ trương, biện pháp tăng cường công tác thi hành án dân sự trên địa bàn và thực hiện báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật.
Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên có 10 Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc, bao gồm: Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Điện Biên Phủ;
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Điện Biên; Chi cục Thi hành án dân sự huyện Điện Biên Đông; Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường Ảng; Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tuần Giáo; Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tủa Chùa; Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường Chà; Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường Lay; Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường Nhé;
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Nậm Pồ. Trong thời gian qua, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên đã yêu cầu các ban, ngành có liên quan tích cực tham gia phối hợp, hỗ trợ cho công tác thi hành án dân sự; kịp thời đề xuất các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp tổ chức thi hành án dân sự. Xây dựng và tổ chức ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác thi hành án dân sự nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể của địa phương vận động, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành bản án. Trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên và các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc đã tổ chức tiếp nhiều lượt công dân tại trụ sở tiếp
công dân và giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại theo đúng quy trình thủ tục giải quyết, không có đơn khiếu nại phát sinh phải chuyển kỳ sau; chủ động làm tốt công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho lực lượng thi hành án;
kiểm tra thường xuyên các đơn vị trực thuộc để uốn nắn kịp thời những hạn chế, tồn đọng… Từ đó xây dựng được lòng tin vững chắc của nhân dân trong việc bình đẳng trước pháp luật. Những kết quả đạt được trong công tác thi hành án dân sự đã góp phần tích cực vào việc giữ gìn ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, những năm gần đây, do lạm phát kinh tế, trên địa bàn tỉnh Điện Biên xảy ra nhiều vụ việc kinh doanh bị thua lỗ, phá sản, vỡ nợ… dẫn đến việc thi hành án dân sự, kinh doanh, thương mại gặp nhiều khó khăn. Số lượng việc, tiền phải thi hành ngày càng tăng, nhiều vụ mới phát sinh như tranh chấp dân sự, khiếu kiện đất đai, kinh doanh... một số vụ án chưa hoặc không có điều kiện thi hành; tình trạng cơ quan thi hành án đã kê biên, định giá tài sản nhưng qua nhiều lần bán đấu giá tài sản không có người mua nên tiến hành giảm giá. Mỗi lần giảm giá phải đợi từ 10 đến 15 ngày để chờ người tới mua, dẫn tới vụ việc bị kéo dài. Hay trong quá trình tổ chức thi hành án cho thấy, nhiều đương sự có điều kiện thi hành án nhưng vẫn cố tình chây ỳ, không tự nguyện thi hành, thậm chí có trường hợp còn chống đối quyết liệt, nhiều trường hợp không hiểu trình tự thủ tục thi hành án hoặc lợi dụng quyền tự do dân chủ của công dân làm đơn khiếu nại, tố cáo không đúng quy định của pháp luật, nhằm trì hoãn việc thi hành án. Nhiều trường hợp khiếu nại, tố cáo, cơ quan thi hành án đã giải quyết khiếu nại hết thẩm quyền nhưng các đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại gửi đến nhiều ngành, nhiều cấp; công tác phối hợp, hỗ trợ giữa các cơ quan đặc biệt là ở cấp xã chưa cao, nhiều xã đã nhận được công văn nhưng kéo dài thời gian triển khai thực hiện… Song với sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp nhiệt tình của các cơ quan, đơn vị có liên quan và sự phấn đấu nỗ lực vượt khó không ngừng của đội ngũ công chức, chấp hành viên trong toàn đơn vị, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên và các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc đã thụ lý và giải quyết dứt điểm nhiều án tồn, phức tạp, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2.2.2.2. Tình hình thực hiện kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án dân sự, kinh doanh, thương mại ở tỉnh Điện Biên (từ năm 2017 đến năm 2019)
Trong thi hành án dân sự, kinh doanh, thương mại, kê biên tài sản để thi hành án là biện pháp được Nhà nước sử dụng để bắt buộc người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ. Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản được thực hiện khi người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ về tiền hoặc tài sản, họ có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành. Bởi vậy, các quy định pháp luật thi hành án dân sự về cưỡng chế kê biên tài sản là cơ sở pháp lý không thể thiếu khi thực hiện biện pháp này; tránh việc người phải kê biên tài sản chống đối, cố tình không thực hiện nghĩa vụ hoặc người phải kê biên tài sản tẩu tán tài sản, không chịu kê biên tài sản; bảo đảm việc xét xử, thi hành bản án và các quyết định của cơ quan nhà nước được thuận lợi, đúng pháp luật. Thực tế trên địa bàn tỉnh Điện Biên, các chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên đã áp dụng đúng, đầy đủ các quy định pháp luật về kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh, thương mại.
Số liệu về biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh thương mại từ năm 2017 đến năm 2019 được phản ánh cụ thể như sau:
Kết quả việc áp dụng biện pháp kê biên tài sản đối với các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại tại tỉnh Điện Biên từ năm 2017-2019
STT Năm
Tổng số việc thụ lý
Số việc có điều
kiện thi hành
Số việc chưa
có điều
thi hành
Số việc xong hoàn toàn
Số việc xong khác
Tỷ lệ % số việc
xong trên tổng số có
điều kiện thi
hành
Số việc
kê biên
Tỷ lệ % số việc kê biên trên tổng
số có điều kiện
thi hành
1 2017 1.588 955 633 631 200 0,87 179 0,19
2 2018 1.663 971 692 581 196 0,80 181 0,19
3 2019 1.537 1.039 498 515 216 0,70 151 0,15
Nguồn báo cáo: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên năm 2017-2019
Kết quả về tiền áp dụng biện pháp kê biên tài sản đối với các vụ án dân sự, kinh doanh, thương mại tại tỉnh Điện Biên từ năm 2013-2017
(ĐVT: 1.000 đồng)
STT Năm
Tổng số tiền thụ
lý
Số tiền có điều kiện thi
hành
Số tiền chưa có
điều thi hành
Số tiền thi hành xong
Tỷ lệ
% số tiền xong
trên tổng số có
điều kiện thi hành
Số tiền kê biên
Tỷ lệ
% số tiền
kê biên trên tổng số có
điều kiện thi hành
1 2017
2.584.1 53.454
1.113.764.
473
1.470.38 8.981
1.034.218.
703 0,93 544.338.964 0,49
2 2018
1.935.4 83.006
1.793.213.
596
142.269.
410
880.986.5
41 0,49 128.170.808 0,07
3 2018
1.980.7 45.081
1.771.616.
777
209.128.
304
545.597.5
15 0,31 400.558.505 0,23 Nguồn báo cáo: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên năm 2017-2019
Có thể nói, trong thời gian qua, quá trình thực hiện biện pháp kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án dân sự, kinh doanh, thương mại của các cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên tuy chưa được áp dụng nhiều, nhưng kết quả đạt được đã thúc đẩy, khích lệ tiến độ giải quyết việc thi hành án dân sự, tạo niềm tin cho nhân dân về tính nghiêm minh của pháp luật góp phần ổn định tình hình trật tự, trị an xã hội. Quá trình áp dụng biện pháp kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh, thương mại được các chấp hành viên chú trọng xác minh đầy đủ lập kế hoạch cẩn thận, trình tự, thủ tục đảm bảo đúng quy định của pháp luật, chưa để xảy ra sai sót gì. Các cơ quan chức năng
phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện cho chấp hành viên thực hiện các cuộc kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh, thương mại được thuận lợi.
Các quy định của pháp luật về kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh, thương mại khá rõ ràng. Sự tích cực trong hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên, của các chấp hành viên đã tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên về công tác thi hành án dân sự nói chung và công tác kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án dân sự, kinh doanh, thương mại nói riêng. Thi hành án dân sự đã được coi là một trong các nhiệm vụ chính trị quan trọng, được các cấp ủy Đảng và Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh Điện Biên quan tâm. Tình trạng bỏ bê, thiếu quan tâm công tác thi hành án dân sự cho cơ quan thi hành án dân sự dần được khắc phục. Vai trò chỉ đạo tổ chức thi hành án của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự ngày càng được tăng cường, bước đầu hình thành cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trên địa bàn thành phố về kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh thương mại. Tỉnh Điện Biên cũng là địa phương ít xảy ra tình trạng khiếu kiện, khiếu nại tố cáo và vượt cấp đối với vấn đề kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh thương mại trong thi hành án dân sự. Có được điều này là do chấp hành viên, thư ký, chuyên viên giúp việc… của các cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên thiết lập hồ sơ thi hành chặt chẽ, giải thích cho đương sự, cũng như bên thứ ba quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tiếp cận, tìm hiểu tâm lý để động viên thuyết phục các bên trong thi hành án tự nguyện thực hiện việc kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh thương mại, nên số việc tự nguyện kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án dân sự, kinh doanh, thương mại tại tỉnh Điện Biên rất cao.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì tất cả các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và phần bản án, quyết định được thi hành ngay nếu hết thời hạn tự nguyện thi hành án người phải thi hành án có điều kiện mà không thi hành thì đều phải áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án. Song thực tiễn ở tỉnh Điện Biên cho thấy, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án là rất ít, tỷ lệ việc cưỡng chế trên số việc có điều kiện thi hành án rất thấp, chấp hành viên để thời gian động viên, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi
hành án kéo dài làm cho số việc có điều kiện thi hành án tồn đọng ngày càng nhiều, tỷ lệ giải quyết việc thi hành án không đáp ứng chỉ tiêu Quốc hội giao.