Đánh giá thực trạng pháp luật về kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án dân sự, kinh doanh, thương mại từ thực tiễn tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án dân sự,kinh doanh, thương mại từ thực tiễn tại tỉnh điện biên (Trang 56 - 64)

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ KÊ BIÊN TÀI SẢN ĐỂ BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.3. Đánh giá thực trạng pháp luật về kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án dân sự, kinh doanh, thương mại từ thực tiễn tỉnh Điện Biên

Bên cạnh những kết quả đạt được, từ thực tiễn thực hiện pháp luật về kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án dân sự, kinh doanh, thương mại ở tỉnh Điện Biên cho thấy còn rất nhiều hạn chế, bất cập, Cụ thể là:

Thứ nhất, một số quy định của pháp luật cho thấy tài sản của người phải thi hành án đã bị kê biên nhưng vẫn chưa bảo đảm cho việc thi hành án Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP- TANDTC – VKSNDTC ngày 26/7/2010 quy định: “Kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm mà người phải thi hành án bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản của mình cho người khác, không thừa nhận tài sản là của mình mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu có tranh chấp, thì chấp hành viên hướng dẫn đương sự thực hiện việc khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thi hành án”.

Tại Điều 24, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định:

“1. Kể từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu người phải thi hành án chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người khác mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án và không còn tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi kê biên tài sản, nếu có người khác tranh chấp, thì chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự (khởi kiện ra Tòa án để giải quyết tranh chấp). Trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng

chế thi hành án mà tài sản bị chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố cho người khác thì tài sản đó bị kê biên, xử lý để thi hành án;

chấp hành viên có văn bản yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đối với tài sản đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đối với tài sản đó.

2. Việc kê biên, xử lý tài sản chung của người phải thi hành án với người khác được thực hiện như sau: (a) Cơ quan thi hành án dân sự chỉ kê biên, xử lý đối với tài sản chung là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi các tài sản khác không đủ để thi hành án hoặc khi có đề nghị của đương sự… ( b) Trường hợp người phải thi hành án có chung tài sản với người khác mà … chưa xác định được phần quyền của người phải thi hành án thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự (phải thông báo để họ tự thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết); (c) Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung của vợ chồng… hoặc sở hữu, sử dụng chung của hộ gia đình thì chấp hành viên xác định phần sở hữu, sử dụng theo Luật Hôn nhân và gia đình, … hoặc theo số lượng từng thành viên trong hộ gia đình tại thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản… Trường hợp đương sự hoặc người liên quan không đồng ý với việc xác định của chấp hành viên thì yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung…

3. Đối với tài sản đã được cầm cố, thế chấp hợp pháp… thì chấp hành viên phải thông báo bằng văn bản cho người nhận cầm cố, thế chấp biết nghĩa vụ của người phải thi hành án và yêu cầu khi thanh toán hết nghĩa vụ theo hợp đồng, hoặc khi xử lý tài sản phải thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự biết…”.

Như vậy, chấp hành viên phải xác minh quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của người phải thi hành án thì mới được kê biên tài sản. Giả sử, nếu tài sản được chuyển quyền sở hữu sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì việc kê biên không phải là căn cứ để giao dịch này vô hiệu và sẽ càng khó hơn khi người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng không có tranh chấp về tài sản. Trường hợp người được thi hành án chưa có đơn yêu cầu, cơ quan thi hành án chưa thụ lý giải quyết vụ việc thì sẽ chưa có hoạt động kê biên tài sản, thì bản án, quyết định của Tòa án không phải là căn cứ để hạn chế quyền về tài sản đối với chủ sở hữu (người phải thi hành án). Do

vậy, kể cả khi có bản án thì giao dịch của người phải thi hành án và người nhận chuyển nhượng vẫn là hợp pháp vì lúc này chưa thể kết luận giao dịch đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án để hủy hợp đồng (trừ khi là giao dịch giả tạo). Khi đó, để hủy giao dịch này là rất khó khăn, chưa nói đến việc chấp hành viên phải có thời gian để xác minh quyền về tài sản thì đương sự cũng đủ thời gian để thực hiện giao dịch. Hoặc kể cả khi kê biên tài sản đã chuyển nhượng trong trường hợp trên thì người trúng đấu giá tài sản rất khó bảo vệ quyền lợi của mình trước Tòa án vì người nhận chuyển nhượng tài sản vẫn là hợp pháp. Trường hợp người phải thi hành án dùng tiền bán tài sản để thi hành án cũng sẽ gặp bất cập khi các bên thỏa thuận “hợp pháp” giá tài sản thấp để trốn tránh nghĩa vụ.

Thứ hai, đối với biện pháp kê biên một phần quyền sử dụng đất có diện tích đất nhỏ trong tổng diện tích đất của người phải thi hành án

Luật Thi hành án dân sự năm 2008(được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định biện pháp cưỡng chế biên tài sản là quyền sử dụng đất để thi hành nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định của Tòa án. Nếu giá trị của quyền sử dụng đất tương ứng hoặc nhỏ hơn nghĩa vụ thi hành án thì việc kê biên tương đối dễ dàng. Vấn đề đặt ra ở đây là nếu quyền sử dụng đất có giá trị lớn hơn nghĩa vụ phải thi hành án thì người có thẩm quyền thi hành án thì xử lý thế nào? Theo quy định, nếu quyền sử dụng đất lớn hơn giá trị nghĩa vụ phải thi hành, thì cơ quan thi hành án dân sự vẫn tiến hành cưỡng chế kê biên một phần diện tích đủ thực hiện nghĩa vụ và chi phí cưỡng chế. Tại khoản 1 Điều 111 Luật Thi hành án dân sự năm 2008(được sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì:

“Khi kê biên quyền sử dụng đất, chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý giấy tờ về quyền sử dụng đất phải nộp các giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sự”. Sau khi có được giấy tờ về quyền sử dụng đất, chấp hành viên đến Ủy ban nhân dân có thẩm quyền tiến hành tách thửa đất để thi hành án nhưng cơ quan này từ chối với lý do diện tích đất nhỏ, không đủ diện tích tối thiểu mà pháp luật đất đai yêu cầu để cấp giấy tờ, do đó, việc thi hành án chỉ nằm trên giấy tờ mà không đem lại hiệu quả trên thực tế.

Bên cạnh đó, khi diện tích đất đủ để tách thửa, thì vấn đề xác định vị trí

được thì sẽ giải quyết như thế nào, hiện pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể, dẫn đến việc kê biên trong thực tế bị kéo dài.

Thứ ba, vấn đề định giá tài sản kê biên phức tạp

Điều 98 Luật Thi hành án dân sự năm 2008(được sửa đổi, bổ sung năm 2014) đã mở rộng thẩm quyền tự định đoạt giá trị tài sản của đương sự, theo đó, “ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thoả thuận được về giá tài sản hoặc về tổ chức thẩm định giá thì chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó.

Giá tài sản do đương sự thỏa thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá”. Tuy nhiên, khi thỏa thuận giá, đương sự lại thỏa thuận quá cao so với thực tế, dẫn đến tài sản không bán được. Đồng nghĩa với việc người có thẩm quyền thi hành án ra quyết định giảm giá để tiếp tục bán đấu giá, mỗi lần giảm giá không quá 10% giá trị tài sản lúc khởi điểm cho đến khi giá khởi điểm thấp hơn nghĩa vụ thi hành án. Như vậy, việc thi hành án sẽ bị kéo dài, án tồn đọng ngày càng nhiều. Một vấn đề nữa là việc xác định tài sản kê biên theo giá cả thị trường là vấn đề hết sức khó khăn và luôn gây nhiều tranh cãi. Cho nên, bên cạnh việc cơ quan nhà nước cần có khung giá phù hợp với giá cả thị trường thì việc định giá phải thấp hơn giá cả thị trường để làm cơ sở đưa ra giá khởi điểm thì cơ quan thi hành án dân sự mới có thể thi hành được.

Thứ tư, vướng mắc trong kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án gắn liền với tài sản của người khác

Thực tế hiện nay trong hoạt động thi hành án dân sự nảy sinh nhiều khó khăn trong việc phải xử lý nhà ở của người phải thi hành án được xây dựng trên đất của người khác. Trong nhiều trường hợp, người phải thi hành án chỉ có tài sản duy nhất là ngôi nhà được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhưng nằm trên đất mượn, cơ quan thi hành án dân sự tiến hành kê biên ngôi nhà để đảm bảo thi hành án, nhưng hầu như không thể xử lý tiếp được. Trong khi đó, Luật Nhà ở không cấm chủ sở hữu nhà đó có giấy chứng nhận quyền sở hữu tham gia các giao dịch. Khi các giao dịch này được thực hiện, phát sinh tranh chấp, sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền, đến giai đoạn thi hành án, cơ quan thi hành án thường gặp phải khó khăn nêu trên.

Bên cạnh đó, có một số trường hợp các bản án, quyết định của Tòa án tuyên rõ ràng, cụ thể thậm chí có sai sót về diện tích, sơ đồ dải thửa khó có thể thi hành. Trên thực tế có trường hợp đã đến giai đoạn kê biên bán đấu giá tài sản

mới phát hiện ra quyết định, bản án của tòa án tuyên có sai sót, dẫn đến cả quá trình cũng sai theo, từ đó không thể thi hành án, vụ việc bị kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vấn đề này vừa gây khó khăn cho cơ quan thi hành án dân sự, vừa kéo dài vụ việc gây thiệt hại cho người được và người phải thi hành án, giảm lòng tin của nhân dân với pháp luật và chính quyền.

Thứ năm, vướng mắc trong việc cưỡng chế giao tài sản là quyền sử dụng đất có trồng hoa màu, cây ăn trái

Trên thực tế khi kê biên tài sản là quyền sử dụng đất để phát mãi thi hành án là đất bỏ hoang, chỉ có cây dại không có cây trồng có giá trị, vì vậy, cơ quan thi hành án chỉ kê biên quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, do quá trình kê biên bán đấu giá tài sản không có người đăng ký mua nên kéo dài, đến khi có người mua trúng tài sản bán đấu giá cơ quan thi hành án dân sự tổ chức giao tài sản cho người trúng đấu giá thì không thể thực hiện được do người được giao bảo quản tài sản kê biên cũng là người phải thi hành án đã trồng cây, hoa màu trên đất, cố tình cản trở không tự di dời cây trồng và cũng không thỏa thuận được mức bồi hoàn giá trị cây trồng trên đất. Mặt khác, do người phải thi hành án cố tình né tránh kéo dài, không có ý thức chấp hành pháp luật.

Thứ sáu, vướng mắc trong việc kê biên xử lý tài sản thuộc sở hữu chung

Hiện nay, tài sản bị cưỡng chế kê biên để thi hành án có thể là tài sản thuộc sở hữu riêng của người phải thi hành án nhưng cũng có thể là tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác. So với cưỡng chế kê biên tài sản riêng của người phải thi hành án, việc cưỡng chế kê biên tài sản là tài sản chung thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác thường khó khăn, phức tạp hơn.

Đối với vấn đề cưỡng chế kê biên tài sản chung, cho đến nay, các văn bản pháp luật thi hành án dân sự chưa có điều luật quy định cụ thể về tài sản chung bị cưỡng chế kê biên để thi hành án bao gồm những loại tài sản nào.

Nếu hiểu theo Điều 204 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản chung bị cưỡng chế kê biên để thi hành án dân sự là tài sản thuộc sở hữu chung. Trong khi đó “sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu chung bao

gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung”. Trên thực tế, các trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều chủ sở hữu có thể là tài sản chung vợ chồng, tài sản công ty, tài sản chung của thôn, làng… thậm chí là tài sản chung về sở hữu trí tuệ. Tại Điều 74 Luật Thi hành án dân sự năm 2008(được sửa đổi, bổ sung năm 2014) có quy định về tài sản chung bị xác định, phân chia, xử lý để thi hành án nhưng vì chưa có quy định cụ thể nên việc xác định tài sản chung được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo cách hiểu đơn giản nhất tài sản chung được xác định là tài sản thuộc quyền sở hữu của nhiều người. Quyền sở hữu tài sản của nhiều người này thường bao gồm các quyền của nhiều người đối với tài sản như quyền sử dụng, quyền chiếm hữu, quyền định đoạt. Tuy nhiên, do có những loại tài sản đặc biệt chỉ được Nhà nước công nhận cho chủ thể quyền sử dụng (như quyền sử dụng đất) nên tài sản thuộc sở hữu chung này còn có thể hiểu là tài sản thuộc quyền sử dụng chung của nhiều người.

Thêm nữa, thủ tục xác định, phân chia, xử lý phần tài sản của người phải thi hành án dân sự trong khối tài sản chung được quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự năm 2014 có nhiều điểm chưa thống nhất với hướng dẫn tại Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. Đồng thời, do chưa có quy định về các tiêu chí chung nên việc xác định tài sản nào là tài sản chung có thể chia được và tài sản chung không thể chia được là rất khó khăn, dễ gây tranh cãi và thiếu minh bạch trong quá trình cưỡng chế kê biên tài sản.

Bên cạnh đó, về nguyên nhân chủ quan, trong quá trình thực hiện kê biên, xử lý tài sản để thi hành án, các chấp hành viên, cơ quan thi hành án cũng còn có những thiếu sót, vi phạm. Bao gồm:

Một là, không tích cực, chậm xử lý tài sản đã được kê biên: Có vụ việc cơ quan thi hành án đã thông báo bán đấu giá tài sản, nhưng sau đó, chấp hành viên đã không có bất kỳ tác nghiệp nào, nhiều năm sau tiến hành xác minh lại thì đương sự đã bán tài sản kê biên, dẫn đến kéo dài việc thi hành án.

Có nhiều vụ việc người phải thi hành án có điều kiện thi hành án, nhưng cấp hành viên không tiến hành đôn đốc, không áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc không có bất kỳ biện pháp nghiệp vụ nào để tổ chức thi hành án. Một số vụ việc bản án đã tuyên duy trì lệnh kê biên, tạm giữ tài sản để đảm bảo thi hành

án nhưng đến thời điểm thanh tra, kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự vẫn chưa tiến hành xử lý tài sản.

Hai là, vi phạm về trình tự, thủ tục xử lý tài sản thi hành án: Như không tiến hành xác minh kỹ lưỡng tài sản của người phải thi hành án đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án dẫn đến cưỡng chế sai đối tượng thi hành án; không cho các đương sự tự thỏa thuận trước khi ký hợp đồng thẩm định giá, bán đấu giá tài sản; lấy lý do người phải thi hành án không đồng ý bán tài sản đã được đưa ra bán đấu giá sau khi tài sản giảm giá lần thứ 3 để quyết định không bán tài sản cho người tham gia bán đấu giá; không thông báo các văn bản về cưỡng chế thi hành án cho các bên đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; chậm ký hợp đồng bán đấu giá tài sản; không niêm yết thông báo cưỡng chế, thông báo bán đấu giá tài sản, vi phạm thời hạn bán đấu giá tài sản; vi phạm trong việc ký hợp đồng thẩm định giá; căn cứ vào văn bản không đúng quy định pháp luật của cơ quan liên quan dẫn đến kê biên, bán đấu giá sai đối tượng phải thi hành án…

Ba là, thực hiện không đúng quy định của pháp luật về cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung: Thực hiện việc phân chia tài sản chung của vợ chồng nhưng không thông báo kết quả phân chia và hướng dẫn cho đương sự khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng.

Bốn là, lập biên bản kê biên không đúng với quy định của pháp luật thi hành án dân sự: Đây là tình trạng vi phạm rất phổ biến, khi lập biên bản kê biên tài sản các chấp hành viên lập rất chung chung, không mô tả tình trạng kê biên và không đúng diễn biến của quá trình kê biên. Ví dụ: Tại biên bản kê biên tài sản để thi hành án có nội dung giao tài sản cho ông Lường Văn C (người đang thuê nhà) bảo quản, nhưng trên thực tế ông C lại không có mặt tại buổi cưỡng chế và cũng không ký vào biên bản cưỡng chế. Cũng vụ việc nêu trên, tại biên bản kê biên, xử lý tài sản, mặc dù người phải thi hành án không có mặt tại hiện trường và không ký biên bản, nhưng trong biên bản lại ghi: “Giao lại các loại tài cưỡng chế kê biên, xử lý cho người phải thi hành án tiếp tục quản lý… Việc cưỡng chế kê biên được tiến hành công khai, khách quan có sự tham gia trực tiếp của các cơ quan chức năng có liên quan, bên được thi hành án, bên phải thi hành án và người chứng kiến”, là không đúng

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án dân sự,kinh doanh, thương mại từ thực tiễn tại tỉnh điện biên (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)