Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm xi măng công nghiệp của công ty xi măng vicem hà tiên giai đoạn 2015 2016 (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

4.2 Phân tích môi trường bên ngoài

4.2.1 Môi trường vĩ mô

Kinh tế toàn cầu đang có xu hướng phục hồi rõ nét, tuy tốc độ còn chậm và không đồng đều. Theo báo cáo Tổng quan kinh tế thế giới cập nhật tháng 7/2014 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), năm 2014 tăng trưởng GDP của kinh tế thế giới đạt 3,4% năm 2014 và 4,0% năm 2015. Tăng trưởng GDP của các nền kinh tế phát triển (PT) đạt 1,8% năm 2014 và 2,4% năm 2015, còn tăng trưởng GDP của các nền kinh tế đang phát triển (ĐPT) và mới nổi đạt mức tương ứng là 4,6% và 5,2%. Tác động của các biến cố chính trị như cuộc khủng hoảng Ukraine, bất ổn tại một số nước có mức thu nhập trung bình, quá trình tái cân đối tại Trung Quốc, tốc độ tái cơ cấu chậm chạp và hạn chế năng lực... đã kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước ĐPT xuống dưới 5% trong năm 2014 và đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước ĐPT tụt xuống dưới mức này.

Theo tổng cục thống kê công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tăng 5,98%, vượt trên nhiều dự báo. Đây là thành công lớn nhất trong việc ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Cả năm nay, GDP ước tính đạt 5,98%, trong đó, quý I tăng 5,06%, quý II tăng 5,34% và quý III tăng 6,07%, quý IV tăng 6,96%.

Nhìn lại tốc độ tăng trưởng kinh tế kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, GDP năm 2014 tăng đứng thứ 4 trong 7 năm, thấp hơn các năm 2007-2010 và cao hơn so với các năm 2011-2013. (Trong đó, GDP năm 2007 đạt 8,5%; năm 2008: 6,23% 2009 là 5,32%, 2010 là 6,78%, 2011 là 5,89% năm 2012 là 5,03%, năm 2013 là 5,4%).

Xét theo từng khu vực, Tổng cục cho biết, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,49%, cao hơn mức 2,64% của năm 2013, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng mạnh nhất tới 7,14%, cao hơn nhiều so với mức tăng 5,43% của năm trước. Khu vực dịch vụ chỉ tăng 5,96%.

Trong cơ cấu kinh tế hiện nay, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất là 43,38% trong GDP, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng cao thứ hai với tỷ trọng 38,5% và khu vực nông lâm nghiệp, thuỷ sản chỉ còn chiếm 18,12%.

Xét về góc độ sử dụng GDP, tiêu dùng cuối cùng đã tăng 6,2% so với năm 2013, trong đó, tiêu dùng của dân cư tăng 6,12%, cao hơn năm 2013 (5,18%), tích luỹ tài sản tăng 8,9%,

Cùng đó, lạm phát cũng đã được kiểm soát tốt. CPI năm nay chỉ tăng 1,84% so với tháng 12/2013, là mức thấp nhất trong 13 năm trở lại đây. Trung bình mỗi tháng, CPI chỉ tăng 0,15%.

Cán cân thương mại đã có thặng dư khá với mức xuất siêu cả năm đạt 2 tỷ USD, cũng vượt mục tiêu đề ra. Trong đó, FDI xuất siêu 17 tỷ USD và khu vực trong nước nhập siêu 15 tỷ USD. Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khá ổn định và đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng như Vicem Hà Tiên.

Theo số liệu của Hiệp hội xi măng Việt Nam, tiêu thụ sản phẩm xi măng của cả năm 2014 ước đạt trên 70 triệu tấn, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tiêu thụ nội địa ước đạt trên 50 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2013.

Con số này so với năm 2010 tăng khoảng trên 40%.

Sản lượng xi măng xuất khẩu năm 2014 cũng đạt kết quả ấn tượng, ước đạt trên 19 triệu tấn, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Ngành xi măng Việt Nam đã đi vào thế ổn định. Theo dự báo của Hiệp hội xi măng Việt Nam, tiêu thụ nội địa các sản phẩm xi măng trong năm 2015 sẽ tăng khoảng 4-5 triệu tấn so với năm nay, trong khi lượng xi măng xuất khẩu sẽ vẫn giữ được ổn định. Đây là cơ sở để chúng ta lạc quan hơn về thị trường tiêu thụ sản phẩm xi măng trong năm 2015 và những năm tiếp theo.

 Cơ hội:

- Nhu cầu xi măng trong nước đang gia tăng với tốc độ cao

- Xu thế hội nhập làm cho mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với nước ngoài tăng lên

4.2.1.2 Yếu tố chính trị, pháp lý

Tình hình chính trị- xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cơ bản ổn định, chính sách đối ngoại đặc biệt là luật đầu tư nước ngoài thông thoáng hơn tạo thuận lợi tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp yên tâm trong việc mở rộng thị trường, tăng năng lực và phạm vi hoạt động của mình.

Chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa cũng đã thông thoáng hơn tạo điều kiện giao thương mua bán giữa Việt Nam và quốc tế. Các công ty biết nắm bắt cơ hội, am hiểu rõ thị trường quốc tế sẽ có nhiều điều kiện để phát triển kinh doanh.

Riêng ngành Vật liệu xây dựng, năm 2012, Bộ Xây dựng đã ban hành thông tư số 09/2012/TT-BXD quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng. Theo Thông tư, Bộ Xây dựng yêu cầu các công trình xây dựng

được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung theo lộ trình, trong đó: Từ ngày 15/01/2013, phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung đối với công trình tại đô thị loại 3 trở lên và tối thiểu 50%

tại các khu vực còn lại; sau năm 2015, tất cả các công trình xây dựng đều phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung. Riêng các công trình xây dựng từ 09 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn, từ nay đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây.

Đối với các công trình đã được cấp phép xây dựng hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án trước ngày 15/01/2013 thì thực hiện như giấy phép đã được cấp hoặc quyết định đã được phê duyệt nhưng Bộ Xây dựng vẫn khuyến khích chủ đầu tư thay đổi thiết kế để sử dụng vật liệu không nung.

Cơ hội:

 Chính sách VLXD không nung mở ra một cơ hội mới cho dòng xi măng Công Nghiệp,

 Chính sách xuất khẩu thông thoáng tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường ra bên ngoài, đồng thời Việt Nam nằm ở cửa ngõ Đông Nam Á nên dễ dàng xuất khẩu ra thị trường thế giới.

4.2.1.3 Yếu tố văn hóa, xã hội

Nhân khẩu:

Hiện nay Việt Nam là một trong những nước dân số đông, tỷ lệ lao động cao.

Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa năm nay, tổng dân số Việt Nam đạt gần 90,5 triệu người, trong đó nam chiếm hơn 49%, nữ chiếm gần 51%. Sự gia tăng dân số làm cho nhu cầu về xi măng tăng lên tương ứng, đồng thời tạo điều kiện thuận cho phát triển nguồn nhân lực của Công ty.

Tập quán

- Quan niệm của người dân là “làm nhà cho cả đời” nên họ chỉ tin tưởng vào những nhãn mác xi măng đã có uy tín để lựa chọn, cho dù giá cả có cao hơn.

- Tập quán xây dựng trong nhân dân là một trong những yếu tố tác động đến sản lượng tiêu thụ xi măng trên thị trường.

4.2.1.4 Yếu tố công nghệ

Xu hướng phát triển công nghệ sản xuất xi măng trong thế kỷ 21 đòi hỏi các nhà máy phải đổi mới cả công nghệ lẫn nguyên vật liệu sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành và giảm thiểu ỗ nhiễm môi trường.

4.2.1.5 Yếu tố môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cả về hai mặt: nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm xi măng công nghiệp của công ty xi măng vicem hà tiên giai đoạn 2015 2016 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)