Chương 3: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ
3.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cao su Đồng Phú trong năm 2014
3.2.1. Ngành nghề và phạm vi kinh doanh của công ty Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là:
Trồng, khai thác và chế biến cao su. Thanh lý vườn cây cao su.
Khai thác và chế biến gỗ cao su.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Thương nghiệp buôn bán.
Đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng trong và ngoài khu công nghiệp, xây dựng dân dụng, công nghiệp.
Đầu tư và kinh doanh địa ốc.
Vườn cây cao su tập trung ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, có một phần ở Thị xã Đồng Xoài – Bình Phước và huyện Phú Giáo – Bình Dương.
Phạm vi kinh doanh của công ty:
Mủ cao su: xuất khẩu đi nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như Hàn quốc, Đài loan, Nhật bản, Châu Âu, Singapore, Hàn Quốc, ... Ngoài ra, sản phẩm của công ty còn bán trong thị trường nội địa cho các công ty thương mại và sản xuất khắp cả nước.
Gỗ cao su: Bán chủ yếu cho các công ty chế biến gỗ ở khu vực các tỉnh Đông Nam bộ như Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh.
3.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2014 Tổng diện tích vườn cây kinh doanh của công ty là 7.321,78 ha.
Sản lượng khai thác năm 2014 là 16.721 tấn, vượt 8,2% so với kế hoạch năm.
Năng suất đạt 2,07 tấn/ha, là công ty có bốn năm liên tiếp có năng suất cao nhất trong Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam.
Sản lượng tiêu thụ trong năm 2014 đạt: 20.197,7650 tấn.
Thu nhập bình quân đạt trên 6,5 triệu/người/tháng (năm 2013 là 7,4 triệu/người/tháng).
Bảng 3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2014.
Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch năm (đã điều chỉnh)
Thực hiện trong năm
So sánh với kế hoạch năm (%)
Sản lượng khai thác Tấn 15.150 16.721 110,37
Doanh thu Tỷ 870 909,721 104,57
Lợi nhuận Tỷ 180,747 271,764 150,35
Nguồn: Phòng kế hoạch (2014).
Nhìn chung, do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nên năm 2014 cũng là một năm khó khăn của kinh tế Việt Nam nói chung và của Công ty cổ phần sao su Đồng phú nói riêng. Giá cả cao su trên thị trường thế giới giảm mạnh, ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty không đạt kế hoạch mặc dù sản lượng có vượt kế hoạch. Bù lại, nhờ tăng sản lượng, kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận ở cả phần bán gỗ cây cao su và hoạt động tài chính nên tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty vượt kế hoạch trên 5%.
Kết quả kinh doanh năm 2014 của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú như sau:
Sản lượng cao su tháng 12 đạt 2.628,2 tấn. Lũy kế đến cuối kỳ, sản lượng cao su đạt 21.947 tấn, trong đó 16.721 tấn cao su khai thác.
Doanh thu tiêu thụ năm 2014 đạt 909,721 tỷ đồng, tăng 4,57% kế hoạch năm.
Lợi nhuận gộp về sản xuất kinh doanh năm 2014 đạt 271 tỷ đồng, giảm 33,49% so với cùng kỳ năm trước và tăng 50,35% kế hoạch năm.
Giá bán cao su bình quân tháng 12 đạt 32,7 triệu đồng/tấn. Giá bán bình quân năm 2014 đạt 38,3 triệu đồng/tấn, giảm 27,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2014, công ty đã không hoàn thành theo kế hoạch ban đầu đã đề ra.
Công ty đã phải điều chỉnh kế hoạch nhiều lần do một số nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan: Do giá bán mủ cao su giảm nhanh đồng thời thị trường bị đóng băng nên tình hình kinh doanh khó khăn. Năm 2013 giá cao su là 63 triệu/tấn đến gần năm 2014, giá cáo su còn 53 triệu/tấn, giá bán cao su của công ty tháng 10/2014 chỉ ở mức 34,2 triệu đồng/tấn. Bình quân 10 tháng, giá cao su bán ra đạt 40 triệu đồng/tấn, vẫn thấp hơn mức kế hoạch 42,5 triệu đồng/tấn được dự kiến trước đó. Giá cao su giảm sâu so với dự kiến là nguyên nhân chủ yếu làm cho các doanh nghiệp cao su bị "vỡ kế hoạch".
Nguyên nhân chủ quan:
Công ty chưa tìm được đối tác bao tiêu sản phẩm.
Sản phẩm còn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Mà thị trường Trung Quốc thì thường không ổn định.
Sản phẩm của công ty chưa đa dạng, chưa có sản xuất cao su mủ tờ như trên thị trường hiện nay.
Công tác phân tích, đánh giá thị trường chưa được Công ty đầu tư nghiên cứu.
Công tác quảng bá tiếp thị tới những thị trường ổn định như thị trường Châu Âu chưa được Công ty chú trọng.
Công ty chưa tự chủ được giá bán, còn phải phụ thuộc vào cơ chế của Tập đoàn.
Bộ phận lập kế hoạch kinh doanh chưa được đào tạo bài bản thậm chí là không đúng chuyên môn, nên công tác lập kế hoạch chưa bám sát vào thực tế sản xuất cũng như chưa bám sát thị trường.