Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty cổ phần cao su đồng phú bình phước giai đoạn 2015 2016 (Trang 33 - 37)

Chương 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

4.1. Môi trường bên ngoài

4.1.1. Môi trường vĩ mô

Theo The Rubber Economist và IRSG thì tình trạng cung vượt cầu như hiện nay sẽ kéo dài ít nhất là đến năm 2016. Đó cũng chính là hệ lụy của làn sóng toàn cầu trồng cao su giai đoạn 2007 – 2009 trước đây, khi mà giá cao su trong xu hướng tăng tích cực. Giai đoạn 2013 – 2016 sẽ là thời gian mà những diện tích cao su trồng trong giai đoạn 2007 – 2009 đưa vào khai thác dẫn đến nguồn cung tăng mạnh.

Trong giai đoạn 2013 – 2016, sản lượng sản xuất dự báo sẽ tăng trưởng 2%/năm trong khi đó sản lượng tiêu thụ được dự báo tăng trưởng là 3%/năm vì vậy khoảng cách cung cầu sẽ được thu hẹp dần trong 2 năm tới cho đến năm 2016. Tuy nhiên có thể thấy được động lực để giá cao su tăng trưởng mạnh trong vài năm tới là khá thấp.

Ngoài ra, theo dự báo của ông Trần Ngọc Thuận (Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) tại hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014 của Công ty TNHH Một thành viên Cao su Dầu Tiếng thì giá mủ cao su trong năm 2015 sẽ tiếp tục ở mức thấp, trên dưới 30 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, 50% cao su trên thế giới là cao su nhân tạo làm từ dầu mỏ. Mà hiện nay, giá dầu thế giới đang xuống thấp, sẽ kéo theo giá cao su nhân tạo xuống theo. Do đó, có thể dự báo là giá cao su sẽ không thể tăng trong năm tới.

Như vậy, nếu sản lượng cao su cứ tiếp tục tăng trong khi nhu cầu của thị trường ít biến động thì giá cao su sẽ tiếp tục giảm. Do đó, công ty CP cao su Đồng

Phú sẽ phải đối mặt với nguy cơ doanh thu và lợi nhuận sẽ bị giảm vì nhu cầu của thị trường ít thay đổi (T1).

4.1.1.2. Điều kiện về xã hội

Ngoài nhiệm vụ sản xuất chính trên địa bàn tỉnh Bình Phước, thực hiện chủ trương phát triển chung của Chính Phủ và Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt nam, năm 2010 Công ty đã triển khai dự án trồng 10.000 ha cao su tại Campuchia và gần 4.000 ha cao su tại tỉnh Đăk Nông, đến nay đã cây trồng đang phát triển rất tốt và đang chuẩn bị đi vào giai đoạn khai thác. Thêm vào đó, để phục vụ phát triển kinh tế của nhân dân địa phương Công ty đã mở Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp để hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp hỗ trợ nhân dân địa phương cách chăm sóc và khai thác cao su tiểu điền.

Trong năm 2014, mặc dù giá cao su giảm, Công ty đã thu mua với sản lượng lớn hơn 4.000 tấn (tương đương 27% sản lượng của công ty) nhằm hỗ trợ cao su tiểu điền và ổn định giá cao su nguyên liệu tại địa phương, ... làm đòn bẩy cho địa phương phát triển mạnh cây cao su, giúp bà con nông dân xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu, tạo công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc vào làm công nhân, góp phần xây dựng địa phương ngày càng phồn vinh. Trong năm 2014, công đoàn công ty đã nâng cấp, sửa chữa 102 căn nhà của công nhân với tổng kinh phí 2,97 tỷ đồng và xây dựng 8 căn nhà tình thương với tổng số tiền hơn 250 triệu đồng. Do vậy, công ty luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ từ địa phương (O1).

4.1.1.3. Điều kiện về công nghệ

Trước năm 1997, công nghệ sản xuất của Công ty được thực hiện trên những thiết bị cũ kĩ lạc hậu, tiêu tốn nhiều nhân công lao động và năng lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất ra không đồng đều, chủ yếu xuất khẩu qua Trung Quốc và tiêu thụ nội địa. Hiện nay, Công ty đang áp dụng các công nghệ hiện đại của Malaysia và Cộng hòa Liên bang Đức vào 2 nhà máy của mình để phục vụ cho quá trình sản xuất:

 Nhà máy chế biến Tân Lập: Chuyên sản xuất mủ Latex (kem) với công suất: 6.000 tấn/năm. Công nghệ tiên tiến của tập đoàn Wesftalia (CHLB Đức). Sản phẩm của nhà máy gồm mủ cao su Latex HA, Latex LA.

 Nhà máy chế biến Thuận Phú: Chuyên sản xuất mủ khối SVR 3L, SVR 10, SVR CV 60. Công nghệ tiên tiến của Malaysia. Công suất 16.000 tấn/năm.

Công Ty Cổ Phần Cao Su Đồng Phú quản lý sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đã được tổ chức QMS (Australia) và QUACERT (Việt Nam) đồng chứng nhận. Ngoài ra bộ phận kiểm phẩm của Công ty được văn phòng công nhận chất lượng Việt Nam (VILAS) công nhận phòng thí nghiệm hoạt động theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005.

Tuy nhiên, quy trình sản xuất của công ty vẫn còn là kiểu bán tự động. Dây chuyền sản xuất mủ tạp đã lâu đời, đồng thời trong những tháng cao điểm, dây chuyền sản xuất phải hoạt động liên tục, nên máy móc bị hỏng, làm gián đoạn quá trình sản xuất. Ngoài ra, nguyên vật liệu còn bị rơi vãi trong quá trình sản xuất, nên sẽ dẫn đến làm tăng chi phí sản xuất.

4.1.1.4. Điều kiện về vật chất

Với đặc điểm của cây cao su thích hợp trồng ở vùng đất đỏ bazan và khí hậu nhiệt đới, nên cây cao su thích hợp trồng ở các tình miền đông nam bộ. Bình phước là một tỉnh có điều kiện thích hợp để phát triển cây cao su.

Biểu 4.1: Cơ cấu phân bổ cây cao su trong cả nước năm 2014.

Nguồn: VRA(năm 2014).

Theo VRA, xét trong các tỉnh trọng điểm thì Bình Phước và Bình Dương là 2 tỉnh có diện tích trồng cao su lớn nhất cả nước. Trong đó, Bình Phước chiếm 22%

diện tích cả nước và 36% tổng diện tích trồng cao su của vùng Đông Nam Bộ. Bình Dương chiếm khoảng 18%, kế đến là Tây Ninh 10%, Gia Lai 11%, Đồng Nai 6%

diện tích cả nước. Năng suất cao nhất tập trung ở 3 tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, bình quân đạt 2 tấn/ha, cao hơn mức bình quân cả nước là 1,74 tấn/ha.

27% 55%

15%

3%

Cơ cấu phân bổ cây cao su trong cả nước Đông nam bộ Tây nguyên

Duyên hải miền trung Miền bắc

Hình 4.1:Năng suất khai thác cao su của các tỉnh tiêu biểu trong cả nước năm 2014.

Nguồn: VRA(năm 2014).

Do cây cao su có đặc điểm là mủ khi được cạo ra khỏi cây sẽ nhanh chóng bị đông trong thời gian ngắn. Chính vì vậy mà công ty đã bố trí các nông trường và nhà máy gần vườn cây để thuận lợi cho việc vận chuyển và sản xuất. Nhờ vậy mà công ty có được hiệu quả kinh tế cao trong nhiều năm qua. Và công ty đã có những quyết định đúng đắn khi đầu tư xây dựng 6 nông trường và 2 nhà máy ở gần các nơi trồng cao su, mặc dù ban đầu sẽ tốn kém nhiều chi phí khi xây dựng.

Công ty có nhiều nông trường và nhà máy đặt gần các vườn cây, nên đảm bảo được nguồn nguyên liệu mủ nước không bị đông nhanh trước khi đưa về nhà máy, phục vụ cho quá trình sản xuất

Nhận xét: Vị trí giao thông thuận tiện nên công ty sẽ có được lợi thế trong việc vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa xuất khẩu và kinh doanh nội địa (O2).

Đồng thời, công ty nằm trồng vùng có điều kiện địa lý thích hợp nên cho năng suất khai thác cao (O3).

4.1.1.5. Điều kiện về chính trị - pháp luật

Không chỉ là doanh nghiệp có thương hiệu mạnh và uy tín trên thị trường, với nhiều thành tích trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh. Công ty là một điểm sáng của Tỉnh và Ngành: mạnh về kinh tế, vững về an ninh – quốc phòng, nghiêm minh về pháp luật. Ngày 21/1/2015 lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh và Công ty cổ phần cao su Đồng Phú đã ký kết thỏa thuận hợp tác, nhằm giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro, giảm gánh nặng chi phí và được tiếp cận các dịch vụ tối ưu từ cơ quan hải quan.

Công ty đã thực hiện tốt vai trò của Doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn. Như vậy,

công ty sẽ được hỗ trợ từ các cơ quan hải quan của tỉnh Bình Phước, hạn chế được rủi ro trong xuất khẩu hàng hóa (O4).

Ngoài ra, trước tình hình khó khăn chung của ngành cao su, bộ tài chính đã điều chỉnh thuế xuất khẩu những mặt hàng cao su (latex, cao su hỗn hợp, cao su tổng hợp) hiện có thuế xuất khẩu 3% và 5% giảm xuống còn 1% và sẽ không tăng thuế xuấu khẩu đối với những mặt hàng cao su tự nhiên (cao su định chuẩn kỹ thuật, cao su tờ xông khói) đang có mức thuế suất 0%.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty cổ phần cao su đồng phú bình phước giai đoạn 2015 2016 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)