KIỂM ĐỊNH THANG ĐO

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hành vi của bác sĩ với sự tin tưởng, sự hài lòng và lòng trung thành của người bệnh một nghiên cứu tại các bệnh viện tỉnh lâm đồng (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO

Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (với giá trị hội tụ, giá trị phân biệt). Trong quá trình kiểm định này các biến không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ.

4.2.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha)

Tiêu chí áp dụng trong kiểm định Cronbach’s Alpha như đã giới thiệu ở phần xử lý dữ liệu là thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 và các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn hoặc bằng 0.3.

Kết quả sau khi chạy Cronbach’s Alpha ở Bảng 4.3 cho thấy tất cả các thang đo đều thỏa điều kiện trên nên được chấp nhận và đưa vào phân tích tiếp theo.

Bảng 4.3: Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu loại bỏ biến

Phương sai nếu loại bỏ biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

bỏ biến 1. Thang đo Sự lắng nghe của bác sĩ: Cronbach's Alpha=0.885

SLN1 14.39 12.207 .731 .858

SLN2 14.35 12.221 .722 .860

SLN3 14.42 12.253 .720 .861

SLN4 14.37 12.088 .734 .858

SLN5 14.51 12.560 .704 .865

2. Thang đo Sự giải thích của bác sĩ: Cronbach's Alpha=0.843

SGT1 14.96 9.771 .635 .815

SGT2 14.97 9.893 .683 .802

SGT3 15.00 9.370 .698 .797

SGT4 15.01 10.199 .591 .826

SGT5 14.70 10.103 .637 .814

3. Thang đo Nghiệp vụ chuyên môn của bác sĩ: Cronbach's Alpha=0.852

NVC1 9.99 5.784 .721 .799

NVC2 10.14 6.241 .717 .802

NVC3 10.11 6.207 .718 .801

NVC4 9.83 6.117 .622 .843

4. Thang đo Sự hài lòng của bệnh nhân: Cronbach's Alpha=0.911

SHL1 10.36 8.825 .762 .897

SHL2 10.43 8.945 .821 .876

SHL3 10.52 8.885 .809 .880

SHL4 10.60 9.136 .798 .884

5. Thang đo Sự tin tưởng của bệnh nhân: Cronbach's Alpha=0.874

STT1 10.16 6.938 .766 .824

STT2 10.25 7.473 .714 .845

STT3 10.06 7.513 .736 .837

STT4 10.13 7.539 .705 .848

6. Thang đo Lòng trung thành của bệnh nhân: Cronbach's Alpha=0.919

LTT1 13.26 15.095 .754 .908

LTT2 13.21 14.435 .819 .895

LTT3 13.19 14.512 .827 .894

LTT4 13.30 14.115 .817 .896

LTT5 13.09 14.882 .743 .911

4.2.2. Kiểm định độ giá trị thang đo (EFA)

Tương tự như đã trình bày rõ ở phần xử lý dữ liệu, phân tích nhân tố chỉ được xem là thích hợp khi hệ số KMO > 0.5 và sig. < 0.05, các biến có hệ số tải nhỏ hơn 0.5 và chênh lệch trọng số nhân tố trong cùng một biến < 0.3 sẽ bị loại. Phương pháp trích Principle Axis Factoring được sử dụng kèm phép quay Promax, chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại, tổng phương sai trích TVE phải lớn hơn 50%.

- EFA với các biến độc lập: Sự lắng nghe của bác sĩ, sự giải thích của bác sĩ, nghiệp vụ chuyên môn của bác sĩ.

Kết quả Bảng 4.4 cho thấy, tất cả các biến quan sát phân tán thành 3 nhân tố, chỉ số KMO là 0.891, kiểm định Barlett’s với mức ý nghĩa (p_value) sig. = 0.000, tổng phương sai trích được là 59.5%, như vậy việc phân tích nhân tố cho các biến

độc lập này là phù hợp. Tuy nhiên trong bảng kết quả thể hiện, có hai biến không đạt là biến SGT1 do hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 và biến NVC4 có hệ số tải lớn hơn 0.5 nhưng lại tải lên cả 2 nhân tố với chênh lệch hệ số tải < 0.3. Vì vậy các biến này đã bị loại ra khỏi thang đo.

Sau khi loại các biến SGT1, NVC4 kết quả phân tích EFA lần 2 (Bảng 4.4) cũng trích được 3 nhân tố với các hệ số KMO, sig., TVE, Eigenvalue và các hệ số tải nhân tố đều thỏa yêu cầu. Trong đó TVE trích được 60.1% , theo Hùng (2011) tổng phương sai trích được từ 60% trở lên là tốt. Như vậy phần phương sai của các biến độc lập trên tham gia vào mô hình lớn nên thang đo đạt giá trị hội tụ. Số lượng nhân tố trích đủ nên cũng đạt về giá trị phân biệt. Do đó, các biến quan sát này được sử dụng trong các bước phân tích dữ liệu tiếp theo.

Bảng 4.4:Kết quả EFA cho các biến độc lập

Kết quả EFA lần 1 Kết quả EFA lần 2

Nhân tố Nhân tố

Biến

1 2 3 Biến

1 2 3

SLN3 .836 SLN3 .846

SLN2 .796 SLN4 .794

SLN4 .794 SLN2 .787

SLN1 .751 SLN1 .736

SLN5 .708 SLN5 .697

SGT4 .801 SGT4 .781

SGT5 .772 SGT5 .756

SGT3 .684 SGT3 .653

SGT2 .623 SGT2 .570

SGT1 .465 Loại

NVC2 .879 NVC2 .891

NVC1 .783 NVC1 .776

NVC3 .774 NVC3 .703

NVC4 .367 .501 Loại

Eigenvalue 6.344 1.844 1.336 Eigenvalue 5.372 1.721 1.295

KMO .891 KMO .857

Bartlett's test với sig. .000 Bartlett's test với sig. .000

Tổng phương sai trích được 59.5% Tổng phương sai trích được 60.1%

- EFA với các biến phụ thuộc, trung gian: Sự hài lòng của bệnh nhân, sự tin tưởng của bệnh nhân lòng trung thành của bệnh nhân.

Bảng 4.5: Kết quả EFA cho các biến phụ thuộc

Nhân tố Biến

1 2 3

LTT3 .879

LTT2 .857

LTT1 .824

LTT4 .819

LTT5 .670

SHL3 .856

SHL2 .846

SHL4 .843

SHL1 .783

STT2 .846

STT1 .829

STT3 .741

STT4 .662

Eigenvalue 7.341 1.309 1.236

KMO .917

Bartlett's test với sig. .000

Tổng phương sai trích được 68.92%

Bảng 4.5 cho thấy tất cả các biến quan sát phân tán thành 3 nhân tố với các chỉ số KMO là 0.917, sig. = 0.000, TVE trích được 68.92%, Eigenvalue đều lớn hơn 1, các hệ số tải lớn hơn 0.5 và chỉ tải lên một nhân tố. Như vậy với tổng phương sai trích khá tốt và số lượng nhân tố trích đủ nên thang đo của các biến phụ thuộc và trung gian đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Các biến quan sát này tiếp tục được sử dụng cho phân tích dữ liệu tiếp theo.

4.2.3. Thang đo nghiên cứu hoàn chỉnh

Sau các bước kiểm tra độ tin cậy và phân tích EFA cho toàn bộ 3 yếu tố độc lập, 2 yếu tố trung gian và 1 yếu tố phụ thuộc, mô hình nghiên cứu không thay đổi nhưng có một số biến không đạt yêu cầu đã bị loại bỏ. Thang đo hoàn chỉnh được sử dụng cho nghiên cứu tiếp theo trong Bảng 4.6.

Bảng 4.6: Thang đo hoàn chỉnh sau kiểm định

Khái niệm Số biến quan sát Cronbach’s Alpha

Sự lắng nghe của bác sĩ 5 0.885

Sự giải thích của bác sĩ 4 0.843

Nghiệp vụ chuyên môn của bác sĩ 3 0.852

Sự hài lòng của bệnh nhân 4 0.911

Sự tin tưởng của bệnh nhân 4 0.874

Lòng trung thành của bệnh nhân. 5 0.919

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hành vi của bác sĩ với sự tin tưởng, sự hài lòng và lòng trung thành của người bệnh một nghiên cứu tại các bệnh viện tỉnh lâm đồng (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)