CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.6. PHÂN TÍCH KHÁC BIỆT TRUNG BÌNH CÁC MẪU
Phân tích sự khác biệt trung bình được thực hiện đối với các bệnh nhân khám và chữa bệnh tại các bệnh viện tỉnh Lâm Đồng nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho các bệnh viện, đội ngũ y bác sĩ để tiếp cận người bệnh theo hướng phù hợp nhất. Kết quả phân tích khác biệt trung bình được trình bày cụ thể dưới đây:
Thực hiện phân tích khác biệt trung bình giữa các nhóm cho các khái niệm sự hài lòng của bệnh nhân, sự tin tưởng của bệnh nhân, lòng trung thành của bệnh nhân theo các thuộc tính: Khoa khám chữa bệnh, hình thức khám chữa bệnh, loại hình khám chữa bệnh và các đặc điểm nhân khẩu học giới tính, nhóm tuổi, nghề nghiệp và mức thu nhập.
Các giả thuyết Hi,j: Không có sự khác biệt trong đánh giá về sự hài lòng của bệnh nhân, sự tin tưởng của bệnh nhân và lòng trung thành của bệnh nhân (tương ứng với các giá trị i = 1, 2, 3) theo các thuộc tính trên (tương ứng với các giá trị j = 1-> 7). Giả thuyết thay thế là có ít nhất sự khác biệt trong đánh giá giữa hai nhóm khác nhau.
Trong phần kiểm tra các giả định ở trên, cho thấy mẫu nghiên cứu có dạng phân phối chuẩn nên phân tích ANOVA một chiều (One - way ANOVA) với phân bố chuẩn được thực hiện.
4.6.1. Phân tích khác biệt cho các thuộc tính chung
Khác biệt giữa các nhóm đối với thuộc tính khoa khám chữa bệnh:
- H1,1: Không có sự khác biệt về sự hài lòng của bệnh nhân giữa các khoa khám chữa bệnh.
- H2,1: Không có sự khác biệt về sự tin tưởng của bệnh nhân giữa các khoa khám chữa bệnh.
- H3,1: Không có sự khác biệt về lòng trung thành của bệnh nhân giữa các khoa khám chữa bệnh.
- Kết quả phân tích từ ANOVA (One - way ANOVA) (Phụ lục 4) cho biết:
Trong bảng kiểm định phương sai đồng nhất, các giá trị sig. (Levene) đều lớn hơn 5%, như vậy giả định về phương sai đồng nhất được chấp nhận. Trong bảng kiểm định ANOVA, giá trị sig. của các giả thuyết H1,1, H2,1, H3,1 đều nhỏ hơn 0.05 lần lượt là 0.032, 0.033, 0.047, như vậy các giả thuyết này đều bị bác bỏ hay có sự khác biệt về sự hài lòng, sự tin tưởng và lòng trung thành của bệnh nhân giữa các khoa khám chữa bệnh. Cụ thể dựa vào kiểm định hậu ANOVA (post hoc test) ta thấy được sự khác biệt này nằm ở hai nhóm là khoa nội và khoa ngoại, trong đó khoa nội được bệnh nhân đánh giá cao hơn với trung bình là 3.655 > 3.28 cho sự hài lòng của bệnh nhân, 3.524 > 3.19 cho sự tin tưởng của bệnh nhân, và 3.45 > 3.11 cho lòng trung thành của bệnh nhân. Các nhà quản lý bệnh viện, đội ngũ y bác sĩ cần quan tâm chu đáo hơn đến những bệnh nhân khoa ngoại để họ cảm thấy hài lòng, tin tưởng và trung thành hơn.
Tương tự, thực hiện phân tích cho các thuộc tính hình thức khám chữa bệnh, loại hình khám chữa bệnh bằng t - test (Independent - Samples T test) tương ứng với các giả thuyết:
- H1,2: Không có sự khác biệt về sự hài lòng của bệnh nhân giữa hình thức khám chữa bệnh.
- H2,2: Không có sự khác biệt về sự tin tưởng của bệnh nhân giữa hình thức khám chữa bệnh.
- H3,2: Không có sự khác biệt về lòng trung thành của bệnh nhân giữa hình thức khám chữa bệnh.
- H1,3: Không có sự khác biệt về sự hài lòng của bệnh nhân giữa loại hình khám chữa bệnh.
- H2,3: Không có sự khác biệt về sự tin tưởng của bệnh nhân giữa loại hình khám chữa bệnh.
- H3,3: Không có sự khác biệt về lòng trung thành của bệnh nhân giữa loại hình khám chữa bệnh.
kết quả (Phụ lục 4) cho thấy, tất cả các giả thuyết trên tuy thỏa điều kiện về phương sai đồng nhất (sig. (Levene) đều lớn hơn 5%) nhưng không có sự khác biệt nào do mức ý nghĩa thống kê sig. > 0.05. Như vậy, giữa bệnh nhân nội trú và ngoại trú, có bảo hiểm y tế và không có bảo hiểm y tế họ đánh giá như nhau về quá trình khám chữa bệnh của đội ngũ bác sĩ. Điều đó cho thấy, các chính sách bảo hiểm y tế hiện nay cũng được cải thiện tích cực vì không còn xảy ra hiện tượng phân biệt giữa người khám bảo hiểm y tế và người khám không có bảo hiểm y tế, các thủ tục cho việc khám bảo hiểm y tế cũng không còn rườm rà, chờ đợi lâu như trước đây.
4.6.2. Phân tích khác biệt cho các thuộc tính nhân khẩu học Các giả thuyết khác biệt theo nhóm giới tính:
- H1,4: Không có sự khác biệt về sự hài lòng của bệnh nhân giữa nam và nữ.
- H2,4: Không có sự khác biệt về sự tin tưởng của bệnh nhân giữa nam và nữ.
- H3,4: Không có khác biệt về lòng trung thành của bệnh nhân giữa nam và nữ.
Kết quả t – test (Phụ lục 4) cho thấy, giả định về phương sai đồng nhất được chấp nhận sig. (Levene) đều lớn hơn 0.05, nhưng không có sự khác biệt giữa hai
nhóm nam và nữ cho các đánh giá trên sig. đều lớn hơn 5% không có ý nghĩa thống kê. Như vậy các giả thuyết H1,4, H2,4, H3,4 đều được chấp nhận hay các giả thuyết nghiên cứu bị bác bỏ.
Tương tự phân tích ANOVA cho các thuộc tính nhóm tuổi, nghề nghiệp và mức thu nhập của bệnh nhân với các giả thuyết tương ứng dưới đây:
- H1,5: Không có khác biệt về sự hài lòng của bệnh nhân giữa các nhóm tuổi - H2,5: Không có khác biệt về sự tin tưởng của bệnh nhân giữa các nhóm tuổi.
- H3,5: Không có khác biệt về lòng trung thành của bệnh nhân giữa các nhóm tuổi.
- H1,6: Không có khác biệt về sự hài lòng của bệnh nhân giữa các nhóm nghề nghiệp.
- H2,6: Không có khác biệt về sự tin tưởng của bệnh nhân giữa các nhóm nghề nghiệp.
- H3,6: Không có khác biệt về lòng trung thành của bệnh nhân giữa các nhóm nghề nghiệp.
- H1,7: Không có khác biệt về sự hài lòng của bệnh nhân giữa các nhóm về mức thu nhập.
- H2,7: Không có khác biệt về sự tin tưởng của bệnh nhân giữa các nhóm về mức thu nhập.
- H3,7: Không có khác biệt về lòng trung thành của bệnh nhân giữa các nhóm về mức thu nhập.
Kết quả (Phụ lục 4) cho thấy, tất cả các giả thuyết của các thuộc tính này đều không có sự khác biệt nào giữa các nhóm (sig. (Levene) lớn hơn 5% đạt yêu cầu phương sai đồng nhất nhưng sig. trong bảng ANOVA lớn hơn 0.05 không thỏa điều kiện khác biệt).
Trên quan điểm của ngành y coi mọi đối tượng khám chữa bệnh là như nhau, đều là những người cần được chăm sóc về sức khỏe. Bên cạnh đó, việc thực hiện theo quy định về nguyên tắc đảm bảo tính công bằng trong quá trình khám và chữa bệnh đó là: Không phân biệt đối xử với bệnh nhân ở mọi tầng lớp, người bệnh có bảo hiểm y tế và không có bảo hiểm y tế; mỗi người khi có nhu cầu khám chữa
bệnh thì được sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh theo hướng ”mọi người có bệnh như nhau sẽ được chăm sóc y tế như nhau, không phụ thuộc vào khả năng chi trả”
(Hùng, 2014). Kết quả phân tích ANOVA cho các biến thuộc tính nhân khẩu học đã không xảy ra sự khác biệt giữa các nhóm, như vậy đội ngũ bác sĩ tại các bệnh viện trên đã thực hiện tốt theo nguyên tắc công bằng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh đối với bệnh nhân.