CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI

Một phần của tài liệu Tích hợp gis và phân tích đa tiêu chuẩn trong đánh giá đất đai và đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững (Trang 23 - 28)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

I.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI

Từ những thập niên 50 của thế kỷ này, việc đánh giá khả năng sử dụng đất được xem như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất. Xuất phát từ những nghiên cứu riêng lẻ của từng quốc gia, về sau phương pháp đánh giá đất đai của nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới và các tổ chức quốc tế quan tâm, do

Nguyễn Minh Quân – K2010 – Quản lý Môi Trường 10 vậy trở thành một trong những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng và đặt biệt gần gũi với các nhà quy hoạch, người hoạch định chính sách đất đai và người sử dụng.

Những nghiên cứu và các hệ thống đánh giá đất đai sau đây khá phổ biến:

- Phân loại khả năng đất có tưới (Irrigation land suitability classification) của cục cải tạo đất đai - Bộ Nông nghiệp Mỹ (USBR) biên soạn năm 1951. Phân loại gồm 6 lớp (classes), từ lớp có thể trồng đƣợc (Arable) đến lớp có thể trồng trọt đƣợc một cách có giới hạn (Limited arable) đến lớp không thể trồng trọt đƣợc (Non-arable).

Trong phân loại này, ngoài đặc điểm đất đai, một số chỉ tiêu kinh tế cũng đƣợc xem xét nhƣng giới hạn trong phạm vi thủy lợi.

- Phân hạng khả năng đất đai (The land capability classification) do cơ quan bảo vệ đất –Bộ nông nghiệp Mỹ soạn thảo (gọi tắt là USDA), 1961. Mặc dù hệ thống này được xây dựng riêng cho hoàn cảnh nước Mỹ, nhưng những nguyên lý của nó được ứng dụng ở nhiều nước. Trong đó, phân hạng đất đai chủ yếu dựa vào những hạn chế của đất đai gây trở ngại đến sử dụng đất, những hạn chế khó khắc phục cần phải đầu tƣ về vốn, lao động, kỹ thuật,… mới có thể khắc phục đƣợc. Hạn chế đƣợc chia thành 2 mức: hạn chế tức thời và hạn chế lâu dài. Đất đai đƣợc xếp hạng chủ yếu dựa vào hạn chế lâu dài (vĩnh viễn). Hệ thống đánh giá đất đai chia ra làm 3 cấp:

lớp (class), lớp phụ (sub-class) và đơn vị (unit). Đất đai đƣợc chia làm 8 lớp và những hạn chế tăng dần từ lớp I đến lớp VIII, từ lớp I đến lớp IV có khả năng sử dụng cho nông-lâm nghiệp, lớpV đến lớp VII chỉ có thể sử dụng cho lâm nghiệp, lớp VIII chỉ sử dụng cho các mục đích khác.

- Phương pháp đánh giá phân hạng đất ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu: Từ thập niên 60, việc phân hạng và đánh giá đất đai cũng đƣợc thực hiện, quá trình này được chia làm 3 bước: (i).Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng; (ii).Đánh giá khả năng sản xuất (kết hợp xem xét các yếu tố khí hậu, địa hình,…); (iii).Đánh giá đất đai dựa vào kinh tế (chủ yếu là khả năng sản xuất hiện tại của đất đai). Phương pháp này quan tâm chủ yếu đến yếu tố tự nhiên, có xem xét về khía cạnh kinh tế-xã hội trong sử dụng đất đai nhƣng chƣa đầy đủ.

- Ngoài ra, ở Anh, Canada, Ấn Độ,… đều phát triển hệ thống đánh giá đất đai, đa số dựa trên yếu tố thổ nhƣỡng để phân cấp đất đai cho các mục tiêu sử dụng đất.

Đến cuối thập niên 60, nhiều quốc gia đã phát triển hệ thống đánh giá đất đai cho riêng mình (các tiêu chuẩn dùng cho đánh giá cũng nhƣ kết quả rất khác nhau), điều này làm cho việc trao đổi kết quả đánh giá đất trên thế giới gặp nhiều khó khăn. Năm 1976, phương pháp đánh giá đất của FAO (A framework for land evaluation, FAO) ra đời, nhằm thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá đất đai trên toàn thế giới. Bên cạnh đánh giá tiềm năng đất đai còn đề cập đến vấn đề kinh tế xã hội của từng loại hình sử dụng đất.

Nguyễn Minh Quân – K2010 – Quản lý Môi Trường 11 Bên cạnh đó, FAO cũng đã ấn hành một số hướng dẫn khác về đánh giá thích nghi đất đai cho từng đối tƣợng:

- Đánh giá đất đai cho nông nghiệp nhờ mƣa (Land evaluation for rained agriculture, 1983).

- Đánh giá đất đai cho nông nghiệp có tưới (Land evaluation for irrigated agriculture, 1985).

- Đánh giá đất đai cho đồng cỏ quảng canh (Land evaluation for extensive gazing, 1989)

- Đánh giá đất đai cho sự phát triển (Land evaluation for development, 1990).

- Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác phục vụ quy hoạch sử dụng đất (Land evaluation and farming system Analysis for land-use planning, 1992).

- Hướng dẫn đánh giá đất đai phục vụ cho quản lý bền vững (An International Framework for land evaluating sustainable management, 1993)

Ngay từ khi mới được công bố, hướng dẫn của FAO đã được áp dụng trong một số dự án phát triển của FAO. Hầu hết các nhà đánh giá đều công nhận tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của chuyên ngành đánh giá đất đai (C.A Van Diepen et al, 1991). Hiện nay, công tác đánh giá đất đai đƣợc thực hiện ở nhiều quốc gia và trở thành một khâu quan trọng trong công tác lập quy hoạch sử dụng đất vùng lãnh thổ.

I.2.2. Đánh giá thích nghi đất đai ở Việt Nam

Ở Việt Nam khái niệm về phân hạng đất đã có từ lâu qua việc phân chia “tứ hạng điền, lục hạng thổ” để thu thuế. Công tác đánh giá, phân hạng đất đã đƣợc nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu và thực hiện nhƣ: Viện Thổ nhƣỡng-Nông hoá, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Tổng cục Quản lý Ruộng đất, các trường Đại học Nông nghiệp. Luật thuế sử dụng đất của Nhà nước cũng được dựa trên cơ sở đánh giá phân hạng đất. Đặc biệt, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp trong nhiều năm qua đã thực hiện nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai. Công tác đƣợc triển khai rộng rãi trên toàn quốc, từ phân hạng đất tổng quan trên toàn quốc (Tôn Thất Chiểu, Hoàng Ngọc Toàn, 1980-1985) đến các tỉnh, thành và các địa phương, với nhiều đối tượng cây trồng, nhiều vùng chuyên canh và các dự án đầu tƣ. Đánh giá đất đai đã trở thành quy định bắt buộc trong công tác quy hoạch sử dụng đất.

+ Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học của Viện Nông hoá Thổ nhƣỡng (Vũ Cao Thái, Nguyễn Văn Thân, Đinh Văn Tỉnh...) đã tiến hành công tác đánh giá phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh. Kết quả bước đầu đã phục vụ cho công tác tổ chức lại sản xuất và làm

Nguyễn Minh Quân – K2010 – Quản lý Môi Trường 12 cơ sở để đề ra quy trình kỹ thuật phân hạng đất đai cho các hợp tác xã và các vùng chuyên canh. Quy trình này bao gồm 4 bước: (1).Thu thập tài liệu, (2).Vạch khoanh đất, (3).Đánh giá và phân hạng chất lƣợng đất và (4).Xây dựng bản đồ phân hạng đất. Các yếu tố đƣợc sử dụng trong đánh giá, phân hạng đất đai vùng đồng bằng bao gồm: loại đất, độ dày tầng đất, độ chặt, xốp, hạn, úng, mƣa, mặn, chua...Các yếu tố đó đƣợc chia thành 4 mức độ thích hợp là rất tốt, tốt, trung bình và kém.

Về phân hạng, Đất đƣợc chia thành 4 hạng từ hạng I đến hạng IV theo thứ tự từ tốt đến xấu. Quy trình này đã đƣợc áp dụng trong một thời gian dài. Tuy nhiên, vấn đề kinh tế và môi trường chưa được nghiên cứu sâu.

+ Để thực hiện chỉ thị 299/TTg của Chính phủ, Tổng cục quản lý ruộng đất đã ban hành dự thảo phương pháp phân hạng đất (Tổng cục Quản lý Ruộng đất, 1981).

Việc phân hạng phải dựa trên các cơ sở: (1).Vùng địa lý thổ nhƣỡng, (2).Loại và nhóm cây trồng, (3).Đặc thù của địa phương, (4).Trình độ thâm canh, (5).Mối tương quan với năng suất cây trồng. Đây là tài liệu hướng dẫn vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn, có thể áp dụng trên diện rộng.

+ Phân loại khả năng thích hợp đất đai (land suitability classification) của FAO đã đƣợc áp dụng đầu tiên trong nghiên cứu “Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất hoang Việt Nam” (Bùi Quang Toản và nnk, 1985). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này việc đánh giá chỉ dựa vào các điều kiện tự nhiên (thổ nhƣỡng, điều kiện thuỷ văn, khả năng tưới tiêu và khí hậu nông nghiệp) và việc phân cấp dừng lại ở cấp phân vị lớp thích nghi (Suitable class).

+ Đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và nnk, 1986) đƣợc thực hiện ở tỷ lệ 1/500.000 dựa trên Phân loại khả năng đất đai (land capability classification) của Bộ Nông nghiệp Mỹ, chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhƣỡng và địa hình. Mục tiêu nhằm sử dụng đất đai tổng hợp. Có 7 nhóm đất đƣợc chia theo mức độ hạn chế, trong đó 4 nhóm đầu có thể sử dụng cho nông nghiệp, nhóm kế tiếp có khả năng cho lâm nghiệp và nhóm cuối cùng có thể sử dụng cho các mục đích khác.

+ Trong chương trình 48C, Viện Thổ Nhưỡng-Nông Hoá do Vũ Cao Thái chủ trì đã nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất Tây nguyên với cây cao su, chè, cà phê và dâu tằm. Đề tài đã vận dụng phương pháp đánh giá khả năng thích nghi đất đai của FAO theo kiểu định tính để đánh giá khái quát tiềm năng đất đai của vùng. Trong đề tài này, việc phân cấp đƣợc dừng lại ở cấp phân vị là lớp thích nghi với 4 cấp: Rất thích nghi (S1), Thích nghi trung bình (S2), Ít thích nghi (S3), Không thích nghi (N).

Các kết quả nghiên cứu đã đƣa ra đƣợc những chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá, phân hạng đất cho từng loại cây trồng, nhƣng các chỉ tiêu đó đơn thuần thiên về thổ nhƣỡng, chƣa đề cập đến vấn đề khí hậu, thuỷ văn và các điều kiện kinh tế xã hội cũng như tác động môi trường.

Nguyễn Minh Quân – K2010 – Quản lý Môi Trường 13 + Năm 1990, Viện Kinh tế Kỹ thuật Cao su thuộc Tổng cục Cao su Việt Nam đã thực hiện đề tài “Đất trồng cao su” mã số 40A-02.01 do Võ Văn An chủ trì (1990).

Trong đề tài này tác giả đã ứng dụng nguyên tắc phân hạng của FAO để đánh giá và phân hạng đất trồng cao su ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

+ Ở ĐBSCL, một số nghiên cứu chuyên đề ở khu vực nhỏ đã bước đầu ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai định lượng của FAO (Lê Quang Trí, 1989; Trần Kim Tính, 1986).

+ Từ năm 1992, phương pháp đánh giá đất đai của FAO và các hướng dẫn tiếp theo (1983, 1985, 1987, 1992) đƣợc Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp áp dụng rộng rãi trong các dự án quy hoạch phát triển ở các huyện và tỉnh ĐBSCL.

Một số tỉnh đã có bản đồ đánh giá đất đai theo phương pháp của FAO, tỷ lệ 1/50.000 và 1/100.000 như: Hà Tây (Phạm Dương Ưng và ctg, 1994, Bình Định (Trần An Phong, Nguyễn Chiến Thắng, 1994); Gia Lai-Kon Tum (Nguyễn Ngọc Tuyển, 1994); tỉnh Bình Phước (Phạm Quang Khánh và ctg, 1999); Bà Rịa-Vũng Tàu (Phạm Quang Khánh, Phan Xuân Sơn, 2000); Bạc Liêu (Nguyễn Văn Nhân và ctg, 2000); Cà Mau (Phạm Quang Khánh và ctg, 2001).

Ngoài ra một số huyện, nông trường trạm trại, các vùng chuyên canh cũng đã được đánh giá đất đai theo phương pháp này.

I.2.3. Đánh giá thích nghi đất đai ở Tây nguyên và tỉnh Lâm Đồng

Ngoài 2 chương trình 48C (Viện Thổ nhưỡng-Nông hóa) đánh giá đất đai cho cao su, cà phê, chè, dâu tằm và chương trình 40A-02.0 (Tổng cục Cao su, 1990) đánh giá đất đai cho cây cao su, cho đến nay chƣa có công trình đánh giá đất đai cho toàn vùng Tây nguyên.

Giai đoạn 2000-2002, trong chương trình hợp tác giữa Viện Quy hoạch và Thiết Nông nghiệp và Đại học Catholic - Leuven (Catholic university of Leuven) - Vương quốc Bỉ, đã triển khai đánh giá đất đai quy mô tỉnh (3 tỉnh: Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum).

Trong giai đoạn 1995-2010, Trung tâm nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam đã tiến hành điều tra, đánh giá đất sản xuất nông nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp. Công tác đánh giá chi tiết cho các xã trong tỉnh Lâm Đồng với tỷ lệ bản đồ 1/10.000 và 1/5.000; tổng hợp lên cấp huyện với tỉ lệ bản đồ 1/25.000 [7, 8].

Một phần của tài liệu Tích hợp gis và phân tích đa tiêu chuẩn trong đánh giá đất đai và đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)