Hiện trạng sử dụng đất huyện Đơn Dương

Một phần của tài liệu Tích hợp gis và phân tích đa tiêu chuẩn trong đánh giá đất đai và đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững (Trang 93 - 96)

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VÀO ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH

III.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐƠN DƯƠNG

III.1.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Đơn Dương

Hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ) là tấm gương phản chiếu hoạt động của con nguời lên tài nguyên đất đai, khi nghiên cứu chúng đòi hỏi phải bao gồm việc xem xét đầy đủ cả khía cạnh tự nhiên và phi tự nhiên của hoạt động đó. Trong nghiên cứu này đề tài đề cập tới việc xem xét cơ cấu sử dụng đất. Đi sâu nghiên cứu loại hình và hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp trên cơ sở đó lựa chọn cho vùng các hệ thống sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển nông nghiệp bền vững.

III.1.3.1. Cơ cấu sử dụng đất

Theo số liệu thống kê của phòng Nông nghiệp huyện Đơn Dương số liệu diện tích các loại hình sử dụng đất nhƣ sau [7, 8]:

Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Đơn Dương

Loại sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 61.031,95 100,00

I. Đất nông nghiệp 55.009,88 90,13

I.1 Đất sản xuất nông nghiệp 16.666,42 27,31

Đất trồng cây hàng năm 14.422,44 23,63

Đất trồng lúa 3.582,90 5,87

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 235,77 0,39

Đất trồng cây hàng năm khác 10.603,77 17,37

Đất trồng cây lâu năm 2.243,98 3,68

I.2 Đất lâm nghiệp 38.296,81 62,75

Đất rừng sản xuất 19.917,07 32,63

Đất rừng phòng hộ 18.379,74 30,11

I.3 Đất nuôi trồng thủy sản 12,37 0,02

Đất nông nghiệp khác 34,27 0,06

II. Đất phi nông nghiệp 3.895,43 6,38

Đất ở 537,07 0,88

Đất ở tại nông thôn 424,58 0,70

Đất ở tại đô thị 112,50 0,18

Nguyễn Minh Quân – K2010 – Quản lý Môi Trường 80

Đất chuyên dùng 1.289,82 2,11

Đất trụ sở cơ quan. công trình sự nghiệp 18,88 0,03

Đất quốc phòng 16,68 0,03

Đất an ninh 4,27 0,01

Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 66,70 0,11

Đất có mục đích công cộng 1.183,29 1,94

Đất tôn giáo tín ngƣỡng 26,33 0,04

Đất nghĩa trang. nghĩa địa 143,46 0,24

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.891,65 3,10

Đất phi nông nghiệp khác 7,10 0,01

III. Đất chƣa sử dụng 2.126,64 3,48

Đất bằng chƣa sử dụng 192,49 0,32

Đất đồi núi chƣa sử dụng 1.910,83 3,13

Núi đá không có rừng cây 23,32 0,04

(Nguồn: UBND huyện Đơn Dương).

Quỹ đất của huyện sử dụng chủ yếu là đất lâm nghiệp có 38.296,81 ha (chiếm 62,75% DTTN), trong đó đất rừng sản xuất là 19.917 ha và đất rừng phòng hộ là 18.379 ha.

Đất sản xuất nông nghiệp với 16.666,42 ha (27,31% DTTN), trong đó diện tích đất trồng đất cây hàng năm là 14.422 ha (chiếm 86,54% diện tích đất sản xuất nông nghiệp), đất trồng cây lâu năm là 2.244 ha (13,46%), Trong đất cây hàng năm thì đất trồng lúa chiếm 21%, còn lại là đất trồng rau, màu chiếm 64%.

Đất phi nông nghiệp có 3.895,43 ha (6,38%), trong đó đất sông suối và mặt nước chuyên dùng chiếm tới 49% diện tích đất phi nông nghiệp (hồ thủy diện Đơn Dương, sông Đa Nhim, sông Lang Pêh, sông M Ghon, hồ Đạ Ròn, hồ PRo’h, hồ R’Lơm…).

Đất chƣa sử dụng còn diện tích là 2.126,64 ha (3,48%). trong đó đất bằng chƣa sử dụng là 192 ha và đất đồi núi chƣa sử dụng 1.911 ha, cần phải đƣa vào sử dụng trồng rừng trong những năm tới.

III.1.3.2. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

Kết quả điều tra nông hộ cho thấy trong vùng có 8 loại hình sử dụng đất (LHSDĐ) chính và 39 loại hình sử dụng đất chi tiết, trong đó đất chuyên lúa có 2 LHSDĐ chi tiết, đất chuyên màu có 2, chuyên rau có 24, cây công nghiệp ngắn ngày có 1, cây công nghiệp lâu năm có 3, cây ăn quả có 5, cỏ có 1 và cây trồng khác có 1.

Nguyễn Minh Quân – K2010 – Quản lý Môi Trường 81 Bảng 3.5: Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Đơn Dương

Loại hình sử dụng đất chính Loại hình sử dụng đất chi tiết

I. Lúa 1. 1 vụ lúa

2. 2 vụ lúa (ĐX+mùa)

II. Màu 3. Bắp

4. Khoai lang

III. Rau 5. Cà chua

6. Khoai tây 7. Bí đỏ 8. Sú 9. Susu 10. Dƣa leo 11. Cải thảo 12. Ơt sừng 13. Ơt chuông 14. Su hào 15. Cải cúc 16. Cải dƣa 17. Bó xôi 18. Xà lách 19. Hành tây 20. Hành lá 21. Cần tây 22. Khổ qua 23. Cải củ 24. Đậu leo 25. Đậu Hà Lan 26. Đậu Nhật 27. Đậu cove 28. Đậu bo IV. Cây công nghiệp ngắn ngày 29. Đậu tương V. Cây công nghiệp lâu năm 30. Cà phê

31. Dâu tằm 32. Tiêu

VI. Cây ăn quả 33. Macmac

34. Hồng 35. Chuối 36. Dứa 37. Quýt VII. Cây trồng khác 38. Củ năng

VIII. Cỏ 39. Cỏ voi

Nguyễn Minh Quân – K2010 – Quản lý Môi Trường 82 III.1.3.3. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất

Qua điều tra, khảo sát thực tế sản xuất, cũng nhƣ thảo luận với các chuyên gia về sử dụng đất (nông dân, các nhà khoa học, ...) và lãnh đạo địa phương tiến hành lựa chọn các loại hình sử dụng đất để đƣa vào đánh giá khả năng thích nghi đất đai gồm có:

(1) Lúa, (2) Bắp, (3) Rau, (4) Hoa, (5) Cà phê, (6) Cây ăn quả.

Một số loại hình sử dụng đất khác không đƣợc lựa chọn do không hiệu quả về mặt kinh tế hoặc do quy mô sản xuất nhỏ, chƣa phổ biến…

Bảng 3.6: Năng suất tối đa các loại cây trồng đạt đƣợc trong vùng nghiên cứu Các loại hình sử dụng đất đƣợc lựa

chọn (LUT)

Năng suất tối đa đạt đƣợc (tấn/ha/năm)

LUT1: Lúa 9.0

LUT2: Bắp 11.0

LUT3: Rau 27.0

LUT4: Hoa 15.0

LUT5: Cà phê 6.0

LUT6: Cây ăn quả (Hồng, quýt,…) 18.0

Một phần của tài liệu Tích hợp gis và phân tích đa tiêu chuẩn trong đánh giá đất đai và đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)