CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VÀO ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH
III.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐƠN DƯƠNG
III.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Huyện Đơn Dương nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lâm Đồng, có diện tích tự nhiên (DTTN) là 61.031,95 ha, bao gồm 8 xã và 2 thị trấn.
Với tọa độ địa lý:
- Từ 11038’31’’ đến 11058’36’’ vĩ độ Bắc
- Từ 108023’17’’ đến 108042’16’’ kinh độ Đông Về ranh giới hành chính:
- Phía Bắc giáp với thành phố Đà Lạt
- Phía Tây Bắc giáp với thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng - Phía Nam giáp với huyện Đức Trọng
- Phía Đông giáp với tỉnh Ninh Thuận III.1.1.1. Đá mẹ, mẫu chất [7, 8]
Theo các tài liệu nghiên cứu địa chất hiện có: Chú dẫn bản đồ đại chất Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 (Nguyễn Đức Lƣợng, Trần Xuân Bao, Huỳnh Trung, 1994);
Tài nguyên khoáng sản và địa chất vùng Bảo Lộc tờ C-48-VI và Gia Ray tờ C-48- XIII, tỷ lệ 1/200.000 (Nguyễn Đức Thắng, Đạng Văn Bảo, Đặng Văn Đời và ctg;
Viện Địa chất khoáng sản Việt Nam, 1999); những quá trình kiến tạo, cấu trúc địa chất và mẫu chất của huyện Đơn Dương gồm:
Vùng này nằm trong đới Đà Lạt, thời tiền sử từng bị lún xuống giữa kỷ Jura và trầm tích biển nông thuộc hệ tầng Bản Đôn bao phủ. Qua các hoạt động macma phun trào, chủ yếu vào thời kỳ cuối Mesozoi, những trầm tích này ở nhiều nơi chịu sự biến đổi nhiệt và chuyển dịch mạnh mẽ theo các nếp uốn địa chất. Thời kỳ giữa đến cuối Cenozoi, bazan olivine kiềm của hệ tầng Túc Trƣng bao phủ hết trầm tích Jura và do đó trầm tích sông phân bố hạn chế dọc bờ sông và những khối trầm tích đá sót và deluvi phân bố khắp nơi trong các thung lũng (Nguyễn Đức Thắng và ctg, 1999).
Những hoạt động kiến tạo nói trên đã tác động tới cấu trúc địa chất của vùng.
bao gồm những trầm tích La Ngà hình thành vào giữa kỷ Jura (j2 ln) và trầm tích
Nguyễn Minh Quân – K2010 – Quản lý Môi Trường 65 Đệ tứ tuổi Holoxen bao gồm trầm tích fluvial (alluvial) Holoxen sớm (aQIV3) và fluvio đầm lầy thuộc Holoxen giữa và sớm (abQIV2-3), trong đó:
- Trầm tích hệ tầng La Ngà, chủ yếu là những đá sét xám và đá bột xám đen.
Những đất hình thành từ các trấm tích này thường có cấu trúc nặng, màu đỏ hơi vàng đến nâu vàng, nhiều mảnh vỡ trong phẫu diện và các bậc thềm nên chủ yếu thích hợp cho lâm nghiệp hoặc một số cây lâu năm. Ở một số nơi có độ dốc thấp, đất này có thể thích hợp cho cây trồng cạn ngắn ngày.
- Bazan phun trào thuộc hệ tầng Xuân Lộc (βQIIx1) phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Đất phát triển trên đá bazan thường có thành phần cơ giới nặng, màu nâu đỏ hoặc nâu vàng, hàm lượng hữu cơ, dung lương trao đổi cation cao. Đất này thích hợp cho cây lâu năm.
- Granit phân bố tập trung phía Bắc huyện. Đất phát triển trên đá granit thường có thành phần cơ giới trung bình lẫn nhiều sạn thạch anh, màu vàng đỏ, hàm lƣợng hữu cơ và dung lƣợng trao đổi cation trung bình. Đất này thích hợp cho cây lâu năm và cây ăn quả.
- Trầm tích sông Pleistocene (amQII-III) phân bố ở những bậc thềm cao ven sông Đa Dâng. Chúng có thành phần khá ổn định chủ yếu bao gồm cát mịn đến cát pha sét và hàm lƣợng sét tăng theo chiều sâu. Đất có nguồn gốc từ trầm tích này thường có tầng dày và thành phần cơ giới nhẹ, máu xám nâu và dinh dưỡng trung bình. Vì vậy chúng khá thích hợp cho cây hàng năm cũng nhƣ cây lâu năm.
- Trầm tích Fluvial (aQIV3) phân bố theo các dải hẹp dọc sông, suối. Độ dày lớp trầm tích thay đổi từ 1-4m tùy vị trí, thường chỉ từ 2-3m. Thành phần cát mịn đấn that pha cát, màu nâu đến nâu vàng sang. Đất hình thành từ trầm tích này thướng có cấu trúc nhẹ đến trung bình, còn đặc tính xếp lớp của trấm tích nguyên thủy có thể đƣợc bồi hoặc không, có độ phì nhiêu cao và vì thế rất tích hợp cho cả cây hàng năm và cây lâu năm.
III.1.1.2. Địa hình
Cao độ tuyệt đối lớn nhất là 1.636,5m là đỉnh núi Dan Senarre phía Tây Bắc thị trấn D’ran, giáp với thành phố Đà Lạt, thấp nhất là 19,7m ven sông Lang Pêh phía Đông Nam xã Lạc Xuân, giáp với tỉnh Ninh Thuận.
Nhìn chungđịa hình thấp dần từ Bắc xuống Tây Nam và từ Tây sang Đông.
Vùng đất sản xuất nông nghiệp của huyện nằm ven 2 bên bờ sông Đa Nhim và có địa hình dạng lòng máng, 2 bên là những dãy núi cao có cao độ trung bình khoang 1.300-1.400m và thấp dần về phía bờ sông với cao độ tuyệt đối trung bình khoảng 1.000m, Riêng các xã phía Đông Nam huyện (Lạc Xuân, Ka Đô và Próh) giáp với tỉnh Ninh Thuận có dạng địa hình bậc thang dốc đứng (Từ cao độ khoảng 1.000m chuyển đột ngột xuống bậc thềm thấp với cao độ khoảng 300m).
Theo bản đồ địa hình huyện Đơn Dương tỷ lệ 1/25.000, địa hình toàn huyện đƣợc thể hiện thành 3 loại sau:
- Địa hình đồi núi cao tập trung chủ yếu ở phía Bắc, Phía Đông và phía Nam
Nguyễn Minh Quân – K2010 – Quản lý Môi Trường 66 huyện, cao độ tuyệt đối trung bình khoảng 1.200m, độ dốc lớn trên 350, mức độ chia cắt rất mạnh và chiếm tới 50% DTTN toàn huyện. Vùng này có thảm thực vật là rừng thứ sinh bao phủ.
- Địa hình lòng máng tập trung ven 2 bên bờ sông Đa Nhim, cao độ tuyệt đối trung bình khoảng 1.000m, độ dốc đưới 150, chiếm khoảng 33% DTTN. Đất ở địa hình này chủ yếu là đất phù sa và đất nâu đỏ trên bazan và đây là vùng sản xuất nông nghiệp chính của huyện.
- Địa hình dạng bậc thềm thấp phân bố tập trung ở phía Đông Nam huyện giáp với tỉnh Ninh Thuận, có cao độ tuyệt đối trung bình khoảng 300-400m, độ dốc khoảng 250, chiếm diện tích khoảng 17% DTTN.
Hình 3.1: Mô hình số độ cao huyện Đơn Dương
III.1.1.3. Khí hậu
Các số liệu khí tượng trung bình nhiều năm từ trạm Liên Khương cho thấy dạng khí hậu chủ đạo trong vùng là khí hậu nhiệt đới xích đạo gió mùa với một số đặc trƣng sau [8]:
Lƣợng mƣa: Trung bình năm là 1.645mm và thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Mùa mƣa kéo dài từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 11, tiếp theo là mùa
Nguyễn Minh Quân – K2010 – Quản lý Môi Trường 67 khô cho đấn cuối tháng 3 năm sau. Theo đúng quy luật của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, lƣợng mƣa hàng năm biến đổi rõ rệt theo mùa. Vào mùa khô, lƣợng mƣa trung bình tháng chỉ khoảng 11-90mm nhƣng tăng lên tới 200-285mm trong những tháng mùa mƣa. Sự phân bố theo mủa của lƣợng mƣa gây rất nhiều khó khăn cho việc sử dụng đất nông nghiệp do ngập lũ trong mùa mƣa ở vùng thấp và thiếu nước tưới trong mùa khô.
Bảng 3.1: Số liệu khí tượng trạm Liên Khương
Độ kinh Đông:1080 23. Độ vĩ Bắc:110 45’
Độ cao so với mặt nước biển: 961 m
Yếu tố
Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XI Cả
năm I. Nhiệt độ không khí
(0C) 19.2 20.3 21.5 22.3 22.4 22.0 21.6 21.6 21.3 20.9 20.3 19.6 21.1 Cao nhất TB 25.6 28.8 30.2 30.0 28.7 26.5 27.2 27.0 26.9 26.4 26.3 26.0 27.5 Thấp nhất TB 15.6 15.2 16.0 18.2 19.2 19.2 18.6 19.0 18.2 17.6 16.6 14.8 17.2 Thấp nhất tuyệt đối 6.8 6.4 8.6 10.9 14.4 15.8 15.0 14.8 14.3 11.4 6.6 7.4 6.4 Biên độ ngày 11.5 13.6 14.2 11.8 9.5 7.3 8.6 8.0 8.7 8.8 9.7 11.2 10.3 II.Nhiệt độ mặt đất (0
C)TB 24.5 26.6 28.1 28.2 27.4 25.3 25.8 25.0 24.8 23.9 24.3 24.0 25.7 III.Số giờ nắng TB 256.7 251.7 276.6 224.0 204.5 127.2 174.8 124.2 143.6 145.2 185.4 229.5 2343.4 IV.Lƣợng mƣa (mm)
TB 14.5 11.0 44.6 131.4 203.3 192.1 190.7 183.0 285.1 232.6 93.1 12.1 1644.9 Ngy lớn nhất 22.9 90.0 84.4 99.4 86.1 69.8 107.1 74.4 109.4 105.8 81.3 121.3 121.3 V.Số ngày mƣa TB 0.6 0.5 2.6 9.1 14.9 18.4 17.7 19.3 21.8 15.9 6.7 1.2 128.7 VI.Lƣợng bốc hơi
(mm) TB 123 114.7 145.6 100.1 73.7 56.7 54.7 66.1 38.8 44.7 68.5 95.2 981.8 VII.Độ ẩm không khí
(%)TB 73 70 70 75 82 85 86 86 87 85 80 76 80
Thấp nhất TB 45 38 34 43 55 66 62 65 62 57 58 51 54
Thấp nhất tuyệt đối 15 9 7 7 23 32 34 33 35 35 27 17 7
VIII.Gío tốc độ (m/s)
TB 2.5 2.7 2.5 1.6 1.2 1.8 1.2 1.7 1.0 1.1 1.8 2.1 1.8
Hướng gió
và tốc độ mạnh nhất
E WH N ENE NE WSW W WNW W E NH ENE N
14 15 21 18 17 17 14 13 15 16 12 14 21
IX.Số ngày sương mù
TB 0.2 0.2 0.4 1.8 1.4 1.2 0.6 1.0 1.4 2.2 1.8 0.8 13
X.Số ngày sương muối
TB 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
XI.Số ngày mƣa phùn
TB 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
XII.Số ngày mƣa đá
TB 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21-220C, trung bình tháng biến đổi từ 19,20C (tháng giêng) đến 22,40C (tháng 5) Chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa cho thấy chế độ đẳng nhiệt ở vùng này thích hợp cho việc phát triển hiều loại cây trồng nông nghiệp.
Lượng bốc hơi nước: Lượng thoát-bốc hơi nước trung bình thấp, khoảng 980mm Tỷ lệ giữa lƣợng mƣa và lƣợng bốc hơi hang tháng vào mùa mƣa là 1,3-7,3 lần nhƣng vào mùa khô tỷ lệ này chỉ đạt 0,1-1,4 lần, Điều này làm khó khăn cho việc trồng trọt vào mùa khô do thiếu nước tưới cho cây trồng.
Nói chung, khí hậu là thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật và động vật nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Nguyễn Minh Quân – K2010 – Quản lý Môi Trường 68 III.1.1.4. Thủy văn
Sông Đa Nhim chảy từ phía Đông Bắc huyện xuống phía tây Nam. Sông này chảy qua thị trấn D’ran, xã Lạc Xuân, Ka Đô, Lạc Lâm, Quảng Lập, Ka Đơn, Tu Tra, Thanh Mỹ và Đạ Ròn. Vào mùa khô sông này có lưu lượng khá lớn và không bị cạn. Ngoài việc vận chuyển phù sa tạo ra các dải đất màu mỡ ven sông, đây còn là nguồn cung cấp nước tưới cho cây trông trong mùa khô.
Phía thượng nguồn sông Đa Nhim có hồ chứa nước Đơn Dương (ở thị trấn D’ran) với diện tích mặt nước khoảng 872ha phục vụ cho nhà máy thủy điện Đa Nhim, nguồn nước xả của nó góp phần cung cấp nước tưới cho tỉnh Ninh Thuận.
Vào mùa mưa, nhiều khi hồ Đơn Dương xả lũ gây ngập úng cho một số vùng đất thấp thuộc các xã ven sông Đạ Nhim.
Phía Đông huyện có một số sông nhỏ nhƣ Lang Pêh, sông M’Chon, sông M’Nghon chạy theo hương tây Đông là nguồn cung cấp nước tưới cho tỉnh Ninh Thuận.
Ngoài ra còn một số hồ chứa nước Đạ Ròn (diện tích mặt nước 131,8ha), hồ Próh (53,25ha), hồ R’lơm (12,1ha) và các hệ thống thủy lợi kèm theo đã góp phần giải quyết nước tưới cho cây trồng trong mùa khô.
III.1.1.5. Tài nguyên đất
Trên bản đồ đất toàn huyện có 6 nhóm đất và 16 đơn vị bản đồ đất, tương đương loại phát sinh [7, 8].
Bảng 3.2: Bảng phân loại đất huyện Đơn Dương
STT
KÝ HIỆU
TÊN ĐẤT
DIỆN TÍCH (ha)
TỶ LỆ (%)
I. NHÓM ĐẤT PHÙ SA 5.676.31 9,30
1 P Đất phù sa chƣa phân hóa phẫu diện 1.490,49 2,44
2 Pf Đất phù sa có tầng loang lổ 3.600,70 5,90
3 Pg Đất phù sa gley 84,63 0,14
4 Py Đất phù sa suối 500,49 0,82
II. NHÓM ĐẤT XÁM BẠC MÀU 426,07 0,70
5 Xa Đất xám trên đá granít 426,07 0,70
III. NHÓM ĐẤT ĐEN 699,10 1,15
6 Ru Đất nâu thẫm trên đá bazan 41,10 0,07
7 Rk Đất đen trên sản phẩm bồi tụ đá bazan 658,00 1,08
IV. NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG 22.979,69 37,65
8 Fk Đất nâu đỏ trên đá bazan 5.737,64 9,40
9 Fu Đất nâu vàng trên đá bazan 415,25 0,68
10 Fd Đất nâu vàng trên đá điorit 498,45 0,82
11 Fa Đất vàng đỏ trên đá granít 14.828,89 24,30 12 Fs Đất đỏ vàng trên đá cát sét kết 61,14 0,10
Nguyễn Minh Quân – K2010 – Quản lý Môi Trường 69
13 Fp Đất nâu vàng trên phù sa cổ 68,51 0,11
14 FL Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước 1.369,80 2,24
V. NHÓM ĐẤT THUNG LŨNG DỐC TỤ 644,26 1,06
15 D Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 644,26 1,06 VI. NHÓM ĐẤT MÙN ĐỎ VÀNG (>1.000 m, còn
rừng) 26.698,73 43,75
16 Ha Đất mùn vàng đỏ trên đá granít 26.698,73 43,75
VII. ĐẤT KHÁC 3.907,80 6,40
Đất sông. suối và mặt nước chuyên dùng 1.904,02 3,12
Đất phi NN khác 2.003,78 3,28
Diện tích tự nhiên 61.031,95 100,00
(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam)
Hình 3.2: Bản đồ đất huyện Đơn Dương
Nguyễn Minh Quân – K2010 – Quản lý Môi Trường 70 Mô tả các loại đất
Nhóm đất phù sa
Nhóm đất phù sa có 5.676 ha, chiếm 9,3% DTTN toàn huyện. Đất phù sa hình thành trên mẫu chất bồi đắp của sông Đa Nhim và các con suối nhỏ khác. Trên bản đồ toàn huyện nhóm đất phù sa được chia thành 4 đơn vị bản đồ, tương ứng với loại phát sinh.
(1) Đất phù sa chƣa phân hóa phẫu diện (P):
Có diện tích 1.490 ha, chiếm 2,44% DTTN, phân bố ở ven bờ sông Đa Nhim, hàng năm thường bị ngập một thời gian ngắn khi hồ thủy điện Đơn Dương xả lũ, Chúng phân bố ở TT D’Ran (385 ha), Lạc Xuân (368 ha), Thạnh Mỹ (201 ha), Ka Đô (235 ha), Lạc Lâm (126 ha), Quảng Lập (104 ha), Ka Đơn (49 ha) và Tu Tra (22 ha). Đây là loại đất non trẻ trong nhóm đất phù sa, phẫu diện đất tương đối đồng nhất, với màu nâu nhạt chạy suốt phẫu diện, một số nơi các tầng dưới có đốm rỉ màu đen hoặc có gley yếu.
Đất có phản ứng chua ở tầng mặt và rất chua các tầng dưới (pHKCl: 3,67- 4,45); dung tích hấp thu trung bình thấp (11,42 me/100g đất), hàm lƣợng canxi và magiê trao đổi trung bình, độ no bazơ trung bình khá (V%: 70); hàm lƣợng sắt di động thấp không gây độc cho cây trồng; hàm lƣợng chất hữu cơ trung bình (1,61%) và đạm tổng số trung bình thấp (0,116%), chất hữu cơ phân giải trung bình (C/N:
8), lân tổng số giàu (0,265%) và kali tổng số trung bình thấp (0,44%), lân dễ tiêu giàu (36,5 mg/100g đất) và kali dễ tiêu giàu (16 mg/100g đất); tỷ lệ sét lớp đất mặt thấp (17,5%), đất có TPCG thịt nhẹ.
Đất phù sa chƣa phân hóa phẫu diện là loại đất có độ phì nhiêu cao và đây là loại đất thích hợp với nhiều loại cây trồng: bắp, rau, đậu đỗ, cây ăn quả, mía, dâu … (2) Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf):
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng có diện tích 3,601 ha, chiếm 5,9% DTTN.
Là loại đất cũng đƣợc hình thành bởi phù sa của các con sông trên, phân bố ở địa hình cao hơn loại đất P, xuất hiện ở các xã Tu Tra (824 ha), Ka Đô (745 ha), Lạc Xuân (596 ha), Próh (567 ha), Thạnh Mỹ (440 ha), Lạc Lâm (353 ha), Quảng Lập (58 ha), Đạ Ròn (19 ha). Phẫu diện có màu nâu nhạt, loang lổ đỏ vàng ở các tầng dưới, thành phần cơ giới nhẹ ở tầng mặt, thịt nặng ở các tầng dưới,
Loại đất này có phản ứng chua toàn phẫu diện (pHKCl: 4,09-4,49); dung tích hấp thu trung bình thấp (10,26 me/100g đất), hàm lƣợng canxi và magiê trao đổi trung bình, độ no bazơ trung bình khá (V%: 67); hàm lƣợng sắt di động thấp không gây độc cho cây trồng; hàm lƣợng chất hữu cơ khá (2,2%) và đạm tổng số khá (0,159%), chất hữu cơ phân giải trung bình (C/N: 8), lân tổng số giàu (0,117%) và kali tổng số trung bình thấp (0,46%), lân dễ tiêu giàu (16,7 mg/100g đất) và kali dễ tiêu trung bình (12 mg/100g đất); tỷ lệ sét lớp đất mặt trung bình thấp (25,88%), đất có TPCG thịt nhẹ.
Đất này thích hợp với các loại cây hàng năm.
Nguyễn Minh Quân – K2010 – Quản lý Môi Trường 71 (3) Đất phù sa gley (Pg):
Loại đất này có diện tích 85 ha, chiếm 0,14% DTTN, có ở các xã Ka Đơn (77 ha) và Thạnh Mỹ (8 ha). Chúng phân bố những nơi địa hình thấp, có thời gian ngập nước trong năm do trồng lúa nước. Vì vậy quá trình yếm khí chiếm ưu thế tạo ra tầng gley có màu xám xanh và loang lổ đỏ vàng.
Số liệu phân tích mẫu nông hóa trên loại đất này cho thấy: đất chua (pHKCl:
4,13); chất hữu cơ khá (2,27%); đạm tổng số khá (0,156%); lân dễ tiêu giàu (17,3 mg/100g đất) và kali dễ tiêu rất nghèo (3,4 mg/100 g đất).
Đất này thích hợp với trồng lúa nước.
(4) Đất phù sa suối (Py):
Có diện tích 500 ha, chiếm 0,82% DTTN, phân bố ở ven bờ các suối lớn thuộc các xã Ka Đô (173 ha), D’Ran (133 ha), PRo’ (110 ha), Ka Đơn (56 ha) và Đạ Ròn (27 ha). Đất này cũng là loại đất non trẻ trong nhóm đất phù sa, phẫu diện đất tương đối đồng nhất, với màu nâu nhạt chạy suốt phẫu diện, một số nơi các tầng dưới có đốm rỉ màu đen. Thành phần cơ giới đất tùy thuộc nguốn gốc phù sa của từng con suối.
Số liệu phân tích cho thấy đất có phản ứng rất chua ở tầng mặt và ít chua các tầng dưới (pHKCl: 3,76-5,09); dung tích hấp thu trung bình thấp (10,53 me/100g đất), hàm lƣợng canxi và magiê trao đổi trung bình thấp, độ no bazơ trung bình thấp (V%: 45); hàm lƣợng sắt di động khá cao gây độc cho cây trồng; hàm lƣợng chất hữu cơ trung bình (1,87%) và đạm tổng số trung bình (0,13%), chất hữu cơ phân giải trung bình (C/N: 8), lân tổng số khá (0,096%) và kali tổng số thấp (0,3%), lân dễ tiêu giàu (16,5 mg/100g đất) và kali dễ tiêu trung bình thấp (10,1 mg/100g đất);
tỷ lệ sét lớp đất mặt hơi thấp (24,17%), đất có TPCG thịt nhẹ.
Đất này thích hợp với các loại cây hàng năm.
Nhóm đất xám bạc màu
Nhóm đất này có diện tích 426 ha, chiếm 0,7% DTTN huyện. Trên bản đồ đất nhóm này được chia thành được chia thành 1 đơn vị chú dẫn bản đồ, tương đương loại phát sinh.
Chúng phân bố ở ven chân đồi núi, tầng mặt có màu xám cơ giới nhẹ rời rạc khi khô, nghèo dinh dưỡng còn các tầng dưới có màu xám hoặc vàng nhạt. Đất đồi núi phía trên là đất vàng đỏ của đá granite. Các sản phẩm phong hóa theo nước mưa. trọng lực trôi xuống tích đọng lại ở chân sườn đồi.
Phân bố ở các xã sau: Ka Đơn (329 ha), Ka Đô (35 ha), PRo’ (32 ha) và D’Ran (31 ha).
Đất có phản ứng chua ở tầng mặt và rất chua các tầng dưới (pHKCl: 3,49- 4,51); dung tích hấp thu thấp (8,96 me/100g đất), hàm lƣợng canxi và magiê trao đổi khá, độ no bazơ khá (V%: 74); hàm lƣợng sắt di động thấp không gây độc cho cây trồng; hàm lƣợng chất hữu cơ khá (2,27%) và đạm tổng số khá (0,165%), chất hữu cơ phân giải trung bình (C/N: 8), lân tổng số trung bình khá (0,077%) và kali tổng số thấp (0,21%), lân dễ tiêu giàu (17,5 mg/100g đất) và kali dễ tiêu trung bình