Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện marketing hỗn hợp đối với sản phẩm xăng e5 của tổng công ty dầu việt nam giai đọan 2014 2016 (Trang 24 - 29)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP ĐỐI VỚI SẢN PHẨM XĂNG E5 CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU VIỆT NAM

3.1. Giới thiệu chung về Tồng công ty Dầu Việt Nam

3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty

Tổng công ty đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2013.

Kết quả cụ thể như sau:

- Tổng doanh thu hợp nhất toàn PVOIL đạt 92.000 tỷ đồng, hoàn thành 109% kế hoạch, tăng 11% so với thực hiện năm 2012, chiếm 12% doanh thu toàn Tập đoàn.

- Lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn Tổng công ty đạt 750 tỷ đồng, đạt 119% kế hoạch, tăng 39% so với thực hiện năm 2012.

- Nộp NSNN: đạt 5.430 tỷ đồng, hoàn thành 104% kế hoạch năm 2013.

- Doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty có mức tăng trưởng ấn tượng trong 3 năm liền kề, thể hiện trên biểu đồ so sánh dưới đây:

Hình 3.1. Doanh thu & lợi nhuận trước thuế của PVOIL giai đoạn 2011 – 2013 (Nguồn: PVOIL)

0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 100,000

Doanh thu thuần 75.644

88.146 92.000

Năm 2011 Năm 2012 ƯTH 2013 Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2013

0 100 200 300 400 500 600 700 800

Lợi nhuận trước thuế 242

540 750

Năm 2011 Năm 2012 ƯTH 2013 Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2013

Tổng sản lượng thực hiện sản xuất đạt 560 nghìn m3/tấn xăng dầu các loại gồm: 523 nghìn m3 A92/A83, DO; 33,2 nghìn m3 E5; 3,7 nghìn m3 dầu mỡ nhờn; bằng 113%

kế hoạch năm và tăng 20% so với thực hiện năm 2012.

Năm 2013, với những khó khăn của nền kinh tế nói chung, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu hầu như không gia tăng, thị phần trong nước bị chia sẻ do có thêm 8 đầu mối kinh doanh mới được cấp phép. Bên cạnh đó, chính sách kinh doanh của PVOIL ưu tiên phát triển bán hàng vào các kênh tiêu thụ trực tiếp và giữ ổn định kênh Tổng đại lý.

Trong bối cảnh đó, PVOIL vẫn tiếp tục duy trì được sản lượng, thị phần tương đương năm 2012, đồng thời chuyển dịch cơ cấu bán hàng qua các kênh tiêu thụ trực tiếp mang tính ổn định, bền vững, khẳng định thành công của PVOIL trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Hình 3.2. So sánh sản lượng bán hàng theo kênh năm 2011-2013 (Nguồn: PVOIL)

Biểu đồ trên đây thể hiện việc dịch chuyển cơ cấu bán hàng qua các kênh của PVOIL trong 3 năm 2011-2013: Cơ cấu tỷ trọng bán hàng của các đơn vị thành viên năm 2013 đã có bước chuyển biến tích cực, theo hướng đẩy mạnh các kênh tiêu thụ trực tiếp mang tính bền vững. So với thực hiện năm 2012, tiêu thụ của kênh Đại lý

45%

35%

14%

6%

30.9%

45.7%

13.8%

9.6%

23.8%

46.5%

16.5%

13.2%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

50%

Tổng đại lý Đại lý KHCN Bán lẻ CHXD

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

tăng 9% về sản lượng và 1% về tỷ trọng, chiếm 46,5% tổng sản lượng; kênh CHXD tăng 44% về sản lượng và 3,6% về tỷ trọng, chiếm 13,2% tổng sản lượng; kênh KHCN tăng 10% về sản lượng và 2,7% về tỷ trọng, chiếm 16,5% tổng sản lượng;

kênh tổng đại lý giảm 8% về sản lượng và 7,1% về tỷ trọng,8% tổng sản lượng.

Về thị phần, đến hết năm 2013, Petrolimex chỉ còn chiếm khoảng 48%, PVOIL từ 17% năm 2008 đã tăng lên 26%, Thalexim tăng từ 2% (năm 2008) lên khoảng 6%.

Có một số doanh nghiệp đầu mối bị giảm thị phần như SaigonPetro từ khoảng 8%

xuống còn 7%, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội từ khoảng 6% xuống còn 3%.

Hình 3.3.Thị phần xăng năm 2013 (Nguồn: Thống kê của Bộ công thương)

3.1.2.2. Tình hình kinh doanh Nhiên liệu sinh học tại PVOIL

PVOIL tiếp tục duy trì sản xuất xăng E5 đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường, có mức tăng trưởng hợp lý và theo sát lộ trình bắt buộc của Chính phủ, đồng thời hạn chế lỗ trong kinh doanh.

Theo số liệu kinh doanh, Tổng sản lượng xăng E5 đã tiêu thụ cho đến cuối năm 2013 là 77.580 m3; Riêng năm 2013, PVOIL đã tiêu thụ được 33.200 m3 xăng E5, hoàn thành 107% kế hoạch, tăng 44% so với thực hiện năm 2012. Tuy nhiên, PVOIL lỗ lũy kế khoảng 33.65 tỷ đồng cho việc kinh doanh xăng E5, trung bình mỗi lít lỗ 434 đồng.

48%

26%

7%

6% 3%

10%

Thị phần kinh doanh xăng của PVOIL so với cả nước năm 2013

Petrolimex PVOIL Saigon Petro Thalexim Mipec

Các đơn vị khác

Hình 3.4 : Sản lượng kinh doanh xăng E5 của PVOIL 2010-2013(Nguồn: PVOIL) Bảng 3.1: Tình hình kinh doanh xăng E5 từ 2010 - 2013 (Nguồn: PVOIL)

Nội dung ĐVT 2010 2011 2012 2013

Sản lượng kinh doanh

xăng của PVOIL m3 2.715.619 3.035.577 2.715.055 2.980.000 Sản lượng kinh doanh

xăng E5 của PVOIL m3 4.120 16.288 23.300 33.200 Nhu cầu Ethanol

nhiên liệu (E100) m3 206 815 1.165 1.660

Số CHXD kinh

doanh xăng E5 CHXD 30 140 141 170

Theo số liệu phân tích 2 hình nêu trên, ta thấy mặc dù sản lượng xăng E5 có tăng đều qua các năm tăng khá nhanh, tuy nhiên thực tế, sản lượng này còn rất ít so với quy mô sản xuất nguyên liệu Ethanol của các nhà máy và không nhiều so với sản lượng các loại xăng truyền thống được kinh doanh tại PVOIL.

Cụ thể trong năm 2013, nhu cầu Ethanol của PVOIL 1.660 m3. Hiện nay, dù chỉ còn duy nhất một nhà máy Bio-ethanol Quảng Ngãi hoạt động cung cấp Ethanol cho PVOIL với công suất 100.000 m3/ năm (~ 273,973 m3/ngày thì nhà máy chỉ cần hoạt động hơn 06 ngày (6,05 ngày), đã đủ cung cấp Ethanol nguyên liệu cho Tổng

0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đơn vị: m3

Sản lượng

công ty Dầu Việt Nam.

Nếu tính tổng nhu cầu trong cả ba năm từ năm 2010 đến năm 2013 (2.980.000 m3) thì chỉ cần gần 11 ngày hoạt động là nhà máy Bio-ethanol Quảng Ngãi đủ cung cấp Ethanol nguyên liệu cho PVOIL.

Sản lượng xăng E5 bán ra cao nhất cũng chỉ khoảng 1.1% so với tổng sản lượng xăng truyền thống bán ra mỗi năm, nếu tính theo sản lượng sản phẩm E100 chỉ bằng gần 1,7% công suất sản xuất của một nhà máy ethanol. Vì vậy, buộc phải xuất khẩu ethanol sang một số nước lân cận như: Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Nhưng khả năng cạnh tranh của các nhà máy này so với thị trường khu vực rất thấp và không hiệu quả.

Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả kinh doanh xăng E5 2010 - 2013 (Nguồn: PVOIL)

Kết quả Đơn vị 2010 2011 2012 2013 Tổng

Doanh thu Tỷ đồng 58,14 293,05 437,91 697,2 1.486,3 Sản lượng Nghìn m3 4,47 16,89 23,02 33,2 77,58 Lợi nhuận trước

thuế Tỷ đồng 0,78 -12,18 -7,85 -14,4 -33,65

Tổng sản lượng xăng E5 đã tiêu thụ cho đến nay là 77.580 m3; trong đó của năm 2010 là 4.470 m3, năm 2011 là 16.890 m3 và 2012 là 23.020 m3. Trong năm 2013, PVOIL đã tiêu thụ được 33.200 m3 xăng E5; PVOIL lỗ lũy kế khoảng 33,65 tỷ đồng cho việc kinh doanh xăng E5, trung bình mỗi lít xăng E5 lỗ 434 đồng. Trong đó, sản lượng xuất bán qua các CHXD trực thuộc PVOIL là 27.200 m3; các TĐL/ĐL khoảng 6.000 m3.

Tình hình đầu tƣ xây dựng các nhà máy NLSH: Hiện nay tình hình đầu tư xây dựng các nhà máy xây dựng hết sức khó khăn:

Suất đầu tư cao. Tổng mức đầu tư cho 03 dự án là 252,2 triệu USD trong đó 70% là vốn vay thương mại với lãi suất từ 18% tới 18,5%/năm.

Khó khăn về việc thu mua sắn nguyên liệu. Hiện sắn chưa được quy hoạch thành vùng mà chủ yếu do các hộ nông dân nghèo trồng trên các vùng đất xấu nên năng

suất và chất lượng đều thấp. Thêm vào đó, Trung Quốc đang gia tăng thu mua sắn lát, do vậy giá sắn liên tục tăng.

Khó khăn tìm đầu ra. Hiện nhu cầu tiêu thụ E100 trong nước là không đáng kể, trong khi đó giá thành sản xuất E100 hiện cao hơn so với một số nước như Brasil, Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan …nên hiệu quả xuất khẩu thấp. Tình trạng cụ thể từng nhà máy:

1. Nhà máy Bio-ethanol Bình Phước (Công ty NLSH Phương Đông - OBF đã hoàn thành xây dựng và nhận bàn giao vào tháng 12/2012. Hiện đang dừng hoạt động vì thiếu vốn do hai cổ đông Itochu và Licogi dừng góp vốn và giá xuất khẩu không đủ bù đắp chi phí sản xuất. Hiện tại OBF không có khả năng chi trả 2,8 triệu USD cho các nhà thầu và 1,2 triệu USD để đầu tư các hạng mục cấp thiết cho nhà máy; đang chịu áp lực trả lãi vay khoảng 152 tỷ đồng năm 2013.

2. Nhà máy Bio-ethanol Quảng Ngãi (Công ty NLSH Dầu khí miền Trung - BSR- BF) hoàn thành xây dựng tháng 1/2012. Hiện đang trong quá trình vận hành với công suất 100.000m3/ năm. Tuy nhiên, vấn đề giá nguyên liệu sắn đầu vào cũng gây ra nhiều khó khăn trong công tác thu mua nguyên liệu.

3. Dự án Nhà máy Bio-ethanol Phú Thọ (Công ty Hóa dầu và NLSH dầu khí - PVB , đã dừng triển khai và hầu như đã dừng hoàn toàn việc thi công trên công trường; do nhà thầu PVC gặp khó khăn về tài chính. Quá trình đầu tư kéo dài, thiết bị đã hao mòn, hư hỏng, hầu hết đã hết thời hạn bảo hành. Các cán bộ có trình độ quản lý dự án giỏi có khả năng chuyển đi nơi khác. Công ty không có khả năng vay thêm tiền cho dự án và có khả năng bị xếp vào nhóm nợ xấu và dẫn đến nguy cơ bị phá sản. Khi chưa có doanh thu, PVB đã mất khoảng 1/3 vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện marketing hỗn hợp đối với sản phẩm xăng e5 của tổng công ty dầu việt nam giai đọan 2014 2016 (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)