Tổng quan tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý nước thải

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng vận hành và xây dựng tiêu chí lựa chọn công nghệ phù hợp cho các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại thành phố hồ chí minh (Trang 21 - 24)

Hiện tại, có nhiều loại công nghệ đang đƣợc ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam và cả trên thế giới để xử lý nước thải sinh hoạt. Mỗi loại công nghệ có ưu, nhược điểm riêng, để lựa chọn các công nghệ xử lý phù hợp cần phải cân nhắc lựa chọn dựa theo các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá liên quan đến các điều kiện cụ thể của từng khu vực, vùng, miền và từng địa phương.

Tiêu chí là tập hợp các tiêu chuẩn sử dụng cho việc xem xét một vấn đề nào đó hoặc để đƣa ra một quyết định về một việc nào đó (Lohani, 1984). Các tiêu chí chia làm 2 nhóm, tiêu chí bắt buộc và tiêu chí không bắt buộc. Tiêu chí bắt buộc là tiêu chí nếu không thực hiện (đạt), công nghệ sẽ bị loại bỏ ngay. Tiêu chí không bắt buộc thường sử dụng để xem xét và cân nhắc giữa các dự án. Mỗi tiêu chí được cụ thể hóa bằng nhiều tiêu chuẩn.Tiêu chuẩn là các mức độ để theo đó điều kiện đƣợc chấp nhận hoặc là mức độ để người nào đó hoặc vấn đề nào đó phải tuân theo (Lohani, 1984). Hệ thống tiêu chuẩn cũng chia làm Nhóm, bắt buộc và không bắt buộc.Tiêu chí nào có ít nhất một tiêu chuẩn bắt buộc thì lấy tiêu chí bắt buộc.

Trên cơ sở các tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá sẽ lựa chọn ra đƣợc các công nghệ phù hợp. Trên thế giới hiện có nhiều quan điểm về tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá lựa chọn công nghệ, một số tác giả điển hình nhƣ Mara, 1996; Sarmento, 2001; Ujang &

Buckley, 2002, Boshier, 1993; Dummade, 2002; Singhirunnusorn & Stenstrom. 2009;

Alaerts và cộng sự, 1990; Lettinga, 2001 đã đề xuất các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá lựa chọn công nghệ phù hợp. Các tiêu chí, tiêu chuẩn đƣợc xây dựng cơ bản dựa theo các yêu cầu về các nhóm đối tượng kỹ thuật, kinh tế, môi trường và xã hội.

Theo Mara (1996), Sarmento (2001), Ujang & Buckley (2002), Boshier (1993), Dummade (2002), công nghệ phù hợp là công nghệ có thể đáp ứng các quy chuẩn/tiêu chuẩn về xả thải và khả năng thích nghi của công nghệ đó đối với điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. Công nghệ phù hợp có thể là công nghệ hiện đại hay đơn giản. Một công nghệ phù hợp trong bối cảnh phát triển bền vững là khi công nghệ này có chi phí thấp nhất (chi phí đầu tƣ và vận hành), khả thi về mặt kỹ thuật và pháp lý, đảm bảo hiệu quả xử lý ô nhiễm và đƣợc cộng đồng chấp nhận.

Theo Singhirunnusom & Stenstrom (2009), việc chọn lựa công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp đƣợc thực hiện dựa trên việc xem xét, đánh giá rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau, vấn đề được quan tâm hàng đầu trong việc lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp là bản chất ứng dụng công nghệ chẳng hạn công nghệ xử lý tương ứng với loại hình nước thải như nước thải sinh hoạt/dệt nhuộm/thuộc da,... công nghệ phù hợp với công suất thiết kế, phù hợp với quy hoạch định hướng phát triển của thành phố/vùng/khu vực; tiếp theo đó các yếu tố ảnh hưởng bao gồm hiệu quả, chi phí, các yếu tố xã hội và thể chế cũng đƣợc quan tâm nhằm đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý chất thải, vấn đề này đã đƣợc nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đƣợc tiến hành và đƣa ra những quan điểm khác nhau.

Theo Alaerts và cộng sự (1990), một hệ thống/công nghệ xử lý chất thải là khả thi nếu nó có hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật, đáng tin cậy và có thể quản lý dễ dàng.

Dựa trên những thuật ngữ chung nhƣ trên, một vài tiêu chí mang tính khả thi đƣợc xác định như: (a) khả thi về môi trường; (b) đáng tin cậy; có thể quản lý về tổ chức và kỹ thuật; (d) nguồn chi phí và tài chính; và (e) có thể ứng dụng theo hướng tái sử dụng.

Mỗi tiêu chí đƣợc chia ra thành các chỉ tiêu khác nhau, các chỉ tiêu này cần đƣợc xem xét trong việc đánh giá tính ổn định của hệ thống.

Theo Boshier (1993), nghiên cứu ba trường hợp ở New Zealand trong đó cộng đồng phải quyết định phương án công nghệ thích hợp để xử lý và thải bỏ bùn cống rãnh, ông kết luận rằng những tiêu chí hữu ích nhất để đánh giá các phương án công nghệ khác nhau là: (a) sự tham gia và cam kết của cộng đồng; (b) sự sẵn có của cơ sở hạ tầng kỹ thuật như có sẵn bãi đỗ để thải bỏ; (c) các khía cạnh văn hoá và môi trường địa phương ; (d) các hiểm họa, rủi ro về môi trường; (e) chi phí; (f) các khía cạnh về kỹ thuật. Trong các trường hợp nghiên cứu này, các yếu tố về điều kiện văn hoá môi trường địa phương đóng vai trò quyết định trong việc chọn phương pháp xử lý.

Theo Dummade (2002), đề xuất nhiều chỉ thị để đánh giá tính ổn định của công nghệ ngoại nhập cho các nước đang phát triển và phân loại chúng thành sơ cấp và thứ cấp. Khả năng thích ứng của một công nghệ với môi trường và xã hội được xem xét nhƣ chỉ thị sơ cấp, chỉ thị thứ cấp là một nhóm gồm bốn loại nhƣ sau: (a) ổn định về kỹ thuật; (b) ổn định về kinh tế; (c) ổn định về môi trường và (d) ổn định về chính trị - xã hội. Bằng cách nhận dạng và xác định các chỉ thị ổn định tại một vị trí cụ thể, công nghệ ổn định và ổn định hơn có thể đƣợc lựa chọn và “có thể tránh đƣợc sự lãng phí tài nguyên”.

Theo Lettinga (2001), các vấn đề cần đạt được của phương án công nghệ phát triển ổn định và ổn định lâu dài: (a) sử dụng ít tài nguyên/năng lƣợng hoặc có khả năng sản xuất tài nguyên/năng lƣợng; (b) hiệu quả xử lý và sự ổn định của hệ thống;

(c) linh động về mặt ứng dụng ở các quy mô khác; (d) đơn giản trong xây dựng, vận hành và bảo dƣỡng. Qua nghiên cứu tổng quan các tiêu chí, tiêu chuẩn đƣa ra từ các tác giả, nhận thấy có nhiều điểm tương đồng trong các tiêu chí. Để lựa chọn được công nghệ phù hợp, đánh giá tính khả thi và ổn định của công nghệ đƣợc đánh giá trên 04 nhóm tiêu chí cơ bản là Kỹ thuật, kinh tế, môi trường và xã hội. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, môi trường, xã hội của từng, vùng miền, từng địa phương liên quan đến hiện trạng và xử lý nước thải mà có những tiêu chuẩn cụ thể khác nhau, với các mức độ ƣu tiên khác nhau cho từng nhóm tiêu chí.

Ngoài ra, theo nghị định 80/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2014 về thoát nước và xử lý nước thải cũng đưa ra tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước thải, bao gồm các chỉ thị đánh giá hiệu quả của công nghệ XLNT và tính kinh tế, xã hội và môi trường

Về tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, lựa chọn công nghệ ở Việt Nam, Tổng cục Môi trường đã xây dựng TÀI LIỆU KỸ THUẬT “Hướng dẫn đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải và giới thiệu một số công nghệ xử lý nước thải đối với

ngành Chế biến thuỷ sản, Dệt may, Giấy và bột giấy (TCMT, 2011)”. Tài liệu biên soạn dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn đã xây dựng trên thế giới cùng với việc đánh giá các điều kiện của Việt Nam. Nội dung hướng dẫn đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải được xây dựng trên quan điểm của các chuyên gia về sự đồng thuận, công bằng, khách quan để đánh giá công nghệ xử lý nước thải theo quy trình kỹ thuật đánh giá công nghệ xử lý nước thải. Các số liệu, kết quả phân tích trình bày trong Tài liệu là chính xác, tin cậy và có giá trị tại thời điểm tiến hành phân tích, đánh giá. Tài liệu hướng dẫn kĩ thuật đã xây dựng 04 nhóm tiêu chí để đánh giá lựa chọn công nghệ.

Nhóm tiêu chí kỹ thuật liên quan đến vấn đề kỹ thuật nhƣ thiết kế, xây dựng, vận hành và độ tin cậy của công nghệ. Đối với bất kỳ hệ thống xử lý nước thải nào, mục tiêu quan trọng nhất là đạt tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường hay tuân thủ quy định về môi trường.

Nhóm tiêu chí về kinh tế liên quan đến vốn đầu tƣ xây dựng công trình, chi phí vận hành và chi phí bảo trì - bảo dƣỡng công trình.

Nhóm tiêu chí về môi trường xét đến khả năng bền vững về mặt môi trường như khả năng tái sử dụng nước thải để tưới tiêu, khả năng tái sử dụng sản phẩm thứ cấp nhƣ khí thải (biogas) và bùn thải hữu cơ (biosolids).

Nhóm tiêu chí xã hội liên quan đến quan niệm và yếu tố truyền thống trong việc thiết kể hệ thống xử lý nước thải (Kalbermatten và cộng sự, 1982). Nhóm tiêu chí xã hội bao gồm mức độ chấp nhận của cộng đồng đối với những ảnh hưởng do hệ thống xử lý nước thải gây ra, chẳng hạn như mùi hôi, tiếng ồn và rung do động cơ từ vận hành của hệ thống xử lý chất thải (Tsagarakis và cộng sự, 2001). Ngoài ra, yếu tố tác động đến mỹ quan của khu vực cũng có thể đƣợc liệt kê vào nhóm tiêu chí này.

Trong bốn nhóm tiêu chí cơ bản bao gồm: tiêu chí kỹ thuật, tiêu chí kinh tế, tiêu chí môi trường và tiêu chí xã hội, nhóm tiêu chí về kĩ thuật là nhóm tiêu chí bắt buộc do các công nghệ phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu về mặt pháp lý, pháp luật, các nhóm tiêu chí còn lại là nhóm các tiêu chí không bắt buộc đƣợc cân nhắc trong lựa chọn phương án. Kết hợp với ý kiến của các chuyên gia về công nghệ, Tổng cục Môi trường đã tổng hợp và đề xuất các nhóm tiêu chí, thang điểm và cách cho điểm đối với các tiêu chí cụ thể khi đánh giá công nghệ xử lý nước thải như sau:

- Nhóm các tiêu chí về kỹ thuật đóng vai trò quan trọng nhất, hơn các tiêu chí còn lại và đƣợc lƣợng hóa với số điểm là A/100 điểm;

- Nhóm các tiêu chí về kinh tế đóng vai trò quan trọng thứ hai và đƣợc lƣợng hóa với số điểm là B/100 điểm;

- Nhóm các tiêu chí về môi trường đóng vai trò quan trọng thứ ba và được lượng hóa với số điểm là C/100 điểm;

- Nhóm các tiêu chí về xã hội đóng vai trò quan trọng ít nhất và đƣợc lƣợng hóa với sổ điểm là D/100 điểm.

Tổng điểm: A + B + C + D= 100 điểm

Việc đánh giá (cho điểm) công nghệ xử lý nước thải theo mỗi tiêu chí và chỉ tiêu (tối đa hoặc trong thang điểm dao động) tùy thuộc vào các đặc điểm, thông số của hồ sơ thuyết minh công nghệ, khảo sát hiện trường và đánh giá kết quả vận hành thực tế tại hiện trường của hệ thống xử lý đang hoạt động.

Các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt với công suất xử lý lớn sẽ được đưa vào đánh giá tính phù hợp dựa trên bộ tiêu chí xây dựng cụ thể trong điều kiện Tp. Hồ Chí Minh. Bộ tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá đƣợc xây dựng trên cơ sở tổng hợp, phân tích đánh giá các tiêu chuẩn, tiêu chí hiện có trên thế giới và đặc biệt là tham khảo các nội dung từ hướng dẫn kĩ thuật về đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử nước thải do Tổng cục Môi trường xây dựng (TCMT, 2011). Qua kết quả đánh giá sự phù hợp của công nghệ với các tiêu chí, tiêu chuẩn chọn lựa sẽ đề xuất đƣợc các công nghệ phù hợp, khuyến khích áp dụng với điều kiện của thành phổ Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng vận hành và xây dựng tiêu chí lựa chọn công nghệ phù hợp cho các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại thành phố hồ chí minh (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)