Xây dựng tiêu chí lựa chọn công nghệ phù hợp cho các nhà máy XLNT sinh hoạt tập trung tại TPHCM

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng vận hành và xây dựng tiêu chí lựa chọn công nghệ phù hợp cho các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Các bước thực hiện đề tài

3.3.2.3 Xây dựng tiêu chí lựa chọn công nghệ phù hợp cho các nhà máy XLNT sinh hoạt tập trung tại TPHCM

Xây dựng tiêu chí lựa chọn công nghệ cho các nhà máy XLNT sinh hoạt tập trung dựa trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tiêu chí đã có tại một số nước trên thế giới và một số tiêu chí hiện hữu ở Việt Nam kết hợp với hiện trạng, điều kiện và các yêu cầu quy hoạch thoát nước, XLNT của Thành phố. Nội dung, số lượng tiêu chí, thang điểm chuẩn để đánh giá, phương pháp đánh giá cho tiêu chí được tham vấn ý kiến của chuyên gia về lĩnh vực công nghệ và quản lý môi trường.

Cơ sở xây dựng tiêu chí:

Hệ thống tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt được xây dựng dựa trên nội dung như sau:

Xây dựng tiêu chí lựa chọn công nghệ cho các nhà máy XLNT sinh hoạt tập trung dựa trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tiêu chí đã có tại một số nước trên thế giới và một số tiêu chí hiện hữu ở Việt Nam kết hợp với hiện trạng, điều kiện và các yêu cầu quy hoạch thoát nước, XLNT của Thành phố. Ngoài ra, hệ thống tiêu chí còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Thu thập ý kiến từ các chuyên gia:

Nội dung tiêu chí, số lƣợng tiêu chí, thang điểm chuẩn và điểm mức độ ƣu tiên giữa các tiêu chí, đƣợc tham vấn ý kiến của chuyên gia về lĩnh vực công nghệ và quản lý môi trường.

- Tính thực tiễn trong công tác quản lý, vận hành của nhà máy XLNT sinh hoạt Bình Hưng và Bình Hưng Hòa

Đánh giá quá trình quản lý vận hành về hiệu quả xử lý của hệ thống, quản lý bùn thải, quản lý hóa chất, quản lý năng lượng, quản lý nhân sự, chi phí xử lý nước thải, an toàn lao động đã được phân tích cụ thể ở chương 4. Từ đó, đưa ra những tiêu chí cụ thể phù hợp đến lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đồng thời xây dựng chỉ thị dựa vào thực tế vận hành.

- Đảm bảo tiêu chuẩn xả thải và các quy định về môi trường;

Quy chuẩn xả thải là thước đo quan trọng trong công tác quản lý chất lượng nước sau xử lý, đảm bảo tuân thủ quy định về an toàn môi trường nước tiếp nhận. Vì vậy, công nghệ xử lý áp dụng phải đảm bảo nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn cho phép xả vào các nguồn tiếp nhận khác nhau. Trong trường hợp nghiên cứu này, QCVN 14:2008/BTNMT đƣợc áp dụng để đánh giá mức độ đạt yêu cầu của công nghệ xử lý nước thải

Ngoài ra, trong quá trình vận hành nhà máy XLNT không tránh khỏi khả năng phát sinh mùi hôi, khí thải ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí xung quanh. Áp dụng QCVN 05: 2013/BTNMT để đánh giá mức độ phát sinh mùi hôi, khí thải của công nghệ XLNT.

Nước thải sau xử lý có thể đạt yêu cầu để tái sử dụng làm nước tưới tiêu (được đánh giá theo QCVN 39:2011/BTNMT) hoặc làm nước cấp cho sinh hoạt (được đánh giá theo QCVN 02:2009/BTY)

- Yêu cầu của một hệ thống tiêu chí đánh giá.

Yêu cầu của một hệ thống tiêu chí. Hệ thống tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt có đặc điểm như sau:

 Gồm nhiều nhóm tiêu chí đánh giá khác nhau nhằm xem xét tất cả các khía cạnh liên quan;

 Mỗi nhóm tiêu chí gồm nhiều nội dung để đánh giá mức độ đạt đƣợc đối với nhóm tiêu chí đang xem xét;

 Để lƣợng hóa mức độ đạt đƣợc theo hệ thống tiêu chí đề ra, mỗi tiêu chí đều đƣợc tính điểm đánh giá đi kèm;

 Tổng số điểm đạt đƣợc (từ các tiêu chí đã xem xét theo các nhóm tiêu chí đánh giá đề ra) cho biết cấp độ đạt đƣợc của đối tƣợng đƣợc đánh giá.

Hệ thống tiêu chí đề xuất: Nhóm tiêu chí dự kiến cấu trúc gồm 04 nhóm tiêu chí:

tiêu chí kỹ thuật, tiêu chí kinh tế, tiêu chí môi trường và tiêu chí xã hội - Dự kiến thang điểm cho tiêu chí:

Nhóm Tiêu chí 1 + Nhóm tiêu chí 2 + Nhóm tiêu chí 3 + Nhóm tiêu chí 4 = 100 điểm

- Nhóm tiêu chí 1: Tiêu chí kỹ thuật (bao gồm 12 tiêu chí và thang điểm dự kiến là 40 điểm)

Bảng 3.3: Nhóm tiêu chí kỹ thuật dự kiến

hiệu Tiêu chí Chỉ

thị

Điểm chuẩn

KT 1 Chất lượng nước đầu ra đạt so với yêu cầu của quy

chuẩn 3 10

KT 2 Diện tích đất sử dụng 3 4

KT 3 Khả năng chịu shock tải so với thiết kế ban đầu 3 4

KT 4 Mức tiêu thụ năng lƣợng 2 4

KT 5 Lƣợng bùn thải phát sinh 3 3

KT 6 Tính đơn giản trong vận hành 2 3

KT 7 Bảo trì, bảo dƣỡng, máy móc, thiết bị 2 2

KT 8 Tính phổ biến, sẳn có của các máy móc, thiết bị, linh

kiện 2 2

KT 9 Khả năng mở rộng công suất trong tương lai 2 2

KT 10 Yêu cầu nguồn nhân lực quản lý và vận hành HTXLNT 2 2

KT 11 Thời gian xây dựng 2 2

KT 12 Phù hợp với đặc điểm, điều kiện khí hậu 2 2

Tổng điểm 28 40

- Nhóm tiêu chí 2: Tiêu chí kinh tế (bao gồm 3 tiêu chí và thang điểm dự kiến là 30 điểm)

Bảng 3.4: Nhóm tiêu chí kinh tế dự kiến

Ký hiệu Tiêu chí Chỉ thị Điểm chuẩn

KTE 1 Chi phí đầu tƣ 2 12

KTE 2 Chi phí vận hành 3 10

KTE 3 Chi phí bảo trì, bảo dƣỡng 3 8

Tổng điểm 8 30

- Nhóm nhóm tiêu chí 3: Tiêu chí môi trường (bao gồm 5 tiêu chí và thang điểm dự kiến là 17 điểm)

Bảng 3.5: Nhóm tiêu chí môi trường dự kiến

Ký hiệu Tiêu chí Chỉ thị Điểm chuẩn

MT 1 An toàn thân thiện với môi trường 2 4

MT 2 Khả năng tái sử dụng nước 3 4

MT 3 Khả năng thu hồi khí biogas (xử lý bùn) 3 4

MT 4 Giảm phát thải khí CO2 3 3

MT 5 Khả năng hỗ trợ để giải quyết ngập tại TPHCM

2 2

Tổng điểm 13 17

- Nhóm tiêu chí 4: Tiêu chí Xã hội (bao gồm 3 tiêu chí và thang điểm dự kiến là 13 điểm)

Bảng 3.6: Nhóm tiêu chí xã hội dự kiến

Ký hiệu Tiêu chí Chỉ thị Điểm

chuẩn

XH1 An toàn trong vận hành 2 5

XH2 Mỹ quan đô thị 2 4

XH3 Lợi ích cộng đồng 2 4

Tổng điểm 6 13

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng vận hành và xây dựng tiêu chí lựa chọn công nghệ phù hợp cho các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)