Chi phí xử lý

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng vận hành và xây dựng tiêu chí lựa chọn công nghệ phù hợp cho các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 87)

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VẬN HÀNH NHÀ MÁY XLNT SINH HOẠT TẬP TRUNG TẠI TPHCM

4.5 Chi phí xử lý

Chi phí xử lý nhà máy XLNT Bình Hƣng

Căn cứ vào quyết định duyệt dự toán năm 2013 bao gồm chi phí của các hạng mục đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Hình 4.19: Chi phí xử lý của từng hạng mục tại nhà máy Bình Hưng

Stt Hạng mục xử lý Kí hiệu Chi phí thực hiện (Triệu

đồng/năm)

1 Chi phí nhân sự CPCĐ 14.394,18

2 Chi phí xe máy, thiết bị

CPBĐ

1.855,59

3 Chi phí điện, nước 20.322,81

4 Chi phí mua sắm nguyên vật liệu, phụ tùng

phục vụ vận hành, bảo dƣỡng CPMS 17.036,39

5 Chi phí chăm sóc cảnh quan cây xanh CPCX 6.316,05

6 Chi phí giám sát môi trường độc lập CPGSMT 800,00

7 Chi phí kiểm định thiết bị CPKĐTB 333,33

8 Chi phí dự trù sửa chữa CPDTSC 6.214,13

9 Chi phí xử lý bùn thải CPXLBT 16.607,50

10 Tổng cộng TC 83.880,13

Nguồn: Dự toán quản lý vận hành chăm sóc cảnh quan cây xanh nhà máy Bình Hưng năm 2013

Trong đó, chi phí điện nước (CPBĐ) chiếm 24,2%, chi phí mua sắm nguyên vật liệu, phụ tùng phục vụ vận hành, bảo dƣỡng (CPMS) chiếm 20,3%, chi phí nhân công (CPCĐ) chiếm 17,2%, chi phí chăm sóc cảnh quan cây xanh (CPCX) chiếm 7,5%, chi phí dự trù sửa chữa (CPDTSC) chiếm 7,4%, chi phí xe máy thiết bị (CPBĐ) chiếm 2,8%, chi phí giám sát môi trường độc lập (CPGSMT) chiếm 1% và chi phí kiểm định thiết bị (CPKDDTB) chiếm 0,4%.

Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện chi phí xử lý từng hạng mục tại nhà máy Bình Hưng

Giá trị dự toán quản lý, vận hành, bảo trì và chăm sóc cảnh quan nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng và trạm bơm Đồng Diều năm 2013 đạt 83.880,13 triệu đồng.

17%

3%

24%

20%

8%

1%

0,4%

7%

20%

Chi phí nhân công vận hành Chi phí xe máy, thiết bị Chi phí điện, nước

Chi phí mua sắm nguyên vật liệu, phụ tùng phục vụ vận hành, bảo dƣỡng

Chi phí chăm sóc cảnh quan cây xanh

Chi phí giám sát môi trường độc lập

Chi phí kiểm định thiết bị Chi phí dự trù sửa chữa Chi phí xử lý bùn thải

Bảng 4.20: Chi phí xử lý 1m3 nước thải của nhà máy Bình Hưng

Thời gian Lượng nước thải xử lý được (m3/năm)

Giá trị dự toán (triệu đồng/năm)

Chi phí xử lý 1m3 nước thải (đồng/m3)

Năm 2013 48.402.427 83.880,13 1.733

Năm 2014 47.217.180 82.272,25 1.742

Trung bình 47.809.804 83.076.20 1.738

Nguồn: dự toán quản lý vận hành chăm sóc cảnh quan cây xanh nhà máy Bình Hưng từ 2013 - 2014

Chi phí xử lý 1 m3 nước thải vào năm 2013, 2014 lần lượt là 1.733 và 1742 đồng, trung bình là 1.738 đồng. Ngoài ra, chi phí nhân công giảm so với 2013 vì hạng mục làm compost không còn hoạt động, thay thế vào đó là bùn sau tách nước được vận chuyển đến Khu liên hiệp bùn thải Đa Phước để xử lý.

Chi phí xử lý nhà máy XLNT Bình Hƣng Hòa

Căn cứ vào quyết định duyệt dự toán năm 2014 bao gồm chi phí của các hạng mục đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Hình 4.21: Chi phí xử lý của từng hạng mục tại nhà máy Bình Hưng

Stt Hạng mục xử lý Kí hiệu Giá trị chi phí (triệu

đồng/năm)

1 Chi phí nhân sự CPNC 6.522,49

2 Vật tƣ bảo dƣỡng và vật tƣ thay thế, sửa chữa thường xuyên

CPBĐ

486,99

3 Chi phí năng lƣợng tiêu hao 4.875,22

4 Chi phí phân tích mẫu nước và phân tích phục

vụ báo cáo giám sát môi trường định kỳ 128,74

5 Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, hạng

mục công trình 27,93

6 Chi phí chăm sóc cảnh quan cây xanh CPCX 4.064,55

7 Chi phí xử lý bùn CPXLB 975,00

8 Tổng cộng Tổng cộng 17.080,94

Nguồn: Dự toán quản lý vận hành chăm sóc cảnh quan cây xanh nhà máy Bình Hưng Hòa năm 2014

Trong đó, chi phí nhân công (CPNC) chiếm 38,2%, chi phí năng lƣợng tiêu hao (CPBĐ) chiếm 28,5%, chi phí chăm sóc cảnh quan cây xanh (CPCX) chiếm 23,8%, Chi phí xử lý bùn chiếm 5,7%, chi phí vật tƣ bảo dƣỡng và vật tƣ thay thế, sửa chữa thường xuyên chiếm 2,9%, chi phí phân tích mẫu nước và giám sát môi trường định

kỳ chiếm 0,8% và chi phí kiểm định hiệu chuẩn thiết bị hạng mục công trình chiếm 0,2%

Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện chi phí xử lý từng hạng mục tại nhà máy BHH

Giá trị dự toán chi phí quản lý vận hành bảo trì bảo dƣỡng và chăm sóc cảnh quan cây xanh năm 2013 đạt 19.739.348.200 đồng. Đến năm 2014 giá trị dự toán giảm xuống còn 17.080.941.025 đồng.

Bảng 4.22: Chi phí xử lý nước thải tại nhà máy XLNT Bình Hưng Hòa

Lưu lượng nước xử lý (m3/năm)

Giá trị dự toán (triệu đồng/năm)

Chi phí xử lý 1m3 nước thải (đồng/m3)

Năm 2013 9.389.036 19.739 2102

Năm 2014 10.515.680 17.080 1624

Trung bình 9.952.358 18.410 1849

Nguồn: dự toán quản lý vận hành chăm sóc cảnh quan cây xanh nhà máy Bình Hưng từ 2013 - 2014

Chi phí xử lý 1m3 nước thải tại nhà máy XLNT Bình Hưng Hòa dao động giữa năm 2013 và 2014 là 477 đồng, nguyên nhân do có sự thay đổi về hệ số điều chỉnh nhân công, năm 2013 hệ số nhân công cao hơn năm 2014. Lưu lượng nước thải đã xử lý năm 2014 đạt 10.515.680, cao hơn năm 2013 là 1.126.644 m3

38%

3%

28%

1%

0,2%

24%

6% Chi phí nhân công vận hành

Vật tƣ bảo dƣỡng và vật tƣ thay thế, sửa chữa thường xuyên Chi phí năng lƣợng tiêu hao

Chi phí phân tích mẫu nước và phân tích phục vụ báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, hạng mục công trình Chi phí chăm sóc cảnh quan cây xanh

Chi phí xử lý bùn

Năm 2013: Hệ số điều chỉnh nhân công: K = Lương tối thiểu vùng/ Lương tối thiểu đơn giá = 2.000.000/980.000 = 2,041

- Tạm tính mức lương tối thiểu 2.000.000 đồng/tháng với hệ số điều chỉnh nhân công 2,041 trong khi chờ quyết định của UBND Thành phố hướng dẫn cho phép điều chỉnh khi áp dụng bộ định mức đơn giá ban hành kèm theo quyết định 6516/UBND- ĐTMT ngày 20 tháng 12 năm 2011.

Năm 2014: Hệ số điều chỉnh nhân công: K = Lương tối thiểu vùng/ Lương tối thiểu đơn giá = 1.512.500/980.000 = 1,543 tạm tính theo văn bản số 7658/SXD- QLKTXD ngày 17/09/2013 trong khi chờ chỉ đạo của UBND Thành phố về hệ số điều chỉnh chi phí nhân công và máy thi công năm 2014 đối với lĩnh vực dịch vụ công ích trên địa bàn Thành phố.

Hiện tại nhà máy XLNT Bình Hƣng Hòa đã xây dựng định mức đơn giá để dự trù kinh phí quản lý vận hành trong mỗi năm hoạt động, việc chi trả vẫn tính theo khối lƣợng công việc thực tế vận hành tại nhà máy.

Đối với nhà máy Bình Hƣng thì định mức đơn giá đang triển khai xây dựng và chuẩn bị hoàn thành vào đầu năm 2016. Chi phí xử lý nước thải ở nhà máy Bình Hưng thấp hơn so nhà máy Bình Hƣng Hòa. Trong đó, chi phí nhân công vận hành và chi phí năng lƣợng, hóa chất chiếm trên 60% tổng chi phí.

Ngoài ra, chi phí còn phụ thuộc vào quy trình công nghệ của nhà máy nên từng hạng mục hoạt động chi phí sẽ khác nhau. Kết quả cho thấy công nghệ bùn hoạt tính tiêu tốn năng lƣợng khá cao chiếm trên 28,5% chi phí, công nghệ hồ sinh học thì quy trình xử lý phụ thuộc chủ yếu ở hồ sục khí nên điện năng tiêu tốn hầu nhƣ chiếm toàn bộ điện năng (chiếm trên 30%) của nhà máy.

Đội ngủ nhân công phục vụ cho nhà máy Bình Hƣng và Bình Hƣng Hòa khoảng 160 người, chi phí nhân công chiếm khoảng 21 – 30%. Chứng tỏ công nghệ XLNT bùn hoạt tính cần bộ phận nhân công khá lớn để phục vụ công tác quản lý vận hành.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng vận hành và xây dựng tiêu chí lựa chọn công nghệ phù hợp cho các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)