Tổng quan về quản lý nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại Việt Nam 15

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng vận hành và xây dựng tiêu chí lựa chọn công nghệ phù hợp cho các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 37)

2.4.1 Tổng quan các nhà máy XLNT sinh hoạt tập trung tại Việt Nam

Hiện tại trên cả nước có khoảng 20 nhà máy/trạm xử lý nước thải đang xây dựng, hoạt động để xử lý nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, số lượng nhà máy đang hoạt động có quy mô lớn có thể kể ra nhƣ sau (thứ tự các nhà máy đƣợc sắp xếp theo công suất xử lý giảm dần): (1) Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, Hà Nội (công suất 200.000 m3/ngày)2; (2) Nhà máy Bình Hƣng, Tp. Hồ Chí Minh (công suất 141.000 m3/ngày); (3) Nhà máy Bình Hƣng Hòa, Tp. Hồ Chí Minh (công suất 30.000 m3/ngày); (4) Trạm xử lý nước thải Hồ Tây, Hà Nội (công suất 32.640 m3/ngày); (5) Nhà máy xử lý nước thải thành phố Vinh, Nghệ An (công suất 25.100 m3/ngày); (6) Nhà máy xử lý nước thải toàn thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh (công suất 17.650 m3/ngày); (7) Nhà máy xử lý nước thải toàn thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương (công suất 17.650 m3/ngày); (8) Nhà máy xử lý nước thải Sóc Trăng, Sóc Trăng (công suất 13.000 m3/ngày); Các nhà máy đang hoạt động có quy mô nhỏ hơn 10.000 m3/ngày có thể kể đến như (1) Nhà máy xử lý nước thải thành phố Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk (công suất 8.000 m3/ngày); (2) Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt, Lâm Đồng (công suất 7.100 m3/ngày), (3) Nhà máy xử lý nước thải Hà Khánh, Quảng Ninh (công suất 7.200 m3/ngày).

Bảng 2.7: Thành phần nước thải sinh hoạt ở các nhà máy XLNT ở Việt Nam

TT Nhà máy Tỉnh/Tp

Chỉ tiêu BOD

(mg/1)

COD (mg/1)

TSS (mg/1)

N-NH4+ (mg/1)

TN (mg/1)

TP (mg/1) 1 Kim Liên

Hà Nội

115 145 85 18,0 40,0 6,5

2 Trúc Bạch 135 155 85 - 34,0 6,5

3 Băc Thăng Long 85 135 65 - 38,0 5,4

4 Yên Sở 45 132 51 28,0 34,0 7,2

5 Bình Hƣng

HCM

42 135 103 - 11,0 -

6 Bình Hƣng Hòa 78 203 49 17,9 - -

7 Sơn Trà

Đà Nẳng

37 67 38 - 18,0 1,7

8 Hòa Cường 63 115 59 - 23,6 1,9

9 Phú Lộc 96 169 71 - 28,3 2,2

10 Ngũ Hành Sơn 31 60 27 - 15,6 1,4

11 Bãi Cháy

Quảng Ninh

36 80 196 1,3 - -

12 Hà Khánh 45 68 41 1,1 - -

13 Đà Lạt Đà Lạt 380 604 792 68,0 95,0 19,7

14 Buôn Ma Thuột BMT 336 564 286 36,4 93,7 11,2

15 Băc Giang Bắc Giang 90 120 - - - -

QCVN 14.-2008-A 30 50 5 6

QCVN 14:2008-B 50 100 10 10

(Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị ở Việt Nam của Wordbank, tháng 12-2013); Dấu (-): chưa xác định

Các nhà máy đang trong giai đoạn xây dựng cũng chiếm số lƣợng khoảng trên 10 nhà máy tập trung quy mô lớn rải rác trên các tỉnh thành do các nguồn vốn ODA, vốn do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Ví dụ như nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt của các thành phố Quy Nhơn, Nha Trang, Đồng Hới đƣợc Ngân hàng Thế giới tài trợ (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).

Bên cạnh các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt hiện hữu, còn một số lượng lớn các nhà máy nước thải sinh hoạt đang nằm trong quy hoạch ở một số khu vực, các tỉnh thuộc các lưu vực sông. Theo “Phê duyệt Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vục dân cư, khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2030” (Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 03/05/2013), dự kiến xây dựng 24 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt với tổng công suất xử lý dự kiến 875.700 m3 /ngày.đêm vào năm 2020 và 182.500 m3/ngày.đêm vào năm 2030. Theo “Phê duyệt Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp thuộc lưu vực sông cầu đến năm 2030” (Quyết định 228/QĐ-TTg ngày 25/01/2013), dự kiến sẽ xây dựng 28 nhà máy với tổng công suất xử lý dự kiến 499.900 m3/ngày.đêm vào năm 2020 và 971.000 m3/ngày.đêm vào năm 2030. Theo “Quy hoạch thoát nước Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” (Quyết định 2066/QĐ-TTg ngày 12/11/2010), dự kiến khu vực đồng bằng

Sông Cửu Long cho đến năm 2020 sẽ xây dựng 13 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt để xử lý 188.000 m3/ngày.đêm vào năm 2020. Nhƣ vậy, có thể thấy số lƣợng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt trên phạm vi cả nước rất lớn, với nhiều công suất khác nhau cần đƣợc xây dựng trong thời gian sắp tới

Như đã giới thiệu, TP. Hồ Chí Minh có 02 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt công suất lớn hiện đang hoạt động, đó là nhà máy Bình Hƣng và nhà máy Bình Hƣng Hòa.

Theo quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 về việc phê duyệt điều chỉnh

“Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025” của Chính phủ, cho đến năm 2025, Tp. Hồ Chí Minh sẽ xây dựng và hoàn thiện 12 công trình đầu mối để xử lý nước thải tập trung cho 12 lưu vực thoát nước thải.

Giai đoạn 2013 - 2015, thành phố đã và đang triển khai các công tác đấu thầu, chuẩn bị khởi công cho một số nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt như: tại lưu vực phía Đông Sài Gòn, Tham Lương – Bến Cát, Bình Tân xây dựng nhà máy xử lý nước thải Bình Tân, nhà máy Tham Lương - Bến Cát có công suất xử lý dự kiến lần lượt là 180.000 m3/ngày, 250.000m3/ngày; lưu vực Tây Bắc Sài Gòn xây dựng nhà máy Tây Sài Gòn, trạm xử lý rạch Suối Nhum, quận 9 (không nằm trong quy hoạch), có công suất xử lý dự kiến lần lượt là 150.000 m3/ngày và 65.000m3/ngày; lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè xây dựng nhà máy XLNT Nhiêu Lộc – Thị Nghè, công suất thiết kế là 480.000 m3/ngày.

Bảng 2.8: Các nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động ở nước ta (tính đến cuối tháng 09/2013)

STT Năm bắt

đầu

Công suất (m3/ngày) Hệthống thu gom nước

thải Quy trình/ Công nghệ xử lý

Nhà máy Thành phố Thiết kế Hoạt động

1 Kim Liên

Hà Nội

2005 3.700 3.700 Chung Yếm khí - thiếu khí - hiếu khí (Bùn hoạt tính)

2 Trúc Bạch 2005 2.500 2.500 Chung Yếm khí - thiếu khí - hiếu khí (Bùn hoạt tính)

3 Bắc Thăng Long 2009 42.000 7.000 Chung Yếm khí - thiếu khí - hiếu khí có khử ni-tơ

4 Yên Sở 2012 200.000 120.000 Chung Bể phản ứng theo mẻ

5 Bình Hƣng

Hồ Chí Minh

2009 141.000 141.000 Chung Bùn hoạt tính truyền thống

6 Bình Hƣng Hòa 2008 30.000 30.000 Chung Hồ hiếu khí + Hồ hoàn thiện

7 Cảnh Đới (Phú Mỹ Hưng) 2007 10.000 10.000 Riêng Mương oxy hóa

8 Nam Viên (Phú Mỹ Hƣng) 2009 15.000 15.000 Riêng Yếm khí - thiếu khí - hiếu khí (Bùn hoạt tính)

9 Sơn Trà

Đà Nẵng

2006 15.900 15.900 Chung Hồ yếm khí có bạt phủ

10 Hòa Cường 2006 36.418 36.418 Chung Hồ yếm khí có bạt phủ

11 Phú Lộc 2006 36.430 36.430 Chung Hồ yếm khí có bạt phủ

12 Ngũ Hành Sơn 2006 11.629 11.629 Chung Hồ yếm khí có bạt phủ

13 Bãi Cháy

Quảng Ninh 2007 3.500 3.500 Chung Bể phản ứng theo mẻ

14 Hà Khánh 2009 7.000 7.500 Chung Bể phản ứng theo mẻ

15 Đà Lạt Đà Lạt 2006 7.400 6.000 Riêng Bể lắng hai vỏ + Lọc sinh học nhỏ giọt

16 Buôn Ma Thuột Buôn Ma Thuột 2006 8.125 5.700 Riêng Chuỗi hồ (hồ yếm khí, hồ tùy tiện, hồ hoàn thiện)

17 Bắc Giang Bắc Giang 2010 10.000 8.000 Chung Mương oxy hóa

18 Thủ Dầu Một Bình Dương 2013 17.650 Chung C-tech

20 Bắc Ninh Bắc Ninh 2013 17.500 Chung Bể phản ứng theo mẻ

21 Phan Rang-Tháp Chàm Ninh Thuận 2013 10.000 Chung/riêng Hồ sinh học

(Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị ở Việt Nam, tháng 12-2013)

2.4.2 Hiện trạng quản lý nước thải sinh hoạt ở Việt Nam

Các phát hiện chính trong hoạt động quản lý nước thải ở Việt Nam

Từ năm 1998, Chính phủ Việt Nam đã ban hành và áp dụng nhiều chính sách cũng như đầu tư cải thiện vệ sinh đô thi, khiến lĩnh vưc thu gom và xử lý nước thải phát triển mạnh mẽ. Các kết quả chính đạt đƣợc là:

Hoạt động cung cấp dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải cho người nghèo đô thị đƣợc cải thiện đáng kể, không còn tình trạng đi vệ sinh bừa bãi.

94% người dân sử dụng nhà vệ sinh, trong đó 90% số hộ gia đình sử dụng bể tự hoại làm công trình xử lý tại chỗ.

60% hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng, thường là hệ thống cống chung.

Đến năm 2012, 12 hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị đã được xây dựng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, 5 hệ thống khác xây dựng ở các đô thị cấp tỉnh với tổng công suất là 530.000 m3/ngày.

Hiện nay khoảng 32 hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đang trong quá trình thiết kế/ thi công, vẫn chủ yếu là hệ thống thoát nước chung.

Trong thập niên vừa qua, đầu tƣ hàng năm vào lĩnh vực vệ sinh đô thị đạt 150 triệu Đô la Mỹ, chiếm 0,45% GDP hàng năm, với tổng mức đầu tư cho thoát nước và xử lý nước thải giai đoạn 1995 - 2009 là 2,1 tỷ Đô la Mỹ.

Mặc dù đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ nhƣ vậy, lĩnh vực vệ sinh môi trường đô thị tiếp tục phải đối mặt với những vấn đề quan trọng cần nhanh chóng giải quyết nhƣ:

Mặc dù 60% hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng, hầu hết nước thải được xả thẳng ra hệ thống tiêu thoát nước bề mặt, chỉ có 10% lượng nước thải đƣợc xử lý.

Trong khi 90% hộ gia đình xả nước thải vào bể tự hoại, chỉ 4% lượng phân bùn đƣợc xử lý. Công tác quản lý phân bùn ở hầu hết các thành phố còn yếu kém.

Vốn đầu tư vào lĩnh vực thu gom và xử lý nước thải tới nay hầu hết đều dành để xây dựng công trình xử lý, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có mạng lưới thu gom phù hợp.

Việt Nam đang thu phí thoát nước ở mức 10% giá nước sạch, khả năng thu hồi chi phí đầu tƣ xây dựng và chi phí vận hành và bảo dƣỡng nói chung còn thấp.

Các sắp xếp thể chế chƣa khuyến khích hiệu quả vận hành hệ thống, các đơn vị chịu trách nhiệm thoát nước và xử lý nước thải có quyền tự chủ rất hạn chế trong hoạt động quản lý vận hành và phát triển hệ thống.

Nhu cầu vốn rất cao, dự kiến cần tới 8,3 tỷ Đô la Mỹ để cung cấp dịch vụ thoát nước cho khoảng 36 triệu dân đô thị vào năm 2025. Việt Nam phải phấn đấu đáp ứng đƣợc nhu cầu này, khi mức thiệt hại kinh tế do vệ sinh kém đang là 780 triệu Đô la Mỹ mỗi năm, tương đương 1,3% GDP (WSP, 2007).

Hình 2.3: Hiện trạng quản lý nước thải – ( Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị ở Việt Nam năm 2012 của Wordbank)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng vận hành và xây dựng tiêu chí lựa chọn công nghệ phù hợp cho các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)