CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu đánh giá tính chất của lớp phủ
2.4.3. Các phương pháp đánh giá khả năng tương thích sinh học
Khả năng tương thích sinh học của mẫu titan phủ HA và FHA được đánh giá bằng các thử nghiệm in-vitro của vật liệu khi ngâm trong dung dịch giả cơ thể người SBF theo thời gian trong điều kiện nhiệt độ 37 oC ± 1 oC và pH khoảng 7,2 - 7,3 [103, 104]. Các mẫu titan phủ HA và FHA có kích thước ϕ15 mm x 2 mm được ngâm trong 200 mL dung dịch SBF có thành phần như trên bảng 2.3 [105].
Các chỉ tiêu được đánh giá sau khi thử nghiệm bao gồm:
+ Hình thái học bề mặt, thành phần hóa học, cấu trúc pha của lớp phủ
50 + pH, thành phần hóa học của dung dịch SBF
+ Đánh giá các quá trình lý hóa theo thời gian ngâm trong dung dịch SBF
Kết quả thu được cho phép giải thích quá trình hình thành hoặc phân hủy của màng apatit và khả năng chống ăn mòn của vật liệu trong môi trường dịch giả cơ thể người.
Bảng 2.3. Thành phần dung dịch SBF
Hóa chất và điều kiện Nồng độ (g/L)
NaCl 8,8
KCl 0,4
CaCl2 0,14
NaHCO3 0,35
MgSO4.7H2O 0,2
KH2PO4.H2O 0,1
Na2HPO4.7H2O 0,06
Glucozo 1,00
pH 7,2
Nhiệt độ 37 oC
2.4.3.2. Đánh giá thử nghiệm in- vivo trên động vật
Phương pháp thử nghiệm in-vivo được tiến hành trên cơ thể động vật để đánh giá khả năng tương thích sinh học của vật liệu cấy ghép [11, 40, 50, 106].
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là 6 cá thể thỏ khỏe mạnh, tuổi trung bình từ 10 đến 12 tháng, cân nặng khoảng 1,8 đến 2,2 kg. Thỏ được phẫu thuật bộc lộ xương đùi và được đặt nẹp vít bằng vật liệu titan xốp có và không có lớp phủ HA.
Sau phẫu thuật con vật được theo dõi trong điều kiện vô trùng tiêu chuẩn đến khi chúng tỉnh táo. Sau đó, vết thương được rửa và thay băng hàng ngày đến khi vết thương khô, không ra dịch.
51 Hình 2.7. Thử nghiệm cấy ghép trên xương đùi thỏ
b. Phẫu thuật ghép nẹp vít vào xương đùi thỏ
- Thỏ được gây mê bằng dung dịch thuốc mê Ketamin tiêm bắp thịt (liều 6 mg/kg và được đặt nằm nghiêng trên bàn mổ, vùng mặt ngoài của đùi sau được cạo sạch lông và sát trùng bằng dung dịch cồn 700 và Betadine 10 %. Sau đó, rạch da vùng đùi dài 5 cm, bóc tách vùng tổ chức dưới da để lộ rõ xương đùi, mở rộng vết mổ, tách cơ, màng xương để làm sạch mặt trước xương đùi (khoảng 3 cm). Tiếp theo khoan 2 lỗ (đường kính 2 mm, sâu hết vỏ xương) cách nhau 1,5 cm (tương ứng với lỗ khuyết trên nẹp vít) trên bề mặt xương đùi.
- Đặt nẹp vít lên xương và bắt vít để nẹp ép chặt lên bề mặt xương đùi.
- Rửa vết thương bằng dung dịch thuốc kháng sinh Gentamycin sulphate 80 mg.
- Khâu vết thương theo từng lớp: lớp cân, cơ (bằng chỉ tự tiêu) tổ chức dưới da, da (bằng chỉ không tiêu). Sát trùng da (bằng dung dịch Betadin 10 %) và đóng vết mổ.
Sau phẫu thuật, thỏ được chăm sóc trong điều kiện tiêu chuẩn, được theo dõi cẩn thận cho đến khi tỉnh hoàn toàn, sau đó được đưa về chuồng nuôi và được theo dõi trong suốt quá trình cấy ghép.
c. Một số chỉ tiêu đánh giá
- Đánh giá tình trạng tại chỗ vết mổ: quan sát, kiểm tra, đánh giá sự biến đổi về màu sắc, mức độ chảy dịch, tổ chức dưới da tại vết mổ dọc theo mặt ngoài đùi, đánh giá mức độ sưng nề của vết mổ.
52 - Các chỉ số huyết học: máu tĩnh mạch được lấy vào thời điểm lúc 8 giờ sáng (trước khi ăn sáng) từ tai thỏ bằng bơm tiêm tiệt trùng và ống nghiệm đựng máu xét nghiệm (được chống đông bằng EDTA). Sau đó, phân tích các chỉ số về hồng cầu, Hb, bạch cầu, tiểu cầu.
- Hình ảnh đại thể về xương và vật liệu cấy ghép: Sau 3 tháng cấy ghép tiến hành mổ, lấy vật liệu cấy ghép titan xốp có và không có lớp phủ HA, quan sát đánh giá hình ảnh đại thể của xương đùi và vật liệu cấy ghép như: bề mặt xương và vật liệu, tổ chức xương xung quanh vùng nẹp vít. Mẫu xương được cố định trong formon và giữ ở tủ lạnh nhiệt độ từ 4 - 6 oC. Kết quả mô học được quan sát đánh giá dưới kính hiển vi, quang học Leisca độ phóng đại 50 lần.
53 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN