Ở Việt Nam ít có nghiên cứu về tình hình nhiễm nang sán nói chung cũng nhƣ nang sán lá gan nói riêng ở rau thủy sinh. Duy nhất có thông báo của Lê Văn Thọ và cs (2009) công bố tìm thấy nang sán lá gan ở 10 mẫu thực vật thủy sinh. Tuy nhiên, tác giả dùng phƣơng pháp nạo vét rau, sau đó ly tâm. Việc nạo vét rau sẽ tạo ra các mảnh vụn, nang sán dễ bám dính vào đó. Hơn nữa, việc ly tâm sẽ càng làm cho chất bẩn dính vào nang sán, nên sẽ khó phát hiện khi xem dƣới kính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo Phạm Ngọc Doanh (2010) [3], kết quả xét nghiệm mẫu rau thủy sinh phổ biến ở tại 9 tỉnh nghiên cứu chƣa thu đƣợc nang sán lá gan. Tuy nhiên, kiểm tra cỏ ở ruộng lúa có ốc nhiễm ấu trùng sán lá gan đã phát hiện nang sán ở cỏ với số lƣợng 10,5 nang sán/ kg cỏ.
1.3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lưu tồn và phát triển Fasciola spp
* Các yếu tố xã hội:
Theo Phạm Ngọc Doanh (2010) [4], phân bố của ký sinh trùng trong môi trƣờng rất khác nhau. Tuy nhiên, để sán lá gan hoàn thành vòng đời thì môi trƣờng cần cung cấp các điều kiện ổn định về độ ẩm và nhiệt độ cho sự phát triển của các giai đoạn ấu trùng và vật chủ trung gian của nó. Trong vòng đời phát triển của sán lá gan gồm các giai đoạn phát triển phôi trứng ở môi trƣờng ngoài, các giai đoạn ấu trùng ở ốc vật chủ trung gian và giai đoạn phát triển ở vật chủ chính. Vì vậy, có thể thấy rằng sự nhiễm sán lá gan ở động vật phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm vùng địa lý, loài vật chủ, vật chủ trung gian, khí hậu, mùa vụ, tuổi, chế độ dinh dƣỡng.
Phƣơng thức chăn nuôi và tập quán canh tác của ngƣời dân có ảnh hƣởng lớn đến tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu bò. Trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp, trâu bò đƣợc giữ trong chuồng và ăn thức ăn công nghiệp thì ít có nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh, ngƣợc lại, trong điều kiện chăn thả tự do, trâu bò ăn cỏ và uống nƣớc tự nhiên dễ bị nuốt phải Adolescaria của sán lá gan và bị nhiễm bệnh. Đồng thời, trâu bò lại thải phân ra ngoài môi trƣờng làm gieo giắt trứng sán ra môi trƣờng. Ngoài ra, tập quán sử dụng phân trâu bò tƣơi để bón ruộng cũng giúp phát tán mầm bệnh ra môi trƣờng và tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho trâu bò.
Các yếu tố xã hội bao gồm các tập quán chăn nuôi, tập quán canh tác và trồng trọt thủy sinh. Những nghiên cứu về ảnh hƣởng các yếu tố xã hội đến sự lƣu trữ, phát tán đến, sự nhiễm mầm bệnh sán lá gan lớn vào ốc và thực vật thủy sinh vẫn chƣa đƣợc tác giả nào nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Các yếu tố tự nhiên:
Các yếu tố tự nhiên (khí hậu, chế độ mƣa, nhiệt độ, sinh thái chăn nuôi ...) ảnh hƣởng đến sự phát triển của ốc - ký chủ trung gian, ảnh hƣởng đến sự phát triển thực vật thủy sinh (đối tƣợng chủ yếu nhiễm nang sán lá gan lớn) do đó cũng ảnh hƣởng đến bệnh sán lá gan lớn. Các yếu tố này cũng đã đƣợc nghiên cứu nhƣng còn quá ít, chƣa toàn diện và nhiều khi chƣa đúng với mục tiêu đề ra. Đặc biệt là chƣa có các nghiên cứu định hƣớng rõ ràng phục vụ nghiên cứu dịch tễ học theo 8 vùng sinh thái đặc trƣng cho cả nƣớc.
Những nghiên cứu cho thấy, bệnh sán lá gan lớn thƣờng phát triển theo chu kỳ, chẳng hạn ở miền Bắc Việt Nam, lƣợng mƣa và nhiệt độ cao vào tháng 5 đến tháng 9 hàng năm nên bệnh sán lá gan lớn vì thế cũng tăng lên rất nhiều.
Ở Việt Nam, theo một số nghiên cứu, trong đó có nghiên cứu Nguyễn Khắc Lực và cs (2008) [24] cho thấy mùa nhiễm sán lá gan lớn ở khu vực Quảng Nam là từ tháng 4 đến tháng 9.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
1.3.2.1. Thiệt hại do sán lá gan lớn gây ra
Sán lá gan lớn (Fasciola spp.) là các loài sán lá lớn thuộc giống Fasciola L. 1758 gây bệnh phổ biến ở động vật ăn cỏ (trâu, bò, dê, cừu,…) và ở ngƣời. Ngoài ra sán lá gan lớn còn gặp ở động vật hoang dã nhƣ khỉ, chuột, mèo rừng. Sán lá gan lớn phân bố trên toàn cầu. Trên thế giới sán lá gan lớn đƣợc phát hiện từ rất lâu. Năm 1379, lần đầu tiên một ngƣời Pháp tên là Jehan de Gerger đã phát hiện sán lá gan lớn trên cừu - gọi là sán lá gan cừu (sheep liver fluke) (Jehan de Gerger, 1379). Cho đến khi đƣợc Carl Linaeus (Carl von Linné), ông tổ của ngành phân loại học, ngƣời sáng lập ra hệ thống danh pháp hiện đại, đặt tên khoa học là Fasciola hepatica vào năm 1758. Năm 1856, Fasciola gigantica đƣợc Cobbol tìm ra tại Nhật Bản.
Nhiều thông báo từ tất cả các vùng nơi có nhiễm sán lá gan F. gigantica đều cho thấy rằng bệnh sán lá gan là bệnh quan trọng nhất ở động vật nuôi, đặc biệt là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trâu, bò, cừu (Kendal.l, 1954 [56]; Tongson, 1978 [68]; Swarup and Pachauri, 1987 [64]). Hầu hết các nghiên cứu là kết quả tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm sán lá gan của các động vật đó, dựa trên mổ khám không toàn diện hoặc xét nghiệm phân tìm trứng sán. Sự thiệt hại về kinh tế toàn cầu do bệnh sán lá gan rất khó ƣớc lƣợng vì không biết chính xác số lƣợng gia súc bị nhiễm bệnh và cƣờng độ nhiễm tƣơng đối. Có thể tỷ lệ nhiễm thực tế ở các nƣớc nhiệt đới thấp hơn so với ƣớc tính vì kiểm tra bằng huyết thanh đƣợc thiết kế cho chẩn đoán sán lá gan do F. hepatica ở những nƣớc phát triển (Dumenigo et al. 1996 [48]) chƣa đƣợc sử dụng rộng rãi trong thực địa (Fagbemi et al. 1997 [55]; Guobadia and Fagbemi, 1997 [51]). Xem xét tỷ lệ nhiễm
F. hepatica và F. gigantica của trâu, bò một số nƣớc (bảng 1.1và 1.2) ta có thể ƣớc đoán đƣợc mức độ thiệt hại của bệnh Fasciolasis gây ra cho nghề chăn nuôi trâu, bò.
Ở Indonesia, tỉ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu là 25 - 90% (Partoutomo et al. 1985); các nƣớc khác (Cămpuchia, Việt Nam, Philippines…) trong khu vực Đông Nam Á cũng có tỉ lệ nhiễm sán lá tƣơng tự nhƣ vậy. Năm 1997 đàn trâu của châu Á khoảng 589 triệu con (FAO, 1997 [54]) thì đàn trâu của Indonesian khoảng 15 triệu con (chiếm 2,5%). Với tỷ lệ nhiễm 10% và thiệt hại kinh tế mỗi đầu gia súc 42 USD/năm thì tổng thiệt hại kinh tế lên tới trong nghề nuôi trâu ở châu Á đã lên tới 2,4 tỷ USD. Tƣơng tự cách tính ở châu Phi thiệt hại kinh tế là 0,84 tỷ USD. Toàn thế cầu mất 3,2 tỷ USD .
Bệnh sán lá gan lớn là bệnh phổ biến trên toàn thế giới, ở cả 5 châu lục: Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á, Châu Đại Dƣơng.
1.3.2.2. Phân bố và tình hình nhiễm của sán lá gan lớn ở gia súc trên thế giới
Trong số 2 loài sán lá gan phổ biến, loài F. hepatica có phân bố rộng; loài F. gigantica phân bố hẹp hơn, giới hạn ở vùng nhiệt đới và có mặt ở châu Phi, Viễn Đông, Đông Âu và Nam Đông Á. Mặc dù nhiều sách cho rằng F. gigantica có ở cả phía Nam nƣớc Mỹ và Hawaii, nhƣng không có bằng chứng để chứng minh loài này trên nƣớc Mỹ. Dƣới đây là tỷ lệ nhiễm F. hepatica ở gia súc của một số nƣớc trên thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 1.1. Tỷ lệ nhiễm F. hepatica trên thế giới
Nƣớc/vùng Loài gia súc Tỷ lệ nhiễm (%) Nguồn tài liệu
Africa
Morocco Bò 10,4 Moukrim and Rondelaud, 1991
Americas
Canada (Quebec) Dairy cows up to 68 Bouvry and Rau (1986) Brazil (state of Parana) Bò 0,95 Luz et al. (1992)
Trâu 19,8
Mexico Bò 5,2 Encinas-García et al. (1989)
USA
Cal.ifornia Bò 52,7 Briskey et al. (1994)
Florida 68 Kaplan (1994)
Asia and Austral.asia
Liên Xô cũ Bò 30,5 Bausov et al. (1981) Cừu 16,7
Iraq Cừu 14,4 A-Al.-Bayati et al. (1991) Jammu and Kashmir, India Cừu 30 Pandit et al. (1989)
Bò 8,5
New Zeal.and Cừu 4,4 Mitchell (1995)
Australia Bò 1,1 Bal.dock and Arthur (1985)
Europe
Germany Bò 10,7 Simmank (1987) Italy Bò 5 Poglayen et al. (1995)
Poland Bò 7,2 Konopka (1993)
Cừu 3,7
Qua bảng 1 cho thấy, F. hepatica phân bố rộng và đƣợc điều tra về tỷ lệ nhiễm trên trâu, bò, dê, cừu ở nhiều nƣớc trên thế giới. Tỷ lệ nhiễm dao động lớn, tùy thuộc vào loài gia súc và địa điểm có thể nhiễm tới 94% ở bò tại Chile năm 1985. So với loài F. hepatica, loài F. gigantica phân bố hẹp hơn, chủ yếu ở châu Phi và châu Á, tỷ lệ nhiễm cũng dao động lớn tùy từng vùng miền. Đƣợc thể hiện ở bảng 1.2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 1.2. Tỷ lệ nhiễm Fasciola gigantica trên thế giới. Nƣớc/vùng Loài gia súc Tỷ lệ nhiễm (%) Nguồn tài liệu
Egypt Bò 4–6 Lofti et al. (1995) Trâu 2–5
Gambia Bò 20 Ndao et al. (1995) Kenya Bò 12 Waruiru et al. (1993)
Nigeria Bò, Cừu 43 Nwosu and Srivastava (1993) Zimbabwe Bò 65,2 Vassilev (1994) Asia
Bangladesh Bò 44 Chowdhury et al. (1994) India
Uttar Pradesh Trâu 39,0 Bhatia et al. (1989) Maharashtra Trâu 7,4 Ratnaparkhi et al. (1993)
Bò 18,18
Nepal. Trâu 33,3-71,4 Shrestha et al. (1992)
Bò 24,7-28,6
Thailand Trâu 47,1 Sukhapesna et al. (1990) Campuchia Trâu, bò 7-50,0 Sothoeun et al. (2006) Indonesia Bò 61,0 Suweta (1982)
Trâu 31
Philippines Bò cái 49,0 Molina et al. (2005) Bò đực 27
1.3.2.3. Vật chủ trung gian của Fasciola spp.
Sán lá gan không có mặt ở những vùng mà điều kiện không thuận lợi cho sự phát triển của ốc - vật chủ trung gian của chúng. Ốc đóng vai trò là vật chủ trung gian thích hợp của sán lá gan khác nhau tùy theo loài sán và cả vùng địa lý.
* Vật chủ trung gian của F. hepatica
Loài ốc điển hình liên quan đến truyền bệnh do F. hepatica là Lymnaea truncatula. Có thể là các loài ốc khác nhƣ: L. cubensis và L. viatrix ở Nam Mỹ, L.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tomentosa ở New Zeal.and và Australia (Boray, 1985) [44]. Ốc Lymnaea truncatula
có khả năng thích nghi với nhiều môi trƣờng sống nhƣ độ cao (>4000m) ở Bolivian Altiplano. Dƣới đây là danh sách các loài ốc đóng vai trò là vật chủ trung gian của
F. hepatica ở các nƣớc và vùng địa lý.
Bảng 1.3. Vật chủ trung gian của F. Hepatica trên thế giới.
Loài ốc Nƣớc Nguồn tài liệu
L. (F.) bulimoides Australia Lang (1977)USA
McKown and Ridley (1995) L. (P.) columella North and South Price (1953)
L. cousini South America Over (1982) L. (Fossaria) cubensis North and Central. Price (1953) America Over (1982) L. mweruensis Kenya Kendal.l (1965) L. ollula (= L. viridis?) Japan
Watanabe (1962)
Central. Europe Over (1982)
L. pal.ustris Europe Boray (1966) USA Lang (1977)
L. peregra ovata Europe Boray (1966) L. peregra peregra Europe Boray (1966) L. stagnal.is Europe Boray (1966)
USA Lang (1977)
L. traskii North America Price (1953)
L. tomentosa Australia Boray (1966) Over (1982) L. truncatula Europe Kendal.l (1950) Boray (1966)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Vật chủ trung gian của F. gigantica
Trong tổng kết về bệnh sán lá gan, Kendall (1954 [56], 1965) [57]), kết luận rằng F. gigantica đƣợc truyền trên toàn thế giới bởi các dòng ốc không dễ dàng phân biệt về mặt hình thái hoặc sinh thái của chúng từ loài Lymnaea auricularia sensu lato. Ông cho rằng các dòng của vật chủ trung gian chính ở nam, tây và đông châu Phi là L. a. natalensis và ở Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan là L. a. rufescens. Theo giải thích của ông, 2 dòng này hợp nhất ở lƣỡng hà. Ông cho rằng ốc vật chủ ở Đông Nam Á là L. a. rubiginosa. Một loài ốc tƣơng tự, L. ollula, là vật chủ của F. gigantica ở Nhật Bản (Ueno et al. 1975) [70] và Hawaii (Alicata, 1938) [39].
Loài ốc L. auricularia sensu lato là vật chủ trung gian chính của F. gigantica
theo Kendall (1954) [56]. Tuy nhiên, một số loài ốc khác cũng bị nhiễm F. gigantica. Trong nghiên cứu phòng thí nghiệm, Boray (1965) [43] gây nhiễm thành công F. gigantica ở ốc L. stagnalis mới nở, L. pergera 4 - 6 tuần tuổi, L. auricularia
và L. tomentosa, L. truncatula and L. palustris trƣởng thành. Shahlapour et al. (1994) [27] cũng thấy L. stagnalis, L. pergera và L. palustris (ngoài L. auricularia) có khả năng là vật chủ trung gian của F. gigantica. Ngƣợc lại, Guralp et al. (1964) [53] không thu đƣợc cercariae từ ốc L. pergera hoặc L. palustris sau khi cho nhiễm miracidia của F. gigantica. Ở Nepal, Morel và Mahato (1987) [58], kết luận rằng L. a. rufescens và L. luteola (L. viridis) là vật chủ trung gian của F. gigantica; L. tomentosa và L. truncatula cũng bị nhiễm F. gigantica khi gây nhiễm trong phòng thí nghiệm (Dreyfuss và Rondelaud (1994 [49], 1997) [50]. Ngƣợc lại, Kendall (1954) [56] và Guralp et al. (1964) [53] không thành công trong việc gây nhiễm F. gigantica cho ốc L. truncatula ở Pakistan và Turkey. Sự khác nhau này có thể do sự khác biệt giữa các chủng F. gigantica và ốc làm thay đổi quan hệ vật chủ - vật ký sinh. Hơn nữa, F. gigantica không xuất hiện một cách tự nhiên ngoài vùng phân bố của ốc L. auricularia sensu lato, vì vậy có thể kết luận rằng đóng góp của các loài ốc khác đối với phân bố của loài sán này là rất ít. Dƣới đây là danh sách các loài ốc đóng vai trò là vật chủ trung gian của F. gigantica ở các nƣớc và vùng địa lý. Thể hiện ở bảng 1.4.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 1.4 .Vật chủ trung gian của F. gigantica trên thế giới
Loài ốc Nƣớc Nguồn tài liệu
L. auricularia/natalensis Africa, Asia Dacosta et al. 1994), Tembely et al. (1995), Chartier et al. (1995), Chaudhri et al. (1995)
L. gedrosiana Iraq Massoud and Sadjadi (1980) L. ollula Japan Itagaki et al. (1989)
L. peregra Europe Boray (1966) L. stagnalis Europe Boray (1966) L. tomentosa Australia Boray (1966)
Biomphalaria alexandrina Egypt Farag and El Sayad (1995) Thật thú vị, vật chủ trung gian của sán lá gan F. gigantica, (L. auricularia sensu lato), không bị nhiễm F. hepatica, trong khi F. gigantica dƣờng nhƣ không có khả năng phát triển ở ốc L. truncatula (Boray, 1985) [44].
Môi trƣờng sống của các loài ốc và các yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng đến việc truyền sán lá gan bởi ốc vật chủ trung gian
Các loài ốc vật chủ trung gian của F. hepatica là ốc sống ở bùn và đẻ trứng, sống ở những nơi ít bị lụt và khô hạn. Chúng dƣờng nhƣ tìm thấy ở môi trƣờng ẩm đan xen hơn là môi trƣờng ẩm thƣờng xuyên và trong nƣớc hơi axit (Villegas, 1984). Sự phân bố không đồng nhất vì trong mỗi môi trƣờng ốc có thể tập trung ở vùng nhỏ rất ẩm (Kendall and Parfitt, 1975). Ốc có thể di chuyển với khoảng cách xa bằng cách trôi theo nƣớc (Ollerenshaw, 1971). 32% số ốc sống ở môi trƣờng khô nhân tạo tới 12 tháng (Soulsby, 1982) và thậm chí ốc đƣợc nở ra có thể sống 2 tháng khô (Kendal.l, 1949). Đến khi có nƣớc, ốc có thể sinh sản rất nhanh.
Các dòng L. auricularia sensu lato đóng vai trò là vật chủ trung gian của F. gigantica là ốc nƣớc ngọt vùng nhiệt đới sống ở nƣớc chảy chậm hoặc tĩnh trong với nồng độ oxy cao và thực vật thủy sinh nhiều (Kendal.l, 1954) [56]. Những tình trạng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sinh thái nhƣ thế là đặc trƣng ở bờ sông, hồ khi mức nƣớc ổn định và ở ruộng lúa. Ốc vật chủ trung gian F. gigantica tìm thấy ở vùng nhiệt đới và của F. hepatica đặc trƣng ở vùng ôn đới. Tuy nhiên, nhƣ ở Pakistan và Nepal. nơi có núi cao với sự thay đổi nhiệt độ dần dần theo độ cao thì có thông báo về sự chồng chéo nhau, mặc dù ốc L. truncatula và F. hepatica đa số thấy ở độ cao 1.200m; còn ốc L. a. rufescens và F. gigantica ở độ cao thấp hơn (Kendal.l, 1954 [56]; Morel and Mahato, 1987) [58]).
Ở vùng nhiệt đới thấp, L. auricularia sinh sản quanh năm trong môi trƣờng thích hợp (Chartier et al. 1990) [46]. Các tác giả cũng thấy rằng quần thể L. natal.ensis ở sông vùng Zaire có quan hệ ngƣợc với thác nƣớc. Điều đó phản ánh sự phá vỡ môi trƣờng sống của ốc bởi lũ và cũng phát tán chúng với nƣớc lũ vì chúng sử dụng tới 70% thời gian trôi nổi trên bề mặt (Widjajanti, 1989) [71]. Tuy nhiên, khi mức nƣớc ổn định thì quần thể ốc tăng lên. Quá trình và thời gian của điều kiện phù hợp này cho ốc khác nhau ở từng môi trƣờng. Có thể chỉ vài tháng ở cuối mùa mƣa và bắt bầu mùa khô ở những vùng nƣớc kín hoặc tồn tại qua mùa khô ở các sông chảy chậm (Mzembe and Chaudhry, 1979 [60]; Chartier et al. 1990 [46]; Tembely et al. 1995 [69]). Khi mức nƣớc giảm quá nhanh cho thực vật thủy sinh ở ven bờ tồn tại hoặc mức oxy giảm xuống thấp, môi trƣờng sẽ không tốt cho ốc (Kendall, 1954) [56].