1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Theo tài liệu của nhiều nhà nghiên cứu giun sán học nhƣ: (Trịnh Văn Thịnh (1963, 1966); Bùi Lập (1966); Nguyễn Thị Lê (1968, 1970, 1980, 1991, 1995); Hà Duy Ngọ (1987, 1990); Nguyễn Thị Lê và cs (1996), Nguyễn Thị Lê (2000) ...) ở Việt Nam có mặt cả 2 loài sán lá gan lớn F. hepatica và F. Gigantica. Tuy nhiên cho đến nay hầu hết các tác giả này chỉ mới thu đƣợc mẫu sán của loài F. gigantica
còn loài F. hepatica hầu nhƣ chƣa thu đƣợc mẫu.
Lê Thanh Hòa, Nguyễn Văn Đề và cs (2002 [6], 2007 [7]) đã nghiên cứu khi phân tích chỉ thị di truyền hệ gen ty thể (sử dụng đoạn gen nad l) của sán lá gan lớn trên gia súc và trên ngƣời đã xác định sán lá gan lớn của Việt Nam là F. gigantica.
F. gigantica của Việt Nam có hệ số đồng nhất nội loài rất cao khi so sánh với các chủng khác vùng địa lý ở Việt Nam, nhƣng tác giả cho rằng ở nƣớc ta có “loài lai” tự nhiên của F. hepatica và F. gigantica vì xuất hiện của một số cá thể có đặc điểm chung của 2 loài.
Ở Việt Nam, bệnh sán lá gan lớn rất phổ biến ở động vật, thƣờng gặp ở các động vật ăn cỏ nhƣ: trâu, bò, dê, cừu.
1.3.1.1. Tình hình nhiễm sán lá gan lớn ở trâu, bò trong nước
Hiện nay, bệnh sán lá gan lớn dƣờng nhƣ phân bố ở khắp gần 50 tỉnh, thành. Theo Phan Địch Lân, (1985) [17] tổng kết tình hình nhiễm sán lá gan ở trâu bò cho thấy tỷ lệ nhiễm tăng theo lứa tuổi và tăng dần từ miền biển đến miền núi, trung du và đồng bằng; tỷ lệ nhiễm dao động từ 13,7-61,3%. Kết quả điều tra của Hồ Thị Thuận và Nguyễn Ngọc Phƣơng, (1987) [37] ở các tỉnh miền Nam cho thấy tỷ lệ trâu bò nhiễm sán lá gan từ 1,4 - 36,2%.
Vũ Sĩ Nhàn và cs (1989) [26] cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan trâu bò ở miền biển thấp 4,17%, còn ở đồng bằng cao hơn tới 44,5%. Phan Lục và cs (1993) [22] điều tra bò nuôi ở đồng bằng sông Hồng thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan là 62,2%. Vƣơng Đức Chất (1994) [1] cho mặc dù đƣợc nuôi trong điều kiện vệ sinh tƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đối tốt, đàn bò sữa ngoại thành Hà Nội vẫn bị nhiễm sán lá gan với tỷ lệ 34,42%. Đoàn Văn Phúc và cs (1995) [29] thông báo trâu bò ở khu vực Hà Nội nhiễm sán lá gan với tỷ lệ 33,9%.
Lƣơng Thị Tố Thu và cs (1996) [35] Theo dõi tình hình nhiễm sán lá gan ở một số địa phƣơng tại đồng bằng sông Hồng, miền núi và trung du Bắc Bộ cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán lá gan chung ở trâu, bò là 44,53%. Tác giả nhận xét tỷ lệ bò nhiễm sán lá gan là 54,21% nặng hơn trâu là 33,92%. Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [21] kiểm tra thấy đàn bò sữa ở Ba Vì nhiễm sán là gan tới 46,23%.
Nguyễn Trọng Kim và Phạm Ngọc Vĩnh (1997) [9] công bố tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu bò ở Hà Bắc (cũ) là 49,95%; ở Nghệ An từ 25,27 - 32,65%; tỷ lệ nhiễm sán lá gan chung ở miền Bắc Việt Nam là 43,56%. Lƣơng Thị Tố Thu và cs (2000) [36] cho thấy bò ở khu vực Hà Nội bị nhiễm với tỷ lệ 42,3 - 73,3%, ở trâu là 32,3 - 76,8%.
Kết quả nghiên cứu của Lê Hữu Khƣơng và cs (2001) [12] cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan trung bình trên cả nƣớc ở trâu là 46,23%, dao động từ 8,74 - 61,09%, ở bò là 30,64%, tỷ lệ này tăng dần từ Nam ra Bắc. Đỗ Đức Ngái và cs (2006) [27] thông báo tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở Đắklắk từ 34,2-62,6%; Geurden et al. (2008) [52] thông báo tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu bò xung quanh Hà Nội là 28% ở bò từ 3 - 24 tháng tuổi và 39% ở trâu bò trƣởng thành.
Phạm Văn Lực và cs (2006) [25], ở Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và các cán bộ Phòng ký sinh trùng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tiến hành đề tài điều tra, nghiên cứu hiện trạng các bệnh ký sinh trùng lây truyền giữa ngƣời và động vật ở Gia Lai và Đắk Lắk. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở trâu, bò tại đây khá cao 35 - 65%. Kết quả điều tra sán lá gan lớn đã cho biết, tính bình quân tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn trong trâu, bò ở nƣớc ta nhƣ sau:
Vùng ven biển từ 13,7% đến 39,6% Vùng đồng bằng từ 19,6% đến 61,3% Vùng trung du từ 16,4% đến 50,2% Vùng núi từ 14,7% đến 44%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Gần đây, Giang Hoàng Hà và cs (2008) [5] thì tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò sữa tại Hà Nội là 29,45%, trong đó là bê có tỷ lệ nhiễm là 22,03%, bò tỷ lệ nhiễm là 34,48%.
1.3.1.2. Vật chủ trung gian của Fasciola spp
Ở Việt Nam có ít tài liệu về ốc Lymnaea. Duy nhất trong cuốn sách “Định loại động vật không xƣơng sống nƣớc ngọt Bắc Việt Nam” của Đặng Ngọc Thanh và cs (1980) [32] mô tả 2 loài L. viridis và L. swinhoei ở miền Bắc Việt Nam. Đặc biệt, có rất ít nghiên cứu về sinh thái của 2 loài ốc này.
Duy nhất có công trình của Phan Địch Lân (1985) [17] cho thấy ốc L. viridis
phân bố rộng ở tất cả các vùng, ở vùng núi chiếm 75% trong số 2 loài ốc Lymnaea
thu đƣợc, còn ở vùng trung du chiếm 66,5%, ven biển chiếm 51,5% và vùng đồng bằng là 42,0%. Còn L. swinhoei phân bố hẹp hơn, tập trung chủ yếu ở đồng bằng và ven biển, còn ở vùng núi và trung du ít hơn, đặc biệt ở miền núi rất ít, có nhiều nơi không có, vùng đồng bằng chiếm 58%.
Cũng theo Phan Địch Lân (1985) [17], trứng ốc có thể nở đƣợc quanh năm với tỷ lệ rất cao, từ 89,1 - 100% và thời gian nở rất nhanh, mùa hè cần 5,5 ngày, mùa đông xuân là 8,5 ngày. Về hình thái, có thể phân biệt những các thể trƣởng thành của 2 loài ốc này, tuy nhiên với những cá thể còn non thì việc phân biệt 2 loài này không phải dễ dàng. Vì vậy, còn có những thông báo khác nhau về vai trò vật chủ trung gian truyền bệnh sán lá gan của 2 loài ốc này.
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy: với nhiệt độ từ 28 - 300C, trứng F. gigantica nở thành miracidium sau 14 - 16 ngày. Gây nhiễm miracidium cho ốc sạch sẽ phát triển thành sporocyt mất 7 ngày, từ sporocyst đến redia con cần 8 - 21 ngày, từ redia đến cercaria non cần 7 - 14 ngày và từ cercaria non đến già cần 13 - 14 ngày. Ở môi trƣờng, cercaria chui ra khỏi ốc sau 2 giờ rụng đuôi tạo thành Adolescaria bám vào cây cỏ thủy sinh. Khoảng thời gian cần thiết cho chu trình phát triển của sán lá gan F. gigantica ở nƣớc ta là 50 - 73 ngày trong ốc L. viridis
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngoài tự nhiên, Phan Địch Lân (1985) [17] thông báo cả 2 loài ốc L. viridis
và L. swinhoei đóng vai trò là vật chủ trung gian của sán lá gan.
Nguyễn Trọng Kim và Phạm Ngọc Vĩnh (1997) [10] cũng thông báo cả 2 loài ốc Lymnaea đều bị nhiễm ấu trùng sán lá gan với tỷ lệ nhiễm rất cao 43,1 - 62,1% ở tỉnh Hà Bắc (cũ). Cũng Nguyễn Trọng Kim (1998), công bố tỷ lệ nhiễm trung bình ở các tỉnh miền Bắc ở ốc L. swinhoei là 20,8% và ở ốc L. viridis là 19,6%.
Vũ Sĩ Nhàn và cs (1989) [26] cũng cho thấy ốc L. swinhoei ở Đắklắk nhiễm ấu trùng sán lá gan với tỷ lệ là 40,0 - 50,0%. Hồ Thị Thuận và Nguyễn Ngọc Phƣơng (1987) [37] cũng công bố cả 2 loài ốc ở các tỉnh miền nam đều là vật chủ trung gian của sán lá gan, nhƣng tỷ lệ nhiễm nhiễm rất thấp (1,1%). Điều tra trong nhiều năm của Nguyễn Thị Kim Thành và cs (1995) [31] ở Cổ Nhuế, Hà Nội cũng cho kết quả tƣơng tự, tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan ở 2 loài ốc chỉ từ 0,7 - 3,0%.
Trong khi đó, Nguyễn Thị Lê và cs (1995) [19] không tìm thấy ấu trùng sán lá gan trong hơn 1.000 ốc Lymneae ở tỉnh Hà Tây (cũ). Gần đây, The and Nawa (2005) công bố 1,2 - 2,1% ốc Lymnaea ở tỉnh Bình Định bị nhiễm ấu trùng sán lá gan. Đỗ Đức Ngái và cs (2006) [27] thông báo tỷ lệ nhiễm ở ốc L. swinhoei ở Đắk Lắk là 0,45%.
Kết quả điều tra của Phạm Ngọc Doanh và Nguyễn Thị Lê (2005) [2] cho thấy chỉ 0,06% và 1% ốc L. viridis ở Đông Anh và Phú Xuyên, Hà Nội bị nhiễm ấu trùng sán lá gan.
1.3.1.3. Tình hình nghiên cứu nang sán lá gan ở thực vật thủy sinh
Ở Việt Nam ít có nghiên cứu về tình hình nhiễm nang sán nói chung cũng nhƣ nang sán lá gan nói riêng ở rau thủy sinh. Duy nhất có thông báo của Lê Văn Thọ và cs (2009) công bố tìm thấy nang sán lá gan ở 10 mẫu thực vật thủy sinh. Tuy nhiên, tác giả dùng phƣơng pháp nạo vét rau, sau đó ly tâm. Việc nạo vét rau sẽ tạo ra các mảnh vụn, nang sán dễ bám dính vào đó. Hơn nữa, việc ly tâm sẽ càng làm cho chất bẩn dính vào nang sán, nên sẽ khó phát hiện khi xem dƣới kính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo Phạm Ngọc Doanh (2010) [3], kết quả xét nghiệm mẫu rau thủy sinh phổ biến ở tại 9 tỉnh nghiên cứu chƣa thu đƣợc nang sán lá gan. Tuy nhiên, kiểm tra cỏ ở ruộng lúa có ốc nhiễm ấu trùng sán lá gan đã phát hiện nang sán ở cỏ với số lƣợng 10,5 nang sán/ kg cỏ.
1.3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lưu tồn và phát triển Fasciola spp
* Các yếu tố xã hội:
Theo Phạm Ngọc Doanh (2010) [4], phân bố của ký sinh trùng trong môi trƣờng rất khác nhau. Tuy nhiên, để sán lá gan hoàn thành vòng đời thì môi trƣờng cần cung cấp các điều kiện ổn định về độ ẩm và nhiệt độ cho sự phát triển của các giai đoạn ấu trùng và vật chủ trung gian của nó. Trong vòng đời phát triển của sán lá gan gồm các giai đoạn phát triển phôi trứng ở môi trƣờng ngoài, các giai đoạn ấu trùng ở ốc vật chủ trung gian và giai đoạn phát triển ở vật chủ chính. Vì vậy, có thể thấy rằng sự nhiễm sán lá gan ở động vật phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm vùng địa lý, loài vật chủ, vật chủ trung gian, khí hậu, mùa vụ, tuổi, chế độ dinh dƣỡng.
Phƣơng thức chăn nuôi và tập quán canh tác của ngƣời dân có ảnh hƣởng lớn đến tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu bò. Trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp, trâu bò đƣợc giữ trong chuồng và ăn thức ăn công nghiệp thì ít có nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh, ngƣợc lại, trong điều kiện chăn thả tự do, trâu bò ăn cỏ và uống nƣớc tự nhiên dễ bị nuốt phải Adolescaria của sán lá gan và bị nhiễm bệnh. Đồng thời, trâu bò lại thải phân ra ngoài môi trƣờng làm gieo giắt trứng sán ra môi trƣờng. Ngoài ra, tập quán sử dụng phân trâu bò tƣơi để bón ruộng cũng giúp phát tán mầm bệnh ra môi trƣờng và tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho trâu bò.
Các yếu tố xã hội bao gồm các tập quán chăn nuôi, tập quán canh tác và trồng trọt thủy sinh. Những nghiên cứu về ảnh hƣởng các yếu tố xã hội đến sự lƣu trữ, phát tán đến, sự nhiễm mầm bệnh sán lá gan lớn vào ốc và thực vật thủy sinh vẫn chƣa đƣợc tác giả nào nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Các yếu tố tự nhiên:
Các yếu tố tự nhiên (khí hậu, chế độ mƣa, nhiệt độ, sinh thái chăn nuôi ...) ảnh hƣởng đến sự phát triển của ốc - ký chủ trung gian, ảnh hƣởng đến sự phát triển thực vật thủy sinh (đối tƣợng chủ yếu nhiễm nang sán lá gan lớn) do đó cũng ảnh hƣởng đến bệnh sán lá gan lớn. Các yếu tố này cũng đã đƣợc nghiên cứu nhƣng còn quá ít, chƣa toàn diện và nhiều khi chƣa đúng với mục tiêu đề ra. Đặc biệt là chƣa có các nghiên cứu định hƣớng rõ ràng phục vụ nghiên cứu dịch tễ học theo 8 vùng sinh thái đặc trƣng cho cả nƣớc.
Những nghiên cứu cho thấy, bệnh sán lá gan lớn thƣờng phát triển theo chu kỳ, chẳng hạn ở miền Bắc Việt Nam, lƣợng mƣa và nhiệt độ cao vào tháng 5 đến tháng 9 hàng năm nên bệnh sán lá gan lớn vì thế cũng tăng lên rất nhiều.
Ở Việt Nam, theo một số nghiên cứu, trong đó có nghiên cứu Nguyễn Khắc Lực và cs (2008) [24] cho thấy mùa nhiễm sán lá gan lớn ở khu vực Quảng Nam là từ tháng 4 đến tháng 9.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
1.3.2.1. Thiệt hại do sán lá gan lớn gây ra
Sán lá gan lớn (Fasciola spp.) là các loài sán lá lớn thuộc giống Fasciola L. 1758 gây bệnh phổ biến ở động vật ăn cỏ (trâu, bò, dê, cừu,…) và ở ngƣời. Ngoài ra sán lá gan lớn còn gặp ở động vật hoang dã nhƣ khỉ, chuột, mèo rừng. Sán lá gan lớn phân bố trên toàn cầu. Trên thế giới sán lá gan lớn đƣợc phát hiện từ rất lâu. Năm 1379, lần đầu tiên một ngƣời Pháp tên là Jehan de Gerger đã phát hiện sán lá gan lớn trên cừu - gọi là sán lá gan cừu (sheep liver fluke) (Jehan de Gerger, 1379). Cho đến khi đƣợc Carl Linaeus (Carl von Linné), ông tổ của ngành phân loại học, ngƣời sáng lập ra hệ thống danh pháp hiện đại, đặt tên khoa học là Fasciola hepatica vào năm 1758. Năm 1856, Fasciola gigantica đƣợc Cobbol tìm ra tại Nhật Bản.
Nhiều thông báo từ tất cả các vùng nơi có nhiễm sán lá gan F. gigantica đều cho thấy rằng bệnh sán lá gan là bệnh quan trọng nhất ở động vật nuôi, đặc biệt là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trâu, bò, cừu (Kendal.l, 1954 [56]; Tongson, 1978 [68]; Swarup and Pachauri, 1987 [64]). Hầu hết các nghiên cứu là kết quả tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm sán lá gan của các động vật đó, dựa trên mổ khám không toàn diện hoặc xét nghiệm phân tìm trứng sán. Sự thiệt hại về kinh tế toàn cầu do bệnh sán lá gan rất khó ƣớc lƣợng vì không biết chính xác số lƣợng gia súc bị nhiễm bệnh và cƣờng độ nhiễm tƣơng đối. Có thể tỷ lệ nhiễm thực tế ở các nƣớc nhiệt đới thấp hơn so với ƣớc tính vì kiểm tra bằng huyết thanh đƣợc thiết kế cho chẩn đoán sán lá gan do F. hepatica ở những nƣớc phát triển (Dumenigo et al. 1996 [48]) chƣa đƣợc sử dụng rộng rãi trong thực địa (Fagbemi et al. 1997 [55]; Guobadia and Fagbemi, 1997 [51]). Xem xét tỷ lệ nhiễm
F. hepatica và F. gigantica của trâu, bò một số nƣớc (bảng 1.1và 1.2) ta có thể ƣớc đoán đƣợc mức độ thiệt hại của bệnh Fasciolasis gây ra cho nghề chăn nuôi trâu, bò.
Ở Indonesia, tỉ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu là 25 - 90% (Partoutomo et al. 1985); các nƣớc khác (Cămpuchia, Việt Nam, Philippines…) trong khu vực Đông Nam Á cũng có tỉ lệ nhiễm sán lá tƣơng tự nhƣ vậy. Năm 1997 đàn trâu của châu Á khoảng 589 triệu con (FAO, 1997 [54]) thì đàn trâu của Indonesian khoảng 15 triệu con (chiếm 2,5%). Với tỷ lệ nhiễm 10% và thiệt hại kinh tế mỗi đầu gia súc 42 USD/năm thì tổng thiệt hại kinh tế lên tới trong nghề nuôi trâu ở châu Á đã lên tới 2,4 tỷ USD. Tƣơng tự cách tính ở châu Phi thiệt hại kinh tế là 0,84 tỷ USD. Toàn thế cầu mất 3,2 tỷ USD .
Bệnh sán lá gan lớn là bệnh phổ biến trên toàn thế giới, ở cả 5 châu lục: Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á, Châu Đại Dƣơng.
1.3.2.2. Phân bố và tình hình nhiễm của sán lá gan lớn ở gia súc trên thế giới
Trong số 2 loài sán lá gan phổ biến, loài F. hepatica có phân bố rộng; loài F. gigantica phân bố hẹp hơn, giới hạn ở vùng nhiệt đới và có mặt ở châu Phi, Viễn Đông, Đông Âu và Nam Đông Á. Mặc dù nhiều sách cho rằng F. gigantica có ở cả phía Nam nƣớc Mỹ và Hawaii, nhƣng không có bằng chứng để chứng minh loài này trên nƣớc Mỹ. Dƣới đây là tỷ lệ nhiễm F. hepatica ở gia súc của một số nƣớc trên thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 1.1. Tỷ lệ nhiễm F. hepatica trên thế giới