Vật chủ trung gian của Fasciola spp

Một phần của tài liệu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan lớn ở trâu, bò tỉnh quảng ninh, biện pháp phòng và trị bệnh (Trang 29 - 30)

Ở Việt Nam có ít tài liệu về ốc Lymnaea. Duy nhất trong cuốn sách “Định loại động vật không xƣơng sống nƣớc ngọt Bắc Việt Nam” của Đặng Ngọc Thanh và cs (1980) [32] mô tả 2 loài L. viridisL. swinhoei ở miền Bắc Việt Nam. Đặc biệt, có rất ít nghiên cứu về sinh thái của 2 loài ốc này.

Duy nhất có công trình của Phan Địch Lân (1985) [17] cho thấy ốc L. viridis

phân bố rộng ở tất cả các vùng, ở vùng núi chiếm 75% trong số 2 loài ốc Lymnaea

thu đƣợc, còn ở vùng trung du chiếm 66,5%, ven biển chiếm 51,5% và vùng đồng bằng là 42,0%. Còn L. swinhoei phân bố hẹp hơn, tập trung chủ yếu ở đồng bằng và ven biển, còn ở vùng núi và trung du ít hơn, đặc biệt ở miền núi rất ít, có nhiều nơi không có, vùng đồng bằng chiếm 58%.

Cũng theo Phan Địch Lân (1985) [17], trứng ốc có thể nở đƣợc quanh năm với tỷ lệ rất cao, từ 89,1 - 100% và thời gian nở rất nhanh, mùa hè cần 5,5 ngày, mùa đông xuân là 8,5 ngày. Về hình thái, có thể phân biệt những các thể trƣởng thành của 2 loài ốc này, tuy nhiên với những cá thể còn non thì việc phân biệt 2 loài này không phải dễ dàng. Vì vậy, còn có những thông báo khác nhau về vai trò vật chủ trung gian truyền bệnh sán lá gan của 2 loài ốc này.

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy: với nhiệt độ từ 28 - 300C, trứng F. gigantica nở thành miracidium sau 14 - 16 ngày. Gây nhiễm miracidium cho ốc sạch sẽ phát triển thành sporocyt mất 7 ngày, từ sporocyst đến redia con cần 8 - 21 ngày, từ redia đến cercaria non cần 7 - 14 ngày và từ cercaria non đến già cần 13 - 14 ngày. Ở môi trƣờng, cercaria chui ra khỏi ốc sau 2 giờ rụng đuôi tạo thành Adolescaria bám vào cây cỏ thủy sinh. Khoảng thời gian cần thiết cho chu trình phát triển của sán lá gan F. gigantica ở nƣớc ta là 50 - 73 ngày trong ốc L. viridis

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài tự nhiên, Phan Địch Lân (1985) [17] thông báo cả 2 loài ốc L. viridis

L. swinhoei đóng vai trò là vật chủ trung gian của sán lá gan.

Nguyễn Trọng Kim và Phạm Ngọc Vĩnh (1997) [10] cũng thông báo cả 2 loài ốc Lymnaea đều bị nhiễm ấu trùng sán lá gan với tỷ lệ nhiễm rất cao 43,1 - 62,1% ở tỉnh Hà Bắc (cũ). Cũng Nguyễn Trọng Kim (1998), công bố tỷ lệ nhiễm trung bình ở các tỉnh miền Bắc ở ốc L. swinhoei là 20,8% và ở ốc L. viridis là 19,6%.

Vũ Sĩ Nhàn và cs (1989) [26] cũng cho thấy ốc L. swinhoei ở Đắklắk nhiễm ấu trùng sán lá gan với tỷ lệ là 40,0 - 50,0%. Hồ Thị Thuận và Nguyễn Ngọc Phƣơng (1987) [37] cũng công bố cả 2 loài ốc ở các tỉnh miền nam đều là vật chủ trung gian của sán lá gan, nhƣng tỷ lệ nhiễm nhiễm rất thấp (1,1%). Điều tra trong nhiều năm của Nguyễn Thị Kim Thành và cs (1995) [31] ở Cổ Nhuế, Hà Nội cũng cho kết quả tƣơng tự, tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan ở 2 loài ốc chỉ từ 0,7 - 3,0%.

Trong khi đó, Nguyễn Thị Lê và cs (1995) [19] không tìm thấy ấu trùng sán lá gan trong hơn 1.000 ốc Lymneae ở tỉnh Hà Tây (cũ). Gần đây, The and Nawa (2005) công bố 1,2 - 2,1% ốc Lymnaea ở tỉnh Bình Định bị nhiễm ấu trùng sán lá gan. Đỗ Đức Ngái và cs (2006) [27] thông báo tỷ lệ nhiễm ở ốc L. swinhoei ở Đắk Lắk là 0,45%.

Kết quả điều tra của Phạm Ngọc Doanh và Nguyễn Thị Lê (2005) [2] cho thấy chỉ 0,06% và 1% ốc L. viridis ở Đông Anh và Phú Xuyên, Hà Nội bị nhiễm ấu trùng sán lá gan.

Một phần của tài liệu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan lớn ở trâu, bò tỉnh quảng ninh, biện pháp phòng và trị bệnh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)