Cấp cứu nạn nhàn bị gãy hở 1/3 giữa xương cẳng tay phải

Một phần của tài liệu Sổ tay bảo hộ lao động (Trang 92 - 100)

ATVSV VỀ CÔNG TÁC BHLĐ

H. CÁCH S ơ CẤP CỨU MỘT NGƯỜI BỊ BỎNG

III. THAO TÁC THỤC HÀNH CẤP cúc CHÂN THƯƠNG

10. Cấp cứu nạn nhàn bị gãy hở 1/3 giữa xương cẳng tay phải

b. Băng vết thương: Làm sạch quanh vết thương bằng các loại thuốc sát trùng, bất đầu từ trong ra ngoài theo hình xoáy trôn ốc, sau đó đặt gạc lên và băng lại.

c. Tiến hành nẹp cố đinh xương bị gãy.

- Đặt một nẹp dài từ mỏm khuỷu tay tới mu bàn tay, một nẹp từ khuỷu tay tói gan bàn tay, buộc cố định nẹp ở dưới khuỷu tay, trên và dưới vết thương, cổ tay.

- Cố định tay nạn nhân trong tư thế cẳng tay vuông góc với cánh tay, lòng bàn tay ngửa lên trên bằng băng vải vòng qua cổ, sau đó chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế.

Hình 2.11. Cách hăng tay

ù

P h ầ n III

MỘT ■ SỐ NỘI DUNG CẦN ■ Lưu Ý TRONG

HOẠT ĐỘNG BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI cơ s ỏ

MỘT SỐ DẠNG TAI NẠN LAO ĐỘNG CHẾT NGƯỜI ĐIỂN HỈNH THƯỜNG GẶP

1. Dạng tai nạn lao động chết người do điện giật, ngã cao khi sửa chữa, thi cồng mạng ngoại vi

Đây là một dạng TNLĐ gây chết người chiếm tỷ lệ rất lớn trong những năm gẩn đây, thường xảy ra ở khối xây lắp khi thi công, dựng cột và sửa chữa mạng ngoại vi, điển hình là một sô' dạng tai nạn sau:

Hình 3.1.Tai nạn xe cẩu (lựng đường cao thế Khi thi công dùng xe cẩu dựng cột bê tông chạm đường điện

lực cao thế (điện áp > 380V) bị phóng điện gây tai nạn cho công nhân đang điều chỉnh cột, những người đứng gần, cho lái xe cẩu hoặc gây hư hỏng xe cẩu (ví dụ: TNLĐ chết người năm 1997, 1998 tại Công ty Công trình Bưu điện TP. Hồ Chí Minh; TNLĐ

chết người năm 1999 ở Công ty Công trình Bưu điện khi thi công mạng cáp nhánh khu công nghiệp Biên Hoà; tai nạn lao động làm bị thương nặng 05 người tại Bưu điện Vĩnh Long năm 1999, TNLĐ chết người Bưu điện Tiền Giang năm 2000, Bưu điện Đắk Lắk năm 2003...). Ngoài ra tai nạn còn xảy ra khi dựng cột theo phương pháp thủ công, dùng gậy tre tươi... chạm điện cao thế cũng gây tai nạn.

Tai nạn còn xảy ra khi công nhân thi công mạng ngoại vi, ở trên cột trạm, hoặc đứng quá gần đường điện cao thế (không đảm bảo khoảng cách an toàn). Đặc biệt chú ý khi làm việc, sửa chữa đường dây tại những điểm giao chéo với đường dây điện lực, khi đó khoảng cách giữa đường điện lực và đường dây thông tin là ngắn nhất dễ vi phạm khoảng cách an toàn gây phóng điện (ví dụ:

TNLĐ chết người ở Xí nghiệp Xây lắp số 5 Công ty Công trình Bưu điện năm 1998, TNLĐ chết người tại Bưu điện Ninh Sơn - Ninh Thuận năm 1999 và tại Gia Lai năm 2003).

Một vài vụ TNLĐ điển hình

Vụ thứ nhất:Ngày 15/10/1999 trên địa bàn Bưu điện tỉnh Vĩnh Long dã xảy ra vụ tai nạn lao động nặng làm 05 người bị thương, khi công ty Xãy lắp Bưu điện tỉnh thi công sửa chữa dựng cột treo cáp bằng cẩu. Vụ tai nạn này làm 05 người bị bỏng, trong dó có 03 người bị bỏng nặng.

- Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động: Trong thi công sửa chữa dựng cột không đảm bảo khoảng cách an toàn đến dường dây tải điện; khi dựng cột nặng bằng thiết bị không dùng dãy chằng để điổu chỉnh, vi phạm quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng (TCVN 5308-91).

95

*

Hìnìi 3.2. Tai nạn khi s chữa mạng

¥

Vụ thứ hai:TNLĐ xảy ra sáng ngày 26/8/2000 tại quốc lộ 20, đoạn Đà Lạt đi Phan Rang, thuộc địa phận xã Xuân Trường,

TP. Đà Lạt làm chết 01 người và bị thương 01 người.

Nguyên nhân xảy ra TNLĐ: Trong khi dùng xe cần trục để dựng cột tuyến cáp thông tin đi song song với đường dây dẫn điện 15 kV thì bị phóng điện xuống.

Vụ thứ ba: Tai nạn xảy ra vào lúc 14 giờ 25 phút ngày 10/10/2003, khi một công nhân thuộc Công ty Điện báo - Điện thoại Bưu điện tỉnh Gia Lai đang thao tác trên đỉnh cột bưu điện (không sử dụng dây an toàn) thì bị phóng diện từ đường dây điện lực 22 kV đi song song ở phía trên (cách đỉnh cột 0,5 m), gây TNLĐ chết người.

Vụ thứ tư:Tai nạn xảy ra vào lúc 11 giờ 00 ngày 16/10/2003, khi nhóm công nhân thuộc Công ty Điện Báo điện thoại Bưu điện tỉnh Đắk Lắk đang thi công dựng cột bưu điện (bằng xe cẩu)

thì đầu cột bê tông chạm vào đường đây điện lực 15 kV đi qua phía trên, gây phóng điện xuống chân cột.

Nguyên nhân gây TNLĐ: Hẩu hết do khâu thiết kế; Tổ chức thi công không có hoặc thiếu biện pháp an toàn; Công nhân không được huấn luyện an toàn lao động và ý thức chấp hành an toàn lao động của người lao động chưa cao, không thực hiện trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân...

Biện pháp khắc phục loại TNLĐ Ngoài việc thực hiện đầy đủ các qui định chung về an toàn lao động cần chú ý: Bên thiết kế công trình cần phải khảo sát chi tiết, thực tế địa hình công trình (trên toàn tuyến). Thực hiện các qui trình qui phạm an toàn của Ngành. Đề ra biện pháp an toàn thi công tránh một bên thiết kế, một bên thi công mà không khảo sát cụ thể. Cử người giám sát công trình. Tổ chức huấn luyện và kiểm tra sát hạch ATLĐ cho công nhân trước khi giao việc (kể cả công nhân hợp đồng mùa vụ, công nhân của bên thi công, khi đơn vị đó không đủ tư cách pháp nhân). Yêu cầu người lao động sử dụng đầy đủ và đúng cách các phương tiện bảo vệ cá nhân và chấp hành nghiêm qui trình, qui phạm an toàn lao động, giải quyết đầy đủ chế độ, thực hiện tốt chính sách với nạn nhân và gia đình khi có TNLĐ xảy ra.

2. Dạng tai nạn lao động điện chết người đối với công nhàn dây máy, cáp

Đây là tai nạn chủ yếu từ trước đến nay trong Ngành; công nhân dây máy thường bị tai nạn ở hai dạng chủ yếu là điện giật;

ngã cao hoặc kết họp cả hai.

97

Đối với trường hợp bị điện gThường thì dây cáp điện lực đi trên dây thông tin, nhưng do hư hỏng hoặc các đường dây điện

của các hộ sử dụng điện đi cùng tuyến bó sát dây thông tin, gần đây một số vùng mới có điện lực thường xảy ra tình trạng dây điện lực của dân đi cùng cột thông tin hoặc đi dưới dây thông tin dẫn dến nguy cơ xảy ra hai loại TNLĐ: loại thứ nhất là bị chạm điện trực tiếp; loại thứ hai là do bị phóng điện.

Nguyên nhân chủ yếu của dạng TNLĐ này là do điện truyền trực tiếp vào mạng thông tin do dây, cáp diện lực đi sát cùng dây thông tin; cáp treo thông tin ở những đoạn trên cột khi bóc vỏ nhựa cách điện để dùng kẹp kim loại treo trên các cột trong khi đó dây điện lực cũng trùng qua điểm dó hoặc những điểm cột có hệ thống công tơ đo điện nhà dân ở phía dưới; Dây thuê bao điện thoại quấn quanh cần đèn cao áp chiếu sáng bị rò điện, vỏ cách điện của dây thuê bao bị hỏng... trong khi đó dây treo cáp, tủ đầu cáp không tiếp đất hoặc tiếp dất không đảm bảo điện trở tiếp đất;

Dây tiếp đất bị kẻ gian cắt, hoặc đang thi công tuyến dài chưa kịp tiếp đất v.v... tất cả những trường hợp trên đã gây điện giật - chết người đối với công nhân dây máy, có khi còn dẫn điện cả vào phiến đấu dây gây nóng chảy cả tủ dầu dãy hoặc gây cháy nổ cầu chì bảo vệ; Điển hình là các vụ TNLĐ chết người ở Bưu điện Khánh Hoà, năm 1991, năm 2002. Bưu điện tỉnh Lâm Đồng; Bưu điện huyện Gia Lâm - Thành phô Hà Nội; Bưu điện Bình Thuận, năm 1996; Bưu điện Tiền Giang năm 1998; Bưu điện Hải Dương năm 2002.

Đối với trường hợp công nhân dây máy bị điện giật dẫn tới ngã cao cũng gây TNLĐ nghiêm trọng, thường khi đi phát triển thuê bao trên cao v.v...

Một SỐTNLĐ điển hình:

Vụ thứ nhất: TNLĐ xảy ra vào ngày 18/01/2002, nạn nhân một công nhân dây máy Bưu điện thị xã Cam Ranh thuộc Bưu điện tỉnh Khánh Hoà. Tai nạn xảy ra khi anh công nhân đang sửa chữa thuê bao điện thoại thì bị điện aiật, ngã xuống dất chết do chạm phải dây diện lực (dây hạ áp trần) đi churig cột với dây thuê bao.

Vụ thứ hai:TNLĐ xảy ra ngày 07/10/2002 tại Bưu điện tỉnh Hải Dương, một công nhãn dây máy bậc 4/7 bị điện giật khi

đang làm việc trên cột điện hạ áp làm naã xuống đường nhựa.

Vụ thứ ba:Tai nạn xảy ra vào lúc 14 giờ 30 phút ngày 19/3/2003, nạn nhân là một công nhân dây máy Đài Viễn thông

Cai Lậy thuộc Công ty Điện Báo điện thoại Bưu điện tỉnh Tiền Giang. Tai nạn xảy ra khi anh c. đang sửa chữa cáp điện thoại đi chung trên cột điện lực thì chạm phải dây điện lực bị hở (dây hạ áp của dân đi chung cột) làm anh c. ngã xuống đất (khỏng sử dụng dây an toàn) gây chấn thương và chết ngày 28/3/2003 (trong khi đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rầy).

Hình 3.3. T a i nan khi công nhân chạm vào mạch hở Biện pháp khắc phục loại TNLĐ Thực hiện các nội dung công tác BHLĐ, chú trọng các biện pháp kỹ thuật an toàn

như việc tiếp dất dây treo cáp, tủ đẩu cáp. Thực hiện đúng qui phạm về khoảng cách an toàn đường dãy thông tin và đường dây

điện lực. Triển khai thực hiên đầy đủ việc giao phiếu công tác hàng ngày (trong phiếu có nội dung nhắc nhở về ATLĐ). Tách mạng thông tin ra khỏi cột điện lực, ngầm hoá, cáp quang hoá mạng thông tin. ở những hướng có nhiều đôi dây thuê bao thay bằng các cáp. Tãng cường công tác kiểm tra, thống kê các điểm có nguy cơ cao về mất an toàn điện, đề ra từng biện pháp cụ thể để hạn chế tai nạn. Tuyên truyền, nhắc nhở người lao động thực hiện tốt công tác AT-VSLĐ, đặc biệt chú trọng tói hang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. Huấn luyện công tác BHLĐ hàng năm có nội dung về sơ cấp cứu điện giật...

Một phần của tài liệu Sổ tay bảo hộ lao động (Trang 92 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)