Bản chất pháp lý của chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù

Một phần của tài liệu Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù – một số khía cạnh về hình sự, tố tụng hình sự (Trang 24 - 27)

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ

1.1. Một số vấn đề lý luận về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù

1.1.2. Bản chất pháp lý của chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù

Giữa các cơ quan có thẩm quyền khi đó đã hình thành những mối quan hệ pháp lý. Các mối quan hệ này đƣợc điều chỉnh bởi các quy định của chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.

1.1.2. Bản chất pháp lý của chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù

Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là một chế định của luật hình sự nói chung và luật thi hành án hình sự nói riêng. Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là bộ phận không thể thiếu trong ngành luật hình sự hoàn chỉnh của một quốc gia. “Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù” trong ngành luật hình sự Việt Nam là một hệ thống các quy định tạo ra khuôn khổ pháp lý, giúp xác định quyền năng pháp lý cuả các cơ quan có thẩm quyền trong việc nhận xét, đánh giá, xây dựng hồ sơ, kiểm tra giám sát và quyết định việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù ghi nhận những điều kiện, tiêu chuẩn cần thiết để phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù có thể trở thành đối tƣợng áp dụng. Bên cạnh đó, Chế định

cũng bao gồm những quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục, quy chuẩn hành vi của các cơ quan có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt khi tiến hành quy trình của hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.

Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là công cụ hỗ trợ hữu hiệu bên cạnh hình phạt được Nhà nước sử dụng trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội. Nếu như hình phạt trong đó có hình phạt tù là sự trừng phạt nghiêm khắc, tước đi nhiều quyền lợi của người phạm tội thì việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù lại mang lại cho chính những con người từng phạm tội đó cơ hội để sớm được trở lại cuộc sống bình thường. Mặc dù làm ngắn lại thời gian phải cải tạo giam giữ tập trung nhƣng giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù không làm giảm đi tính nghiêm khắc của hình phạt tù. Trái lại, việc áp dụng hình phạt tù và áp dụng giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù vẫn thể hiện tính nhất quán trong mục đích hướng tới là cải tạo, giáo dục người phạm tội. Cụ thể, việc Nhà nước phải áp dụng hình phạt tù đối với người phạm tội cũng là nhằm đến mục đích quan trọng là giúp cải tạo con người lầm lỡ sớm trở lại thành người có ích. Cùng hướng tới mục đích đó nhƣng khác về cách thức tác động thì biện pháp giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là những phần thưởng xứng đáng góp phần tạo thêm động lực thúc đẩy người phạm tội chủ động và nỗ lực hơn trong việc tự cải tạo bản thân.

Nhƣ vậy, chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là một phận song hành không thể thiếu của hình phạt tù, tạo thành cơ chế đồng bộ, góp phần mang lại hiệu quả cao trong công tác cải tạo, giáo dục phạm nhân.

Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là sự thể chế hóa của chính sách khoan hồng với người phạm tội của luật hình sự Việt Nam. Chế định là sự thể hiện rõ ràng nhất tính nhân văn của hệ thống pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là sự biểu hiện của nguyên tắc xử lý trong chính sách hình sự đƣợc quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999:

Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra; Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt [24, Điều 3].

Chế định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là sự kế thừa và phát huy của truyền thống nhân đạo, vị tha tốt đẹp của người Việt Nam, “đánh kẻ chạy đi không đánh người lại chạy”. Truyền thống nhân đạo từ lâu đã được ghi nhận trong các bộ hình luật của các triều đại phong kiến, trong luật tục của các cộng đồng dân cƣ... Lịch sử ghi nhận nhiều đợt ban hành chiếu chỉ của nhà vua ân xá đối với người phạm tội nhân dịp các đợt lễ lớn. Dù tới pháp luật Việt Nam đã có nhiều thay đổi, phát triển, tiếp thu các học thuyết pháp lý phương tây, nhưng tinh thần nhân đạo của dân tộc vẫn luôn được khẳng định và ghi nhận rõ nét trong các bộ luật hình sự của Nhà nước ta.

Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là hành vi pháp lý tích cực của Nhà nước đối với những phạm nhân có kết quả chấp hành hình phạt tốt.

Trong mối qua hệ về thi hành án hình sự giữa một bên là phạm nhân, một bên là Nhà nước mà đại diện là các cơ quan quản lý có thẩm quyền, thái độ, hành vi của phạm nhân sẽ làm phát sinh những hành vi pháp lý tương ứng. Bên cạnh những cách xử lý mang lại hậu quả tiêu cực cho những phạm nhân ý thức chấp hành hình phạt kém nhƣ kiểm điểm, xử lý kỷ luật, hình phạt mới…

thì giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là “phản ứng” tích cực mà Nhà nước áp dụng cho những phạm nhân có kết quả cải tạo tốt.

Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cũng là công cụ pháp lý giúp đánh giá hiệu quả của công tác tổ chức thi hành án phạt tù từ đó giúp cơ quan quản lý đƣa ra các điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động. Một trong những điều kiện giảm thời hạn chấp hành hình phạt là kết quả cải tạo của phạm nhân. Theo đó, chỉ phạm nhân có kết quả cải tạo tốt, chuyển biến tích cực mới trở thành đối tƣợng của hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Việc chuyển biến tích cực mà thi hành án hình sự yêu cầu thuộc về mặt tâm lý chủ quan của phạm nhân, vì vậy, sự chuyển biến đƣợc vật chất hóa thông qua kết quả xếp loại thi đua trong quá trình phạm nhân chấp hành hình phạt tù. Việc xếp loại cho phạm nhân lại phải dựa trên các tiêu chuẩn chặt chẽ đƣợc đánh giá thông qua hành động, thái độ cụ thể, toàn diện của phạm nhân từ việc khắc phục hậu quả hành vi phạm tội, ý thức lao động, học tập ý thức chấp hành kỷ luật… Dựa trên các điều kiện nhƣ vậy, phạm nhân cải tạo tốt sẽ đƣợc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, những phạm nhân thể hiện thái độ ngoan cố, khó cải tạo sẽ không đƣợc rút ngắn thời hạn của hình phạt tù của mình. Ở góc độ cơ quan quản lý, thông qua đánh giá, phân tích các số liệu về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, cơ quan quản lý sẽ có thể đƣa ra đƣợc các biện pháp xử lý phù hợp, nâng cao hiệu quả công tác. Các số liệu về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù nhƣ số lƣợng phạm nhân đƣợc giảm, số phạm nhân đƣợc lập hồ sơ đề nghị nhƣng Tòa không chấp nhận, tỷ lệ phạm nhân đƣợc giảm so với toàn bộ phạm nhân, các mức giảm cao hay thấp, so sánh chỉ số giữa các năm,…từ đó cơ quan quản lý đƣa ra các biện pháp phù hợp như rà soát hồ sơ phạm nhân, tăng cường nhân lực, công cụ kỹ thuật hỗ trợ quản lý giam giữ… hoặc có những khen thưởng kịp thời khích lệ đối với các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù – một số khía cạnh về hình sự, tố tụng hình sự (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)