Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ
1.1. Một số vấn đề lý luận về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù
1.1.3. Ý nghĩa của việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù
Với tƣ cách một biện pháp tha miễn trách nhiệm hình sự của pháp luật hình sự Việt Nam, giảm thời hạn chấp hành hình phạt đối với người đang chấp hành hình phạt tù mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc dưới các góc độ khác nhau, cả về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn.
Dưới góc độ chính sách hình sự, việc quy định và áp dụng chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong thực tiễn đã hiện thực đƣợc tính nhân văn, nhân đạo trong chính sách pháp luật hình sự. Việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đã khẳng định đƣợc các nguyên tắc xử lý của chính sách pháp luật hình sự. Cụ thể, công tác giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đã khẳng định nguyên tắc khoan hồng đối với người phạm tội – một trong những nguyên tắc quan trọng của luật hình sự, đƣợc ghi nhận tại Điều 3 Bộ Luật Hình sự năm 1999. Hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là sự thể hiện tính ƣu việt của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Cùng với đó, cùng với việc kiện toàn hệ thống quy định, ngày một nâng cao hiệu quả của hoạt động, thực hiện đúng trình tự thủ tục luật định, đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, hạn chế tiêu cực, tranh thủ sự đồng tình của dƣ luận góp phần tích cực vào chống lại các luận điệu của các thế lực thù địch bôi nhọ, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền.
Dưới góc độ của người chấp hành hình phạt tù, giảm thời hạn chấp hành hình phạt là sự động viên, khuyến khích, là động lực rất lớn để họ nỗ lực phấn đấu, cải tạo. Do đặc điểm người chấp hành hình phạt tù là họ phải chịu hình phạt nghiêm khắc, bị cách ly khỏi xã hội và gia đình, phải lao động cải tạo, bị tước quyền cơ bản và chịu sự quản lý giám sát chăt chẽ. Mong muốn lớn nhất của đa số người phải chấp hành hình phạt tù là sớm được trả tự do, đươc sớm trở lại cuộc sống bình thường. Vì vậy, để đạt được những mong muốn đó, người đang chấp hành hình phạt hướng tới để được hưởng các biện pháp miễn, giảm chấp hành hình phạt phổ biến là “đặc xá” và “giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù”. Trong khi đặc xá chỉ đƣợc áp dụng trong những dịp trọng đại, với những điều kiện khắt khe cùng với trình tự thủ tục phức tạp thì giảm thời hạn chấp hành hình phạt là mục tiêu dễ đạt đƣợc hơn với phần lớn người đang chấp hành hình phạt tù. Tuy nhiên, việc giảm thời hạn chấp hành
hình phạt cũng đặt ra nhiều yêu cầu chặt chẽ đối với phạm nhân. Do vậy, khi một người được quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt, người đó đã phải trải qua những nỗ lực rèn luyện, tu dƣỡng trong thời gian dài. Khi đó, quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù giống nhƣ một món quà lớn đối với họ, vừa có giá trị khen thường, ghi nhận những cố gắng cải tạo của họ, vừa có giá trị động viên, khuyến khích họ tiếp tục phát huy, phấn đấu tốt hơn cho những đợt giảm án lần sau.
Hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cũng đóng vai trò tích cực với gia đình người phải chấp hành hình phạt tù. Thực tiễn cho thấy, người phạm pháp hình sự bị tuyên phạt hình phạt tù có tỷ lệ cao là những người đang trong độ tuổi lao động, không ít trường hợp người phạm tội đóng vai trò trụ cột trong gia đình. Đặc biệt với nhóm tội phạm kinh tế, sở hữu, bên cạnh hình phạt tù, người phạm tội còn thường phải chịu thêm nhiều khoản nghĩa vụ về tài chính như bồi thường, hình phạt tiền... Người phạm tội phải chấp hành việc cải tạo giam giữ tập trung, cách ly với xã hội không thể trực tiếp thực hiện các khoản nghĩa vụ trên thực tế gia đình phải thay mặt họ thực hiện.
Nhiều trường hợp, kinh tế gia đình người phải chấp hành hình phạt lâm vào cảnh khó khăn, sa sút nghiêm trọng sau khi họ phải đi thụ án. Việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù giúp người đang phải chấp hành hình phạt sớm đƣợc trở lại đoàn tụ với gia đình. Bên cạnh việc đƣợc đoàn tụ, hàn gắn tình cảm với gia đình, họ hàng, việc đƣợc mãn hạn tù sớm hơn cũng cho phép người phạm tội được sớm trở lại lao động. Được sớm lao động, tạo ra của cải vật chất, người từng phải chấp hành hình phạt tù sẽ có cơ hội cải thiện tình trạng kinh tế của gia đình họ, đồng thời trang trải thu xếp các khoản nghĩa vụ dân sự liên quan tới hình phạt mà họ phải chấp hành.
Bên cạnh những tác động tích cực với bản thân người phạm tội phải chấp hành hình phạt tù, hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù còn
thể hiện ý nghĩa tích cực đối xã hội. Với việc được tổ chức thường xuyên hàng năm, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đã tạo những hiệu ứng dƣ luận tốt trong đông đảo quần chúng nhân dân. Hầu hết các địa phương đều có người phạm pháp hình sự, không ít trong số đó phải chấp hành hình phạt tù. Khi người phạm tội đó phải đi chấp hành hình phạt tù, quần chúng nhân dân đều mong muốn hình phạt sẽ giúp cải tạo giáo dục họ thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, kết quả giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là sự phản ánh rõ ràng nhất sự tiến bộ của người phạm tội, thể hiện tác động tích cực của các biện pháp giáo dục cải tạo. Cùng với sự tham gia và quan tâm sâu sắc của các cơ quan truyền thông và dƣ luận xã hội, kết quả giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù sẽ nhanh chóng đƣợc biết đến và ghi nhận, góp phần củng cố niềm tin của đông đảo các tầng lớp nhân vào hiệu quả của hoạt động giáo dục người người phạm tội. Hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cũng đã đáp ứng đƣợc yêu cầu, nguyện vọng chung của nhân dân về sự khoan hồng với người từng lầm lỡ, phù hợp với truyền thống nhân đạo vốn có của dân tộc Việt Nam.
Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, giảm áp lực quá tải trong các cơ sở giam giữ, cải tạo tập trung. Hàng năm, trong điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, ngân sách phải chi những khoản rất lớn cho việc quản lý, nuôi dƣỡng, chăm sóc y tế, giáo dục, cải tạo cho phạm nhân. Phần lớn các cơ sở giam giữ của Việt Nam đƣợc xây dựng đã lâu, cũ kỹ, không đảm bảo. Nhiều cơ sở giam giữ cải tạo đã xuống cấp nghiêm trọng, buồng giam ẩm thấp, hệ thống thoát nước, chiếu sáng, camera an ninh hư hỏng không được thay mới...gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lƣợng cuộc sống của phạm nhân cũng nhƣ tạo ra những thách thức lớn đối với công tác quản lý. Cùng với đó, tình hình phạm nhân đến chấp hành hình phạt đang có xu hướng gia tăng, ngân sách còn eo hẹp nên kinh phí
đầu tƣ việc xây mới, sửa chữa, cải tạo còn rất hạn chế. Chính vì vậy, việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù sẽ giúp đẩy nhanh lưu lượng phạm nhân luân chuyển, tiết kiệm cho ngân sách những khoản cho nuôi dƣỡng và phục vụ công tác quản lý phạm nhân. Đồng thời, với việc hạn chế quá tải các cơ sở giam giữ, điều kiện giam giữ cũng sẽ đƣợc cải thiện đáng kể.