Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ
2.1. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật hiện hành
2.1.1. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù dưới góc độ hình sự
Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra [24, Điều 3].
Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt [24, Điều 3].
Bên cạnh những quy định mang tính nguyên tắc chung, Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) cũng có những quy định cụ thể hơn về nội dung các khái niệm về hình phạt, hình phạt tù và giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Bộ luật hình sự 1999(sửa đổi, bổ sung năm 2009) dành Chương VIII ghi nhận về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, trong đó, nội dung về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đƣợc quy định tại Điều 58, Điều 59. Cụ thể:
Người bị kết án phạt tù, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
Thời gian đã chấp hành hình phạt để đƣợc xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với... hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống, mười hai năm đối với tù chung thân [24, Điều 58]
Theo quy định tại BLHS thì cả hình phạt tù có thời hạn và hình phạt tù chung thân đều là đối tƣợng của biện pháp giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Quy định trên đã đề ra các nội dung cơ bản nhất về nguyên tắc, căn cứ, chủ thể có thẩm quyền áp dụng của biện pháp giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Nội dung về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp đặc biệt đƣợc quy định tại Điều 59.
Bên cạnh những quy định tại Bộ luât hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì các vấn đề của giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù dưới góc độ hình sự được thể hiện ở các văn bản pháp luật và văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật khác. Có thể điểm qua một số vấn đề nhƣ: Căn cứ giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; đối tƣợng áp dụng pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp đặc biệt; giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội.
2.1.1.1. Căn cứ giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù
Căn cứ để giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là những cơ sở để dựa vào đó, Tòa án ra quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho phạm nhân. Các căn cứ bao gồm căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn.
Căn cứ pháp lý cho việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là những quy định pháp luật mà các cơ quan có thẩm quyền dựa vào đó tiến hành các hoạt động về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho phạm nhân. Căn cứ pháp lý cho hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là Điều 58, Điều 59 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Điều kiện áp dụng, thâm quyền, trình tự, thủ tục tiến hành giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đƣợc quy định tại Điều 268, 269 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003; Điều 33 Luật Thi hành án hình sự năm 2010; Mục IV Nghị quyết số 02/2007/NQ- HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ năm “Thi hành bản án, quyết định của Tòa án” của Bộ luật Tố tụng hình sự; Mục 3, 4 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt; Thông tƣ liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC- VKSNDTC ngày 15/5/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật khác.
Bên cạnh các căn cứ pháp lý, khi tiến hành áp dụng pháp luật, các Cơ quan có thẩm quyền cũng phải dựa trên các căn cứ thực tiễn. Các căn cứ thực tiễn là những yêu cầu thực tiễn khách mà các cơ quan có thẩm quyền sử dụng đối chiếu với các quy định pháp luật để từ đó có cơ sở tiến hành giảm thời hạn
chấp hành hình phạt tù cho phạm nhân. Các căn cứ thực tiễn của việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù bao gồm: căn cứ về thời gian đã chấp hành hình phạt; căn cứ về kết quả cải tạo và căn cứ về quản lý.
- Căn cứ về thời gian đã chấp hành hình phạt: Căn cứ về thời gian chấp hành hình phạt trong trường hợp này là căn cứ dưới góc độ luật hình sự mà nhà làm luật tiên lƣợng là đủ ở mức tối thiểu để có tác dụng giáo dục cần thiết, đảm bảo tính răn đe của hình phạt. Khi đã chấp hành đủ thời gian trên, người phải chấp hành hình phạt tù đƣợc coi đã đủ yêu cầu đề có thể xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Căn cứ về thời gian theo quy định của BLHS 1999 là “đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định” [24, Điều 58].
- Căn cứ về kết quả cải tạo: kết quả cải tạo là mục tiêu trực tiếp hướng tới của hình phạt. Hình phạt tù sẽ không phát huy đƣợc tác dụng nếu không đạt được các kết quả cải tạo cần thiết đối với người phải chấp hành. Chính vì vậy, đảm bảo nguyên tắc khoan hồng đƣợc thực hiện đúng đắn, để có thể thực hiện hiệu quả công tác giảm thời hạn chấp hành hình phạt, đánh giá đúng căn cứ về kết quả cải tạo là nội dung tối quan trọng. Kết quả cải tạo sẽ phản ánh rõ nét và chân thực sự ăn năn hối cải của người phạm tội cũng như khả năng trở thành người có ích của họ. Khi một phạm nhân ý thức được tính nguy hại cho xã hội của hành vi mà mình đã gây ra, mong muốn đƣợc trao cơ hội sửa chữa sai lầm, hoàn thiện bản thân thì họ sẽ nỗ lực phấn đấu trong quá trình chấp hành hình phạt tù. Những cố gắng đó sẽ đƣợc ghi nhận làm căn cứ để xem xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho họ. Dưới góc độ quy định tại pháp luật, nhà làm luật sẽ định ra những mức nhất định làm tiêu chuẩn để từ đó đánh giá kết quả cải tạo của phạm nhân. Dưới góc độ những quy định mang tính nguyên tắc, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) yêu cầu kết quả của quá trình cải tạo, giáo dục đối với phạm nhân để xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là “có nhiều tiến bộ” [24, Điều 58].
- Căn cứ về quản lý: Thi hành án hình sự nói chung và thi hành hình phạt tù nói riêng là hoạt động do Nhà nước tổ chức thực hiện và quản lý.
Chính vì vậy, để đảm bảo pháp chế, người đang chấp hành hình phạt tù chỉ có thể đƣợc giảm thời hạn chấp hành hình phạt khi có những căn cứ về quản lý Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Theo quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì điều kiện về quản lý là có “đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù” và có quyết định của Tòa án [24, Điều 58].
2.1.1.2. Đối tượng áp dụng pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù
Đối tƣợng đƣợc áp dụng các quy định pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là phạm nhân đang chấp hành hình phạt tại Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; các Trại giam, Trại tạm giam thuộc Bộ Công an; các Trại giam, Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng.
Phạm nhân bị kết án tù nhƣng chƣa đi chấp hành hình phạt, đang đƣợc hoãn thi hành án hoặc đang đƣợc tạm đình chỉ thi hành án không phải đối tƣợng đƣợc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.
2.1.1.3. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp đặc biệt Các trường hợp đặc biệt trong xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là các đối tượng phạm nhân được hưởng những ưu tiên nhất định so với những quy định, định mức chung áp dụng trong trường hợp với các phạm nhân khác.
Việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt đối với các trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 59 Bộ luật Hình sự năm 1999. Theo hướng dẫn chi tiết tại Mục 4 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt; Điều 4 Thông tƣ liên tịch số 02/TTLT-BCA-
BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/5/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành các quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân, trường hợp đặc biệt bao gồm 03 trường hợp: phạm nhân đã lập công; phạm nhân đã quá già yếu; phạm nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Cụ thể:
- Lập công: là hành vi giúp cơ quan có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra, xử lý tội phạm; cứu được tính mạng người khác trong tình thế hiểm nghèo; cứu đƣợc tài sản có giá trị 30.000.000 đồng trở lên trong thiên tai, hỏa hoạn; có phát minh, sáng kiến đƣợc áp dụng mang lại giá trị lớn hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc khác đƣợc cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
- Đã quá già yếu: là phạm nhân từ 70 tuổi trở lên hoặc từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên phải điều trị tại bệnh xá, bệnh viện trong thời gian từ ba tháng trở lên, không có khả năng tự phục vụ.
- Mắc bệnh hiểm nghèo: phạm nhân đƣợc Hội đồng giám định y khoa, bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên kết luận là mắc một trong các bệnh nhƣ: ung thƣ giai đoạn cuối, liệt, lao thể nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III, suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV chuyển AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội, tiên lƣợng xấu, không đủ khả năng tự phục vụ hoặc bệnh khác hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng.
2.1.1.4. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội
Người chưa thành niên phạm tội là những phạm nhân khi thực hiện tội phạm đang nhỏ hơn độ tuổi thành niên được luật hình sự quy định. Người chưa thành niên phạm tội là đối tượng được hưởng những chính sách khoan hồng đặc biệt của pháp luật, bao gồm cả đối với hoạt động giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Cụ thể, điều kiện về thời gian đã chấp hành hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội là một phần tư mức hình phạt đã tuyên
thay vì mức một phần ba thời hạn như đối với trường hợp thông thường. Đặc biệt, nếu phạm nhân là người chưa thành niên phạm tội lại mắc bệnh hiểm nghèo hoặc lập công lớn như các trường hợp đặc biệt luật định thì có thể được xét giảm ngay đợt xét giảm gần nhất mà không cần xét tới thời gian đã chấp hành hình phạt. Đối với các trường hợp trên, sau khi xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại không quá một năm thì có thể đƣợc miễn chấp hành hình phạt tù còn lại. Mức giảm cao nhất đối với người chưa thành niên phạm tội là 04 năm tù, cao hơn mức quy định 03 năm đối với các trường hợp khác.