CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG NHÂN
1.3 Điều chỉnh của pháp luật về thương nhân
1.3.3 Nguồn của pháp luật về thương nhân ở Việt Nam
Nguồn của một ngành luật là tổng hợp những văn bản pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh một quan hệ xã hội nhất định. Nguồn pháp luật ghi nhận về thương nhân cũng chính là nguồn của pháp luật thương mại vì thương nhân và quan hệ giữa các thương nhân là chủ thể và đối tượng điều chỉnh chính của luật thương mại. Đặc thù trong việc điều chỉnh các quan hệ thương mại nên nguồn của luật thương mại không chỉ bao gồm các văn bản pháp luật mà còn có thể là các văn bản quy phạm khác.
Nguồn của luật thương mại bao gồm các nhóm văn bản cơ bản sau:
1.3.3.1 Các văn bản quy phạm pháp luật a) Hiến pháp
Đây là đạo luật cơ bản của Nhà nước, xác định chế độ chính trị, kinh tế – xã hội của đất nước nên Hiến pháp có giá trị cao nhất và là nguồn của nhiều ngành luật, trong đó có luật thương mại. Trong hiến pháp có ghi nhận những vấn đề quan trọng sau:
- Xác định rõ định hướng cũng như mục đích xây dựng nền kinh tế của đất nước
- Xác định rõ chế độ sở hữu Nhà nước
- Ghi nhận các biện pháp khuyến khích và bảo hộ đầu tư - Ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân
Ngoài ra còn nhiều những quy định khác trong Hiến pháp quy định về hoạt động thương mại. Hiến pháp là nguồn rất quan trọng của luật thương mại.
19 b) Bộ luật Dân sự
Sau Hiến pháp, Bộ luật dân sự là đạo luật có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật, liên quan mật thiết đến mọi mặt của đời sống thường ngày của người dân, trong đó có lĩnh vực thương mại. Thông qua những quy định về các vấn đề như tài sản, quyền sở hữu, bảo vệ quyền sở hữu, hợp đồng, sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ,...Bộ luật Dân sự quy định các chuẩn mực pháp lý cho các quan hệ thương mại phát triển trong môi trường thuận lợi, đưa lại cho các giao dịch độ tin cậy pháp lý cao. Cùng với các văn bản khác trong hệ thống pháp luật kinh tế, Bộ luật dân sự góp phần xây dựng lên khung pháp lý cần thiết cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường, tạo nên môi trường pháp lý thuận lợi, thống nhất cho các thương nhân hoạt động và phát triển.
c) Các luật do Quốc hội thông qua
Ở Việt Nam hiện nay, các văn bản là nguồn luật thương mại do Quốc hội thông qua có một số lượng khá lớn:
- Các luật quy định về địa vị pháp lý của các thương nhân: Luật Doanh nghiệp 2014, Luật hợp tác xã 2012...
- Các luật quy định cụ thể về các loại hành vi thương mại như: Luật thương mại 2005, Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng 2010, Luật đầu tư 2014, Luật chứng khoán...
- Các quy định về thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản đối với thương nhân lâm vào tình trạng phá sản được quy định tại Luật phá sản 2014.
d) Các văn bản dưới luật
Các văn bản dưới luật cũng là nguồn quan trọng của Luật thương mại bao gồm Pháp lệnh của ủy ban thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính Phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ và các Thông tư của các Bộ, Cơ quan ngang Bộ.
20 1.3.3.2 Điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận giữa các chủ thể của công pháp quốc tế (chủ yếu là các quốc gia) trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện nhằm thiết lập nguyên tắc pháp lý bắt buộc, là cơ sở cho hoạt động thương mại.
Điều ước quốc tế có thể chi ra làm hai loại: Các điều ước có tính chất chỉ đạo, quy định những nguyên tắc chung về hoạt động thương mại giữa các quốc gia tham gia kí kết, ví dụ như Hiệp định thương mại hàng hải, Hiệp định thương mại Việt Mỹ... Và các điều ước điều chỉnh trực tiếp các quan hệ thương mại cụ thể như Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS, thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa...
Ở Việt Nam, việc áp dụng Điều ước quốc tế được pháp luật quy định: đối với Điều ước quốc tế về thương mại Nhà nước đã tham gia kí kết và phê chuẩn, chúng ta sẽ tuân theo những quy định trong Điều ước quốc tế. Còn đối với Điều ước quốc tế mà Nhà nước vẫn chưa tham gia và chưa công nhận, chúng ta có quyền bảo lưu, không áp dụng những quy định trái với pháp luật Việt Nam.
1.3.3.3 Tập quán thương mại
Nói đến nguồn của Luật thương mại, không thể không nói đến tập quán thương mại. Tập quán thương mại có thể hiểu là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Tập quán thương mại có ý nghĩa đặc biệt trong việc giải thích và bổ sung các nghĩa vụ hợp đồng. Trong hoạt động, nếu các bên đương sự cùng làm một nghề và cùng là thương gia, không viện dẫn rõ ràng một số điểm đã được thói quen chấp nhận thì các bên đó mặc nhiên công nhận tập quán.
Mặc dù hệ thống pháp luật nước ta không phải là hệ thống luật tập quán, các án lệ không được coi là nguồn của luật, nhưng trong hoạt động
21
thương mại tập quán thương mại thường được áp dụng, đặt biệt trong hoạt động thương mại với thương nhân nước ngoài, ví dụ, trong thanh toán theo thể thức L/C (thư tín dụng), quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) cũng thường được các bên thanh toán áp dụng hoặc trong giao nhận hàng hóa với thương nhân, INCOTERMS 2000 và INCOTERM 2010 (Các điều khoản thương mại quốc tế) thường được áp dụng.
Pháp luật Việt Nam cũng có những quy định về việc áp dụng tập quán trong những trường hợp nhất định. Theo Điều 5 Bộ luật dân sự Việt Nam 2015, hay điều 3 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005, trong trường hợp pháp luật không quy định về các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán, nếu tập quán này không trái với các nguyên tắc của pháp luật Việt Nam. Tại khoản 1 Điều 5 Luật thương mại Việt Nam 2005 cũng cho phép các bên trong quan hệ hợp đồng quốc tế được thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế nếu tập quán đó không trái với pháp luật Việt Nam.
Trong điều kiện quốc tế hóa đời sống kinh tế hiện nay, các quan hệ song phương và đa phương giữa các quốc gia đang phát triển tích cực cả về chiều sâu và chiều rộng thì tập quán thương mại quốc tế càng có ý nghĩa trong việc điều chỉnh các quan hệ thương mại.
1.3.3.4 Điều lệ của thương nhân
Bên cạnh những nguồn quan trọng kể trên, điều lệ về tổ chức và hoạt động của thương nhân (đặc biệt thương nhân là pháp nhân) cũng được coi là nguồn của luật thương mại. Trên cơ sở quy định của pháp luật, điều lệ của thương nhân là văn bản do chính thương nhân ban hành và được Nhà nước thừa nhận thông qua một hình thức nhất định nhằm cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy định của pháp luật cho phù hợp với điều kiện về tổ chức và hoạt động của mỗi thương nhân. Các quy định trong điều lệ của thương nhân được sử dụng chủ yếu để điều chỉnh quan hệ trong nội bộ của thương nhân. Tuy nhiên trên
22
thực tế, trong nhiều trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước sử dụng điều lệ như là một căn cứ pháp lý để xử lý các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thương nhân cũng như các bộ phận cấu thành của nó.
Điều đó thể hiện điều lệ của thương nhân cũng là nguồn của luật thương mại.