Các loại thương nhân pháp nhân

Một phần của tài liệu Chế định thương nhân ở Việt Nam (Trang 53 - 72)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THƯƠNG NHÂN

2.2.2 Các loại thương nhân pháp nhân

a) Khái niệm

Công ty cổ phần là một loại hình công ty đối vốn đặc trưng, có trách nhiệm hữu hạn và tồn tại độc lập với những chủ thể sở hữu nó. Hoạt động của CTCP được quy định từ Điều 110 - Điều 171 Luật doanh nghiệp 2014. Theo đó, vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành nhằm huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Cổ phần chính là đặc điểm quan trọng nhất của công ty cổ phần có tính chất quyết định để phân biệt với loại hình công ty đối vốn khác. Mỗi cổ phần thể hiện một giá trị thực tế tính bằng tiền. Cổ phần chứng minh tư cách thành viên của cổ đông và được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Cổ phiếu là một loại chứng khoán được lưu thông, chuyển nhượng tự do trên thị trường. Chủ thể sở hữu ít nhất một phần cổ phần đã phát hành của công ty là cổ đông.

b) Đặc điểm và địa vị pháp lý của Công ty cổ phần

- Về tư cách pháp lý: CTCP trước hết là một tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập. Tư cách pháp nhân của CTCP được xác nhận từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đáp ứng đủ 4 Điều kiện của pháp nhân được quy định tại Điều 74 BLDS 2015.

48

- Về chế độ chịu trách nhiệm: Trách nhiệm của CTCP là trách nhiệm hữu hạn. CTCP chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng tài sản riêng của công ty do các cổ đông góp vốn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn mình đã góp vào công ty.

- Về cấu trúc vốn và huy động vốn: Vốn điều lệ của CTCP được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ phần là điểm đặc trưng nhất của CTCP. Người mua cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông được công ty cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Trong quá trình hoạt động, CTCP có quyền phát hành cổ phiếu ra công chúng qua thị trường chứng khoán để công khai huy động vốn từ các nhà đầu tư. Do đó, sự ra đời của CTCP gắn liền với sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán. Cổ đông được công ty chia cổ tức (lợi nhuận thu được từ cổ phần) theo kết quả kinh doanh, được quyền bầu cử và ứng cử vào bộ máy quản trị và kiểm soát của công ty; phải chịu trách nhiệm về việc thua lỗ của công hoặc phá sản của công ty trong phạm vi số cổ phần của mình.

- Về thành viên: Cổ đông- những người nắm giữ cổ phiếu của CTCP chính là các thành viên của công ty đó. CTCP có số lượng thành viên rất đông có thể lên tới con số hàng vạn cổ đông ở khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, khả năng huy động vốn của CTCP là rộng rãi nhất trong công chúng để kinh doanh và đầu tư trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

Từ những đặc điểm nêu trên, CTCP có những ưu và nhược điểm nhất định trong quá trình hoạt động.

Về ƣu điểm:

- Do chế độ trách nhiệm hữu hạn, CTCP chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao và nằm trong tầm kiểm soát của các cổ đông. Đây là ưu điểm lớn nhất thúc đẩy sự tham gia của các cổ đồng vào công ty.

49

- Khả năng huy động vốn của CTCP là rất lớn thông qua hoạt động phát hành cổ phiếu ra công chúng. Thông qua thị trường chứng khoán, các cổ đông có thể theo dõi tình hình hoạt động của công ty bằng việc xem xét giá cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán. Từ đó, các cổ đông có thể toàn quyền ra quyết định việc mình có mua bán sở hữu cổ phiếu của công ty và trở thành thành viên của công ty hay không cũng như nhận thức được rõ ràng trách nhiệm của mình đối với hoạt động kinh doanh của công ty đó.

- Cơ cấu vốn của CTCP hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty. Lượng vốn góp vào công ty của mỗi thành viên công ty cũng do các thành viên tự xác định.

- Việc chuyển nhượng vốn trong CTCP là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia CTCP là rất rộng, mọi thành phần xã hội đều có quyền mua cổ phiếu của CTCP.

Về nhƣợc điểm

- Do số lượng cổ đông rất lớn, việc quản lý và điều hành CTCP rất phức tạp. Hoạt động mua bán cổ phiếu của công ty có thể thông qua sàn chứng khoán, giao dịch điện tử nên các thành viên phần lớn là không quen biết nhau ngoài những người nằm trong ban điều hành và thành viên chính của công ty.

Thậm chí, các nhóm cổ đông có thể có sự phân hóa rất lớn và có sự đối kháng về lợi ích lẫn nhau.

- Việc thành lập và quản lý CTCP cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định củ pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính kế toán. Hoạt động của CTCP nếu không có một quy chế quản lí rõ ràng sẽ dẫn đến rất khó kiểm soát và kém hiệu quả.

2.2.2.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn.

a) Khái niệm

Mô hình công ty TNHH là một mô hình mang tính chất trung gian giữa mô hình công ty đối nhân và mô hình công ty đối vốn. Vì thế, nó kết hợp

50

được những ưu điểm nổi bật của cả hai mô hình này: tăng khả năng huy động vốn so với doanh nghiệp tư nhân; giảm rủi ro cho thành viên (do chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn); đồng thời, do có hạn chế về thành viên tham gia nên việc quản lý không phức tạp và rủi ro như với công ty cổ phần. Đây là mô hình rất thích hợp đối với những nhà đầu tư vừa và nhỏ.

Công ty TNHH có 2 loại hình là Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Công ty TNHH một thành viên

Điều 73 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về công ty TNHH một thành viên như sau:

1. Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

2. Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu trừ những trường hợp tổ chức hoặc cá nhân không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo Khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp 2014.

Đặc điểm nổi bật nhất ở loại hình doanh nghiệp này là: “Cá nhân có quyền thành lập công ty TNHH một thành viên”. Đây là quy định lần đầu tiên được thừa nhận trong Luật doanh nghiệp 2005 mà trước đó Luật doanh nghiệp 1999 vẫn còn bỏ ngỏ. Luật doanh nghiệp 2005 và sau đó là Luật doanh nghiệp 2014 đã mở rộng đối tượng trở thành chủ sở hữu công ty bao gồm: Tổ chức và cá nhân. Điều luật này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tự do kinh doanh, tự chọn mô hình doanh nghiệp đầu tư kinh doanh. Công ty

51

TNHH một thành viên có thể do cá nhân hay một pháp nhân độc lập làm chủ sở hữu và nhân danh mình tham gia các quan hệ kinh tế khi đáp ứng đủ các điều kiện về năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật. Vốn của Công ty TNHH một thành viên là vốn do chủ sỡ hữu góp vào công ty gọi là Vốn điều lệ của công ty. Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên là tài sản hoàn toàn độc lập với tài sản của chủ sở hữu công ty.

Cùng với quyền thành lập công ty, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công ty có quyền quyết định về mọi hoạt động khác của công ty và thay công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng toàn bộ phần tài sản của công ty do mình đã góp vốn.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Điều 47 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về Công ty TNHH hai thành viên trở lên như sau:

“1. Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:

a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;

b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này;

c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật này.

1. Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần”

Như vậy, theo quy định của pháp luật, Công ty TNHH hai thành viên trở lên có từ 2 đến 50 thành viên, là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài. Trừ các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật doanh

52

nghiệp 2014 và chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân (theo khoản 4 Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014). Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phiếu mà chỉ có thể chuyển đổi hẳn thành loại hình công ty cổ phần khi muốn tăng số lượng thành viên quá 50 người hoặc muốn tăng khả năng huy động vốn.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có vốn điều lệ bằng tổng số vốn góp của các thành viên, tài sản này tách biệt hoàn toàn với tài sản riêng của các thành viên công ty. Việc thực hiện góp vốn được quy định tại Điều 48 Luật doanh nghiệp 2014.

b) Đặc điểm và địa vị pháp lý của công ty TNHH

- Về tư cách pháp lý: Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Về chế độ chịu trách nhiệm: Các thành viên của công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi tài sản của công ty.

- Về cấu trúc vốn và huy động vốn: Sự khác biệt cơ bản giữa công ty TNHH và CTCP thể hiện ở đặc điểm về cấu trúc vốn. Công ty TNHH có cấu trúc vốn “đóng”. Vốn điều lệ của công ty không nhất thiết phải chia thành những phần có giá trị bằng nhau và không được thể hiện dưới hình thức cổ phần. Việc chuyển nhượng vốn của thành viên cho người không phải là thành viên công ty bị hạn chế bởi quyền ưu tiên nhận chuyển nhượng của các thành viên còn lại trong công ty (Điều 52,53,54 - Luật Doanh nghiệp 2014). Đặc điểm này của công ty TNHH cho phép các thành viên có thể ngăn chặn sự thâm nhập của người bên ngoài công ty bằng cách cùng nhau mua hết phần vốn của thành viên muốn chuyển nhượng vốn. Bên cạnh đó, một sự khác biệt rõ ràng nhất giữa công ty TNHH và CTCP là Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần.

53 - Về thành viên:

Theo Luật Doanh nghiệp 2014, thành viên của công ty TNHH được xác định như sau:

 Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ sở hữu. (Điều 73 Luật Doanh nghiệp 2014).

 Theo Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2014, công ty TNHH hai thành viên trở lên phải có ít nhất hai thành viên và có tối đa không quá 50. Thành viên công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Trong thực tế, do số lượng thành viên công ty TNHH là rất hạn chế nên hầu hết họ đều là những người có quen biết nhau, có mối liên hệ ràng buộc nhất định với nhau,thậm chí có quan hệ về thân nhân để cùng nhau hưởng những lợi nhuận thu được cũng như thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty.

Cũng giống như CTCP, Công ty TNHH cũng có những ưu nhược điểm nhất định, là căn cứ để các nhà đầu tư lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp nhất để hoạt động kinh doanh.

Về ƣu điểm

- Chế độ trách nhiệm hữu hạn: Điểm quan trọng nhất để phân biệt công ty TNHH với các loại hình công ty khác chính là chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn. Các thành viên công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ nằm trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.

- Số lượng thành viên của công ty: Loại hình công ty này có số lượng thành viên không nhiều không nhiều (1 thành viên duy nhất với công ty TNHH một thành viên và dưới 50 thành viên với công ty TNHH hai thành viên trở lên) và các thành viên hầu hết là người quen biết, tin cậy lẫn nhau nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.

- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty cũng như điều hành hoạt động của công ty.

54

Về nhƣợc điểm

- Do chế độ trách nhiệm hữu hạn, sự đảm bảo của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh hưởng. Bởi vậy các nhà đầu tư sẽ phần nào có tâm lí e ngại khi quyết định đầu tư vào loại hình công ty này.

- Công ty TNHH phải chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay Công ty hợp danh.

- Việc huy động vốn của công ty TNHH hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu và số lượng thành viên bị giới hạn dưới 50 thành viên.

2.2.2.3 Doanh nghiệp nhà nước a) Khái niệm

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Như vậy, ta có thể hiểu doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc toàn bộ số cổ phần, được tổ chức dưới hình thức Công ty TNHH. Đây là một điểm mới trong quy định pháp luật doanh nghiệp nhà nước so với Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003. Ở Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003, một doanh nghiệp được gọi là doanh nghiệp nhà nước khi nhà nước sở hữu 50% vốn điều lệ trở lên, do đó doanh nghiệp nhà nước có thể được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần. Tuy nhiên đến Luật doanh nghiệp 2014 đã có sự thay đổi, doanh nghiệp nhà nước trong luật này phải nắm giữ 100% vốn điều lệ của công ty. Doanh nghiệp nhà nước sẽ chỉ do Nhà nước nắm giữ quyền sở hữu. Do đó, loại hình doanh nghiệp này chỉ có thể được tổ chức dưới dạng công ty TNHH một thành viên.

Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển số vốn mà Nhà nước giao cho để duy trì khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.

55

Tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều chịu sự quản lý trực tiếp của một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo sự phân cấp của Chính phủ. Vốn nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng là vốn ngân sách cấp, vốn có nguồn gốc ngân sách và vốn của doanh nghiệp nhà nước tự tích lũy.

Doanh nghiệp nhà nước có thể được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty TNHH theo một trong hai mô hình: theo chế độ thủ trưởng và và theo mô hình chế độ tập thể quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật doanh nghiệp 2014.

b) Ƣu điểm và nhƣợc điểm

Về ƣu điểm:

- Nhờ hoạt động dưới sự chỉ đạo của Nhà nước, hoạt động của Doanh nghiệp nhà nước có tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế xã hội: cung ứng các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, nhất là trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng cơ sở (giao thông, thủy lợi, điện nước...), xã hội (giáo dục, y tế...), an ninh quốc phòng.

- Doanh nghiệp nhà nước có chức năng là đơn vị kinh tế độc lập tự chủ, là chủ thể tham gia kinh doanh vào những lĩnh vực hàng hóa công cộng góp phần tạo ra cung lớn theo nhu cầu thị trường, góp phần ổn định thị trường và nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân. Mặt khác, doanh nghiệp nhà nước còn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đưa nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Về nhƣợc điểm.

- Nhược điểm của Doanh nghiệp nhà nước phần lớn là do những lĩnh vực hoạt động đặc thù của những doanh nghiệp này. Các lĩnh vực hoạt động của Doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là an ninh quốc phòng, điện, xăng dầu...

Hiện nay, doanh nghiệp nhà nước hoạt động độc quyền các lĩnh vực này do đó giá sản phẩm dịch vụ chưa có tính cạnh tranh và chưa đem lại lợi ích cao nhất cho người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Chế định thương nhân ở Việt Nam (Trang 53 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)