CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HỘ KINH
1.3. Lý thuyết nền tảng và mô hình dự kiến
1.3.1. Các lý thuyết nền tảng
1.3.1.1. Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)
Lý thuyết này được xây dựng và phát triển bởi Ajzen và Fishbein từ cuối những năm 1960 và được mở rộng vào những năm 1970 (Fishbein, 1979). Theo lý thuyết này, hành vi con người được quyết định bởi yếu tố quan trọng nhất chính là “Ý định hành vi”
(Behavior intention). Bên cạnh đó, “Ý định hành vi” lại được giải thích bằng “Thái độ đối với hành vi” (Attitude) và “Mức quy chuẩn chủ quan” (Subjective Norm) đối với hành vi đó. Trong đó, “Thái độ đối với hành vi” là “niềm tin hay cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực của một cá nhân về một sản phẩm nào đó” còn “Mức quy chuẩn chủ quan” được hiểu là “mọi người xung quanh sẽ cảm thấy thế nào khi bạn thực hiện hành vi đó”. Lý thuyết này được sử dụng trong nhiều nghiên cứu về các hành vi và chủ yếu trong một số lĩnh vực như Y học và Công nghệ. Tuy nhiên, đối với nghiên cứu về hành vi tiếp cận tín dụng (chính thức và phi chính thức) lý thuyết này vẫn chưa được sử dụng.
Hình 1.2: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý TRA
Nguồn: Ajzen và Fishbein (1980) Theo lý thuyết này, “Thái độ đối với hành vi” không phải yếu tố quyết định đến với việc thực hiện hành vi mà là “Ý định hành vi”, nghiên cứu cũng nêu rõ ra được mối quan hệ nhất quán giữa “Thái độ” và “Hành vi” trong việc ra quyết định (Ajzen và Fishbein, 1980).
Hạn chế của nghiên cứu lý thuyết hành động hợp lý (TRA) xuất phát từ việc giả định sự quyết Niềm tin
vào hành vi Thái độ
hành vi
Ý đinh hành vi
Thực hiện hành vi Mức quy
chuẩn chủ quan Niềm tin
vào mức quy chuẩn
chủ quan
định của ý chí đối với hành vi của con người. Lý thuyết này cho rằng, ý thức là cái có trước và quyết định hành vi của con người. Tuy nhiên, đối với những hành vi chấp nhận công nghệ trong trường hợp người tiêu dùng hành động theo thói quen hoặc thực hiện những hành vi không có ý thức. Ngoài ra, lý thuyết này chỉ nói đến mối quan hệ giữa “Thái độ” hành vi và quyết định thực hiện hành vi mà không xem xét các yếu tố về “Xã hội” mà trong thực tế những yếu tố này có ảnh hưởng đến sự quyết định về “Hành vi” của con người.
1.3.1.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) Để khắc phục những nhược điểm của mô hình nghiên cứu lý thuyết hành động hợp lý TRA, vào năm 1985 Ajzen đã đưa ra mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB). Mô hình hành vi có kế hoạch là sự mở rộng của lý thuyết hành động hợp lý (TRA), cũng giống như lý thuyết hành động hợp lý (TRA) lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) cho rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định của con người là “Ý định hành vi”. Sự mở rộng của lý thuyết TPB khi nghiên cứu cho rằng “Thái độ”, hành vi “Kiểm soát cảm nhận” và “Mức quy chuẩn chủ quan” có ảnh hưởng đến
“Ý định hành vi” và “Hành vi” chấp nhận sử dụng công nghệ (Ajzen, 1985). Nhân tố hành vi “Kiểm soát cảm nhận” (Perceived Behavioral Control) được thêm vào để thể hiện sự khó khăn hay dễ dàng khi thực hiện một hành vi cụ thể và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay không. Lý thuyết này được một số nghiên cứu cho rằng là tối ưu hơn trong việc giải thích và dự đoán hành vi của người tiêu dùng trong một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu. Lý thuyết này đã khắc phục được khuyết điểm của lý thuyết hành động hợp lý (TRA) với lập luận hành vi của con người là có chủ ý và được lên kế hoạch.
Lý thuyết này cũng được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nhưng vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể sử dụng làm nền tảng trong việc nghiên cứu hành vi chấp nhận sử dụng tín dụng đen. Tuy nhiên, lý thuyết TPB không nêu rõ ra thế nào là hành vi có kế hoạch và làm thế nào để lên hành vi kế hoạch cho con người.
Hình 1.3: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB
Nguồn: Ajzen (1985) 1.3.1.3. Lý thuyết chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM)
Mô hình TAM được xây dựng và phát triển bởi Davis vào năm 1985. Mô hình này đã nêu ra sự ảnh hưởng của các yếu tố: “Cảm nhận dễ sử dụng” (Perceived ease of use) và “Cảm nhận hữu dụng” (Perceived usefulness) lên “Thái độ” dẫn đến sử dụng công nghệ và sau đó ảnh hưởng đến quyết định sử dụng công nghệ (Davis, 1985). Mô hình TAM chính là sự mở rộng có tầm ảnh hưởng nhất của lý thuyết hành động hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen, lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen. Mô hình TAM đã khắc phục được một số hạn chế của mô hình TRA và TPB. Đầu tiên, mô hình TRA và TPB đều chỉ cho rằng nhân tố ảnh hưởng tới “Ý định hành vi” chỉ có “Thái độ hành vi”, “Mức quy chuẩn chủ quan” và “Hành vi kiểm soát cảm nhận”.
Tuy nhiên, nhân tố “Ý định hành vi” còn có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác.
Thứ hai, các mô hình TRA và TPB đều cho rằng “Ý định hành vi” đều ảnh hưởng tới việc sử dụng công nghệ nhưng từ “Ý định hành vi” cho đến quyết định sử dụng phải mất một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, TRA và TPB đều cho rằng các hành động được đưa ra đều dựa vào những tiêu chí nhất định nhưng cá nhân không nhất thiết phải làm theo những tiêu chí đã dự đoán (Đỗ Thị Ngọc Anh, 2017). TAM cung cấp góc nhìn sâu sắc để dự đoán các đặc tính hệ thống có ảnh hưởng đến “Thái độ”
và “Hành vi sử dụng” hệ thống thông tin. Theo Davis thì “Cảm nhận về tính hữu dụng” là “mức độ mà một người tin vào việc sử dụng một hệ thống đặc biệt nào đó
Thái độ hành vi
Hành vi tiêu dùng Ý định
hành vi Mức quy
chuẩn chủ quan
Hành vi kiểm soát cảm nhận
sẽ làm nâng cao hiệu suất làm việc của mình” còn đối với “Cảm nhận dễ sử dụng”
được hiểu là “mức độ mọi người tin tưởng sử dụng hệ thống đặc thù mà không cần sự nỗ lực”. Bên cạnh đó, mô hình TAM cũng chỉ ra rằng nhân tố “Cảm nhận dễ sử dụng” có tác động trực tiếp đến nhân tố “Cảm nhận hữu ích”.
Hình 1.4: Mô Hình chấp nhận công nghệ TAM
Nguồn: Davis và cộng sự (1989a) Mô hình được sử dụng rộng rãi ở trong các lĩnh vực di động, dịch vụ ngân hàng, thương mại điện tử… Tuy nhiên đối với lĩnh vực sử dụng tín dụng đen thì vẫn còn chưa được áp dụng. Hạn chế của mô hình chấp nhận công nghệ TAM là mô hình chỉ đề cập đến hai nhân tố “Hữu ích” và “Dễ sử dụng” ảnh hưởng đến “Thái độ hành vi” trong khi “Thái độ hành vi”
còn bị nhiều yếu tố khác tác động như “Tính bảo mật”, yếu tố thuộc về “Xã hội”…
1.3.1.4. Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use Technology - UTAUT)
Lý thuyết này được phát triển và xây dựng bởi Venkatesh và cộng sự (2003a). Mô hình này được xây dựng và phát triển dựa trên mô hình lý thuyết về sự chấp nhận công nghệ của người tiêu dùng của 8 nghiên cứu trước như TRA, TPB, TAM, SCT (Lý thuyết về nhận thức xã hội), kết hợp TAM - TPB, IDT (Lý thuyết về sự đổi mới), MM (Mô hình động lực), và MPCU (Mô hình nguồn PC máy tính) để xây dựng mô hình UTAUT. Mô hình này được chứng minh là mô hình tối ưu trong việc giải thích hành vi công nghệ.
Mô hình này gồm có bốn nhân tố chính: “Hiệu quả kỳ vọng”, “Nỗ lực kỳ vọng”,
“Ảnh hưởng xã hội”, “Điều kiện thuận lợi” ảnh hưởng trực tiếp lên “Ý định hành vi” và
“Hành vi sử dụng”. Ngoài ra, các biến kiểm soát “Tuổi”, “Giới tính”, “Kinh nghiệm” và
“Sự tự nguyện sử dụng” cũng tác động vào “Ý định sử dụng” công nghệ của người tiêu dùng Venkatesh và cộng sự (2003a). Hạn chế duy nhất của mô hình chính là mô hình chỉ nghiên cứu về vấn đề chấp nhận sử dụng công nghệ.
Các nhân tố
bên ngoài
Hành vi sử dụng Ý định
sử dụng Thái độ
hành vi Nhận
thức hữu ích
Nhận thức dễ sử dụng
Hình 1.5: Mô hình lý thuyết chấp nhận sử dụng công nghệ (UTAUT)