CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam và tiếp cận tín dụng tín dụng của hộ kinh doanh cá thể
3.1.1. Tình hình hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê (2020), tính đến năm 2019, cả nước có trên 5,39 triệu hộ kinh doanh cá thể. Xét theo quá trình thì tổng số lượng hộ kinh doanh cá thể liên tục tăng qua các năm
Bảng 3.1. Hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam phân theo vùng
Đơn vị tính: hộ
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Đồng bằng sông
Hồng 1.093,1 1.113,9 1.233,8 1.183,4 1.213,2 1.228,0 1.256,7 1.330,1 1324,377 1357,069 Trung du miền
núi phía Bắc 369,6 380,4 430,4 423,2 436,3 440,3 450,6 487,1 481,628 493,655 Trung bộ 945,4 979,4 1.054,0 1.045,2 1.062,8 1.095,9 1.126,1 1.184,3 1201,809 1233,100 Tây Nguyên 181,1 187,8 213,8 219,5 229,9 226,4 2.366,5 245,7 252,844 271,945 Đông Nam Bộ 664,8 672,0 748,9 752,2 779,9 820,1 856,3 900,9 942,680 978,384 Đồng bằng sông
Cửu Long 871,0 902,8 947,9 912,5 935,6 944,1 983,6 994,5 995,397 1045,242
Tổng số 4.125,0 4.236,3 4.628,8 4.536,0 4.657,7 4.754,8 4.909,8 5.142,6 5198,735 5379,395
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2020) Các hộ kinh doanh cá thể phân bố tương đối đồng đều trên cả nước. Trong đó, Đồng bằng sông Hồng, Trung bộ, Đồng Bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ là những vùng chiếm tỷ trọng cao nhất, lần lượt là 25,86%; 23,03%; 19,34% và 17,52% . Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên chiếm tỷ trọng thấp nhất, lần lượt là 9,47% 4,78%
tổng số hộ. Trên cơ sở phân bổ dân cư, tỷ trọng hộ kinh doanh cá thể giữa các vùng không có sự biến động đáng kể trong nhiều năm qua.
Theo ngành nghề kinh doanh, tỷ trọng hộ kinh doanh cá thể trong ngành Thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 80%, 20% còn lại là trong ngành Công nghiệp - xây dựng.
Thống kê các năm cho thấy, tỷ trọng các hộ thương mại dịch vụ ngày càng tăng: năm 2012 là 78,9%, năm 2014 là 80% và năm 2017 là 81,9%, cùng với đó là tỷ trọng giảm đi trong ngành Công nghiệp - xây dựng. Tương ứng với đó, năm 2017 số lao động tại các HKD trong lĩnh vực công nghiệp chiếm trên 22%, gần 88% còn lại đến từ khu vực hộ trong lĩnh vực dịch vụ. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do yếu tố quy mô nên các hộ có ngành nghề công nghiệp - xây dựng đã dần chuyển sang các hình thức doanh nghiệp chính thống (Trịnh Đức Chiều, 2019).
Xét ở khía cạnh đăng ký hoạt động của hộ kinh doanh cá thể cho thấy, tỷ trọng hộ có đăng ký kinh doanh vẫn khá thấp trong tổng số hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động. Số liệu thống kê năm 2018 của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2017 chỉ có trên 29% số hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp có địa điểm hoạt động ổn định, có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có tới gần 66% số hộ kinh doanh cá thể chưa đăng ký. Tỷ trọng này thấp hơn đáng kể ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, với chỉ trên 17% có Giấy đăng ký kinh doanh.
Theo Tổng cục Thống kê, số lao động làm việc trong khu vực hộ kinh doanh cá thể tăng nhanh theo thời gian, từ trên 7,4 triệu người năm 2010 tăng lên gần 8,6 triệu người năm 2017. Số lượng lao động làm việc trong khu vực hộ kinh doanh cá thể giai đoạn 2010-2017 chiếm khoảng từ 59%-75% so với số lao động làm việc trong khu vực DN. Nếu chỉ so với số lao động làm việc trong các DN thuộc khu vực tư nhân thì số lao động làm việc trong khu vực hộ kinh doanh cá thể trong 2 năm gần đây là tương đương.
Trong giai đoạn trước đó, số lao động làm việc trong khu vực hộ kinh doanh cá thể cao hơn tương đối so với số lao động làm việc trong các DN ngoài nhà nước, khoảng từ 3%- 24%. Số lao động trung bình một hộ kinh doanh cá thể dao động từ 1,677-1,8 người/
hộ kinh doanh cá thể trong giai đoạn 2010-2017, trong khi con số này ở khu vực DN là khoảng 26-35,2 người/DN. Ý nghĩa tạo việc làm và thu nhập cho người dân của hộ kinh doanh cá thể là khá quan trọng. Tổng cục Thống kê (năm 2018) phân tích, gần 8,6 triệu lao động làm việc tại các hộ kinh doanh cá thể có ý nghĩa quan trọng trong xã hội hiện nay. Quy mô vốn bình quân và giá trị tài sản cố định bình quân của một HKD có xu hướng tăng lên qua các năm. Trong giai đoạn 2007-2019, quy mô vốn bình quân tăng 16,5%/năm, từ 59,3 triệu đồng/hộ năm 2007 lên 150,61 triệu đồng/hộ năm 2015, gấp 2,54 lần so với năm 2007 (Tổng cục Thống kê, 2020). Trong khi đó, vốn bình quân một DN ngoài nhà nước giai đoạn này đạt khoảng từ 26,6 tỷ - 51,6 tỷ đồng.
Mặc dù khu vực hộ kinh doanh cá thể mặc dù có đóng góp đáng kể vào nền kinh tế, nhất là trong giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động nhưng so với tiềm năng đóng góp của khu vực này còn hạn chế và chưa tương xứng với quy mô. Ví dụ, năm 2017, tuy khu vực này chiếm tới gần 30% GDP nhưng chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 1,56% trong tổng thu ngân sách nhà nước, con số này của năm 2014 là 2% của tổng nguồn thu nội địa (12.362 tỷ đồng).
Xét theo chỉ số doanh thu/lao động, năng suất của hộ kinh doanh cá thể vẫn thấp hơn nhiều so với khu vực DN và khoảng cách ngày càng có xu hướng tăng lên. Năm 2009, doanh thu trung bình tính theo lao động của hộ kinh doanh cá thể là 0,13 tỷ đồng, năm 2010 là 0,15 tỷ đồng, năm 2012 tăng lên 0,2 tỷ đồng và năm 2013 là 0,24 tỷ đồng, trong khi đó, con số tương ứng của khu vực DN lần lượt là 0,67 tỷ đồng; 0,7 tỷ đồng; 1 tỷ đồng và 1,06 tỷ đồng (Tổng cục Thống kê, 2020).
3.1.2. Tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam
Hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam là hình thức tổ chức kinh doanh chủ yếu sử dụng vốn tự có để sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn 2007- 2014, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn trung bình dao động từ gần 89% đến khoảng 93% (Tổng cục Thống kê, 2020). Điều này cho thấy, các hộ kinh doanh cá thể được thành lập và hoạt động chủ yếu dựa trên năng lực tài chính tự thân, chưa sử dụng nhiều tới nguồn lực tài chính từ bên ngoài. Với nguồn lực tự có hạn chế, khó tiếp cận với nguồn lực bên ngoài, vì vậy khả năng tham gia vào khu vực sản xuất vật chất và các ngành đòi hỏi công nghệ tiên tiến của hộ rất hạn chế. Phần lớn hộ hoạt động trong khu vực dịch vụ truyền thống như thương mại, phục vụ cá nhân và cộng đồng. Tỷ trọng nguồn vốn trong ngành
“Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, phương tiện vận chuyển có động cơ…” đã tăng từ 38% năm 2012 lên 44% năm 2014. Tính chung cả 3 ngành dịch vụ “Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, phương tiện vận chuyển có động cơ…”, “dịch vụ lưu trú, ăn uống” và “kinh doanh bất động sản” chiếm tới gần 70% về nguồn vốn và 80% về doanh thu (Trịnh Đức Chiều, 2019).
Việc tiếp cận vốn của các hộ kinh doanh của các hộ còn khó khăn hơn khi mà chỉ có 47,22% số hộ kinh doanh tiếp cận được vốn tín dụng chính thức với mức lãi suất hợp lý – khoảng 8% - 14%/năm (OXFAM, 2015, Finn, 2018). Điều này cho thấy, các hộ phải tìm đến những nguồn vốn từ khu vực bán chính thức và phi chính thức. Tuy nhiên, nếu tiếp cận vốn bán chính thức (từ quỹ của hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên)… không nhiều, lại không thể sử dụng lâu dài. Nguyên nhân của vấn đề này là tín dụng bán chính thức có số vốn nhỏ, lại phải dùng cho các nhu cầu thường xuyên (như
hoạt động của các hội, hoặc khen thưởng…). Do đó, với phần vốn còn thiếu thì phải sử dụng từ tín dụng phi chính thức. Nguồn này đối với các hộ kinh doanh cá thể xuất phát chính từ một số nguồn như: vốn từ vay các cá nhân trên thị trường, vay từ các cửa hàng cầm đồ với lãi suất cao (tín dụng đen), vay từ các quỹ (dưới dạng họ/hụi/phường/biêu) (OXFAM, 2015, Ban chỉ đạo trung ương chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, 2019).
Đối với việc tiếp cận tín dụng qua họ/hụi/phường/biêu, các khoản tín dụng thường rơi vào 50 – 200 triệu đồng, nhưng lãi suất thường cao (khoảng 20%). Lãi suất của các khoản vay vốn của các cửa hàng cầm đồ còn cao hơn (kết quả khảo sát cho thấy, các hộ kinh doanh phải trả trên 30%/năm, cá biệt có những khoản phải trả lên đến hơn 100%/năm (Đặng Ngọc Đức, 2020). Tuy nhiên, các khoản tín dụng phi chính thức thời gian rất nhanh, đáp ứng được nhu cầu ngắn hạn của các hộ kinh doanh cá thể trong việc nhập hàng hóa, hoặc trả các khoản nợ ngắn hạn. Chi tiết, sẽ được trình bày trong phần khái quát dưới đây.