Đối với mô hình tiếp cận tín dụng chính thức

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các nhân tố ảnh hưởng đến đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại việt nam (Trang 93 - 101)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động tiếp cận tín dụng của các hộ kinh

3.3.1. Đối với mô hình tiếp cận tín dụng chính thức

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Hair và cộng sự, 2016).

Yếu tố khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình sau khi được đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể hiện kết quả tốt. Thang đo thể hiện phản ánh một cách tập trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0.703 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng đều > 0.3 nên thang đo khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình đạt được độ tin cậy.

Yếu tố tài sản đảm bảo sau khi được đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể hiện kết quả tốt, sử dụng được. Thang đo thể hiện phản ánh một cách tập trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0.714 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng đều > 0.3 nên thang đo về tài sản đảm bảo đạt được độ tin cậy.

Yếu tố thu nhập sau khi được đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể hiện kết quả tốt, sử dụng được. Thang đo thể hiện phản ánh một cách tập trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0.685 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng đều > 0.3 nên thang đo về thu nhập đạt được độ tin cậy.

Yếu tố kinh nghiệm của chủ hộ sau khi được đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể hiện kết quả tốt, sử dụng được. Thang đo thể hiện phản ánh một cách tập trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0.646 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng đều > 0.3 nên thang đo về kinh nghiệm của chủ hộ đạt được độ tin cậy.

Yếu tố khoảng cách sau khi được đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể hiện kết quả tốt. Thang đo thể hiện phản ánh một cách tập trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0.738 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng đều > 0.3 nên thang đo về khoảng cách đạt được độ tin cậy.

Yếu tố lãi suất sau khi được đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể hiện kết quả tốt. Thang đo thể hiện phản ánh một cách tập trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0.764 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng đều > 0.3 nên thang đo về lãi suất đạt được độ tin cậy.

Yếu tố thủ tục vay vốn sau khi được đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể hiện kết quả tốt, sử dụng được. Thang đo thể hiện phản ánh một cách tập trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0.662 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng đều > 0.3 nên thang đo về thủ tục vay vốn đạt được độ tin cậy.

Yếu tố kinh nghiệm của TCTD sau khi được đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể hiện kết quả sử dụng được. Thang đo thể hiện phản ánh một cách tập trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0.659 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng đều > 0.3 nên thang đo về kinh nghiệm của TCTD đạt được độ tin cậy.

Yếu tố dịch vụ ngân hàng điện tử sau khi được đánh giá thông qua Cronbach’s alpha thể hiện kết quả tốt, sử dụng được. Thang đo thể hiện phản ánh một cách tập trung các ý kiến trả lời với hệ số Cronbach’s alpha = 0.683 (> 0.6 mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng đều > 0.3 nên thang đo về dịch vụ ngân hàng điện tử đạt được độ tin cậy.

3.3.1.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Biến độc lp

Sau khi chạy kiểm định EFA, tác giả nhận thấy có sự tương quan rất mạnh giữa

các biến về tài sản đảm bảo, thu nhập và kinh nghiệm của chủ hộ gia đình. Sau khi phỏng vấn sâu các chuyên gia về lý thuyết, tác giả quyết định gộp hai nhân tố Tài sản đảm bảo và Thu nhập thành một nhân tố đại diện là Đặc điểm của chủ hộ. Nếu kết quả kiểm định cho ra tác động thuận chiều của biến đại diện với biến phụ thuộc thì hai giả thiết H1 và H2 đều được đảm bảo.

Kết quả EFA về Đặc điểm của chủ hộ cho thấy cho thấy 5 tiêu chí đo lường DDCH1, DDCH2, DDCH3, DDCH4, DDCH5 được tải vào một nhân với các hệ số tải lần lượt từ 59,0% đến 78,6 % chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với nhân tố.

Kết quả EFA về Khoảng cách cho thấy 2 tiêu chí đo lường KC1, KC3 được tải vào một nhân với các hệ số tải lần lượt từ 68,4% đến 88,4% chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với nhân tố.

Kết quả EFA về Lãi suất cho thấy 3 tiêu chí đo lường LS1, LS2, LS3 được tải vào một nhân với các hệ số tải lần lượt từ 73,2% đến 81,0% chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với nhân tố.

Bảng 3.7: Kiểm định KMO và Bartlett KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .741 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 176.848

df 6

Sig. 0.000

Nguồn: Tác giả phân tích Kết quả EFA về Kinh nghiệm của chủ hộ cho thấy 3 tiêu chí đo lường KN1, KN2, KN3 được tải vào một nhân với các hệ số tải lần lượt từ 68,8% đến 81,6% chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với nhân tố.

Kết quả EFA về Thủ tục vay vốn cho thấy 2 tiêu chí đo lường TTV1, TTV2 được tải vào một nhân với các hệ số tải lần lượt từ 71,7% đến 77,3% chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với nhân tố.

Kết quả EFA về Kinh nghiệm của ngân hàng cho thấy 2 tiêu chí đo lường KNNH1, KNNH2 được tải vào một nhân với các hệ số tải lần lượt từ 69,2% đến 80,9%

chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với nhân tố.

Kết quả EFA về Dịch vụ ngân hàng điện tử cho thấy 4 tiêu chí đo lường NHĐT1, NHĐT2, NHĐT3, NHĐT4 được tải vào một nhân với các hệ số tải lần lượt từ 66.9%

đến 73.5% chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với nhân tố

Kết quả phân tích nhân tố khám phá với các biến quan sát khảo sát các hộ gia đình cho kết quả tốt, thể hiện ở hệ số KMO = 0.741; Sig = 0.00, đều cho thấy rằng kết quả phân tích nhân tố khám phá là có sự tin cậy cao. Giá trị tổng phương sai trích của nhân số thứ và giá trị hệ hội tụ eigenvalues của nhân tố này có giá trị là cho thấy các biến quan sát ban đầu có sự hội tụ ở 7 nhân tố, các nhân tố này biểu diễn được sự biến thiên của dữ liệu khảo sát. Do đó, các nhân tố đảm bảo được khả năng đại diện cho dữ liệu khảo sát ban đầu.

Biến ph thuc

Bảng 3.8: Phân tích EFA của biến Khả năng tiếp cận tín dụng Chỉ báo Hệ số nhân tải

Y1 0.613

Y2 0.732

Y3 0.668

Y4 0.792

Tổng phương sai trích: 83.163%

*Kiểm định Bartlett <0.05 KMO = 0.723

Nguồn: Tác giả phân tích Kết quả phân tích nhân tố khám phá với các biến quan sát của Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình cho kết quả tốt, thể hiện ở hệ số KMO = 0.723, Sig=0.00, đều cho thấy rằng kết quả phân tích nhân tố khám phá là có sự tin cậy cao.

Giá trị tổng phương sai trích của nhân tố này là 83.163% >50%, từ đó cho thấy, nhân tố này biểu diễn được sự biến thiên của dữ liệu khảo sát. Do đó, nhân tố này đảm bảo được khả năng đại diện cho dữ liệu khảo sát ban đầu.

Tng hp kết qu

Thang đo về biến độc lập gồm 7 thành phần: đặc điểm của chủ hộ, kinh nghiệm

của chủ hộ, khoảng cách, lãi suất, thủ tục vay vốn, kinh nghiệm của ngân hàng, dịch vụ ngân hàng điện tử với 21 thang đo và các thang đo này đều có trong số nhân tố đạt yêu cầu, có khả năng hội tụ, biểu diễn tốt của các biến quan sát. Thang đo biến phụ thuộc Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình (4 biến quan sát), đều đã hội tụ và biểu diễn tốt của các thang đo. Như vậy, qua phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy các biến độc lập, phụ thuộc đều có tính hội tụ và biểu diễn tốt các biến quan sát trong thang đo và được đưa vào kiểm định tiếp theo với phân tích CFA.

Kết quả phân tích ma trận hệ số tương quan các biến số thể hiện mối liên hệ giữa các biến được đưa vào phân tích có mối liên hệ với nhau một cách có ý nghĩa thống kê.

Mức ý nghĩa quan sát của các yếu tố: Lãi suất, thủ tục, kinh nghiệm, kinh nghiệm ngân hàng, đặc điểm chủ hộ trong ma trận tương quan hầu hết < 0.01 điều đó thể hiện các mối tác động này có ý nghĩa tương đối cao. Đồng thời hệ số tương quan r chạy từ 0,3 < r <

0,7 chứng tỏ các biến số có tác động với nhau và có ý nghĩa thực tế.

Đồng thời khi xét riêng mối quan hệ giữa các biến độc lập KC, LS, TTV, KNCH, KNNH, NHĐT, DDCH với biến phụ thuộc Y thể hiện các biến KC, TTV, LS và KNNH có hệ số tương quan r < 0, tức là mối quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc. Còn tất cả các biến độc lập còn lại đều có hệ số tương quan 0,3 < r < 0,7. Qua phân tích chúng ta có thể thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc thể hiện sự tương quan khá chặt chẽ với nhau. Từ đó chúng ta có thể đưa các biến vào mô hình CFA để phân tích.

3.3.1.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Sau khi móc nối các sai số để cải thiện mô hình phù hợp dữ liệu thực tế, kết quả thực hiện phân tích nhân tố khẳng định CFA có hệ số Chi-square/df = 1.889 (< 3); GFI

= 0.885; TLI = 0.926 (> 0.9); CFI=0.94 (> 0.9); RMSEA=0.058 (< 0.08).

Hình 3.1. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA

Nguồn: Tổng hợp, phân tích của tác giả Việc móc nối các sai số dùng sửa chữa sự khác nhau giữa mô hình đề xuất và mô hình ước lượng. Khi móc nối các sai số sẽ cải thiện mô hình để có thể cải thiện Chi- square. Chi-square dùng để đo mức độ phù hợp một cách chi tiết hơn của cả mô hình nghiên cứu với thực tế. Trong mô hình có Chi-square càng nhỏ càng tốt một số tác giả đề nghị 1 < χ2/df < 3 (Hair và cộng sự, 2016). Nếu móc nối giữa các sai số với nhau thì hiệp phương sai giữa chúng giảm xuống và làm cho Chi-square sẽ giảm một lượng tương ứng so với Chi- square của mô hình ban đầu. Khi đó GFI, TLI, CFI... cũng sẽ được cải thiện.

Tác giả tiếp tục lược bớt từng yếu tố không phù hợp với mô hình bằng việc xem xét hệ số Beta chuẩn hóa của các chỉ báo trong mô hình. Hệ số Beta nào < 0,5 sẽ bị loại bỏ.

Tất cả các hệ số Beta chuẩn hóa của các biến số đều > 0.5 do vậy ta có thể tạm thời chấp nhận mô hình CFA này.

Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích nhân tố khẳng định CFA với các tiêu chí đo lường các giả thuyết vẫn được giữ nguyên từ lúc đầu nghiên cứu như sau:

H1: có mối quan hệ thuận chiều giữa giá trị tài sản đảm bảo tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình.

H2: có mối quan hệ thuận chiều giữa thu nhập tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình.

H3: có mối quan hệ thuận chiều giữa số năm kinh nghiệm kinh doanh tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình.

H4: có mối quan hệ ngược chiều giữa khoảng cách địa lý tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình.

H5: có mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất vay vốn tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình.

H6: có mối quan hệ ngược chiều giữa mức độ phức tạp của thủ tục vay vốn tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình.

H7: có mối quan hệ thuận chiều giữa kinh nghiệm của ngân hàng tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình.

H8: có mối quan hệ thuận chiều giữa chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình.

3.3.1.4. Phân tích nhân mô hình cấu trúc SEM

Các hệ số trong mô hình phù hợp dữ liệu thực tế, kết quả thực hiện có hệ số Chi-square/df = 1.742 (< 3); GFI = 0.896; TLI = 0.938 (> 0.9); CFI=0.950 (> 0.9);

RMSEA=0.053 (< 0.08). Mô hình chỉ ra sự ảnh hưởng của yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của ngân hàng thương mại gồm 8 nhân tố đã được tác giả đề cập trước đó.

Kết quả phân tích cấu trúc SEM đã chứng minh các yếu tố: đặc điểm chủ hộ (gồm tài sản đảm bảo và thu nhập), kinh nghiệm của chủ hộ, khoảng cách, thủ tục vay vốn, lãi suất, kinh nghiệm của ngân hàng và dịch vụ ngân hàng điện tử có tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ gia đình. Các hệ số Beta đều thỏa mãn mối quan hệ giả thuyết ban đầu ngoại trừ yếu tố kinh nghiệm của ngân hàng. Kết quả thu được từ thực tế ngược lại so với giả định ban đầu. Kinh nghiệm ngân hàng càng nhiều thì khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình càng giảm.

Hình 3.2. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc SEM

(Nguồn: Tổng hợp, phân tích của tác giả) Kết quả trên đã trả lời cho câu hỏi nghiên cứu về chiều hướng tác động của các nhân tố. Kết quả khẳng định các biến độc lập có tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình. Tuy nhiên trong nghiên cứu này thì kinh nghiệm của ngân hàng có tác động ngược chiều so với giả thuyết ban đầu.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các nhân tố ảnh hưởng đến đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại việt nam (Trang 93 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(219 trang)