CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 46 2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.2. Nghiên cứu định tính
Mục tiêu nghiên cứu định tính: Để kiểm tra, sàng lọc và xác định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình lý thuyết ban đầu (đã được hình thành dựa trên nghiên cứu tổng quan lý thuyết).
Phương pháp nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu vì đây là cách thích hợp nhất để kiểm tra sự phù hợp của mô hình nghiên cứu đề xuất, xây dựng bảng hỏi khảo sát và tính chính xác phù hợp của kết quả nghiên cứu.
Thứ nhất, kiểm tra, sàng lọc các biến độc lập trong mô hình lý thuyết được nhóm tác giả đề xuất và xác định sơ bộ mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
Các mô hình đã đề cập được nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, không phải nhân tố nào cũng phù hợp và được nghiên cứu tại thị trường Việt Nam. Các cuộc thảo luận, trao đổi sẽ giúp nhóm tác giả khẳng định được những nhân tố phù hợp với địa bàn nghiên cứu và sơ bộ về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam.
Thứ hai, kiểm định sự phù hợp của thang đo. Thang đo được tác giả đưa ra trong nghiên cứu là những thang đo đã được công nhận và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tuy
Nghiên cứu tổng quan Xây dựng khái niệm, mô hình sơ bộ
Đánh giá kết quả và đưa ra hàm ý chính
sách Nghiên cứu
định lượng Nghiên cứu định tính
Phân tích, hiệu chỉnh thang đo và hoàn thành bảng hỏi, điều
chỉnh mô hình
Đánh giá độ tin cậy của thang đo, kiểm định giả thuyết, phân
tích kết quả
nhiên trong điều kiện lĩnh vực nghiên cứu là khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam, những thang đo này cũng cần phải được xem xét để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp.
Bên cạnh đó, trong quá trình phỏng vấn, các chuyên gia cho ý kiến hoàn thiện về nội dung câu hỏi, các khái niệm dùng trong những câu hỏi được sử dụng trong phiếu điều tra định lượng sau này. Trước khi thảo luận, nhóm tác giả tiếp xúc và gửi thư mời chính thức gặp mặt để thực hiện thảo luận nhóm nhằm đảm bảo đạt được hiệu quả mong muốn.
Đối tượng phỏng vấn: Tác giả đã thực hiện các cuộc phỏng vấn chuyên sâu và được chia thành gồm 3 nhóm sau. Nhóm 1 gồm 6 chuyên gia lí thuyết, bao gồm:
-GS. TS Hồ Đức Hùng, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
-PGS. TS Phạm Đức Chính, Đại học Kinh tế - Luật.
-PGS. TS Lê Thanh Tâm, Đại học Kinh tế Quốc dân.
-TS. Nguyễn Thị Hương Liên, Đai học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
-PGS. TS. Phạm Thị Hoàng Anh, Học viện Ngân hàng.
-PGS. TS. Phan Thị Thu Hà, Đại học Kinh tế Quốc dân.
Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng chính thức, tác giả tiến hành phỏng vấn những chuyên gia sau
-TS. Phạm Bích Liên, NHTM cổ phần Bưu Điện Liên Việt.
-TS. Lại Thị Thanh Loan, NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
-TS. Trần Hữu Ý, Ngân hàng Chính sách và xã hội Việt Nam.
-ThS. Dương Ngọc Linh, Tổ chức tài chính vi mô Tình thương (TYM) -TS. Nguyễn Cảnh Hiệp, Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng phi chính thức, tác giả tiến hành phỏng vấn với 5 người (yêu cầu giấu tên), dưới hình thức chủ yếu là “cầm đồ”, tại các tỉnh: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thái Bình, Dak Lak và Đà Nẵng.
Đối với những hộ kinh doanh cá thể, tác giả tiến hành phỏng vấn với những chủ hộ như sau:
-Ông Lê Văn Minh, lĩnh vực kinh doanh: đồ gỗ. Địa điểm kinh doanh: tỉnh Bình Dương.
-Ông Nguyễn Phúc, lĩnh vực kinh doanh: nông nghiệp. Địa điểm kinh doanh:
tỉnh Hòa Bình.
-Ông Đậu Văn Công, lĩnh vực kinh doanh: đánh bắt thủy hải sản. Địa điểm kinh doanh: tỉnh Thái Bình.
-Ông Nguyễn Phước Hùng, lĩnh vực kinh doanh: dịch vụ. Địa điểm kinh doanh:
thành phố Hà Nội.
-Ông Tô Xuân Phúc, lĩnh vực kinh doanh: dịch vụ. Địa điểm kinh doanh: thành phố Hồ Chí Minh.
-Ông Vũ Hải Bằng, lĩnh vực kinh doanh: sản xuất và dịch vụ (đồ đồng, đồ mỹ nghệ). Địa điểm kinh doanh: Đà Nẵng
-Ông Lê Văn Phước, lĩnh vực kinh doanh: nông nghiệp và dịch vụ (trồng trọt và tự bán). Địa điểm kinh doanh: Hà Nội.
-Bà Nguyễn Thị Hoa, lĩnh vực kinh doanh: nông nghiệp và dịch vụ (trồng trọt và tự bán). Địa điểm kinh doanh: Dak Lak.
Những đối tượng được phỏng vấn đều hiểu biết và chuyên môn về trong lĩnh vực vay cung cấp dịch vụ tín dụng như có nhiều năm cho vay, có nhiều nghiên cứu về vấn đề tiếp cận tín dụng và tài chính toàn diện; hoặc sử dụng các khoản vay chính thức và phi chính thức nên kết quả nghiên cứu về định tính được kì vọng mang lại sự chính xác cao.
Thời gian phỏng vấn: Mỗi cuộc phỏng vấn có thời lượng trung bình là 30 phút.
Kết quả của cuộc phỏng vấn được dỡ băng trong vòng 24 giờ. Các cuộc phỏng vấn được tiến hành tại phòng làm việc, nhà riêng, giảng đường, quán café, phỏng vấn online thông qua Skype, Teams… để đảm bảo tính thoải mái và riêng tư cho đối tượng được phỏng vấn. Các cuộc phỏng vấn được được tiến hành từ 9/2018 đến tháng 3/2019.
Nội dung phỏng vấn: Cuộc phỏng vấn được tiến hành với bảng câu hỏi sơ bộ (Phụ lục 1) nhằm xin ý kiến đánh giá sự phù hợp thang đo, các câu hỏi giúp cho việc xây dựng bảng hỏi cho nghiên cứu chính thức. Ngoài ra còn có những câu hỏi mở xoay quanh vấn đề sử dụng tín dụng phi chính thức của các hộ kinh doanh cá thể (Các câu hỏi phỏng vấn được trình bày ở Phụ Lục 2). Trong quá trình phỏng vấn, tác giả có giải thích thêm về nội dung nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, diễn giải nội dung câu hỏi.
Phát triển bảng hỏi: Dựa vào quá trình các tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, dựa vào mục tiêu nghiên cứu, mô hình nghiên cứu tác giả tiến hành phát triển một bảng hỏi. Bảng hỏi thiết kế dựa vào các nghiên cứu nước ngoài bằng Tiếng Anh về các nhân tố “Ý định sử dụng” và dịch sang tiếng Việt. Ngoài ra, nghiên cứu cũng dựa vào những bảng hỏi đã dịch sang tiếng Việt về các nhân tố “Ý định sử dụng” để xây dựng bảng hỏi sơ bộ.
Kết quả nghiên cứu định tính
Thứ nhất, đối với tiếp cận tín dụng chính thức, tác giả cho rằng việc sử dụng các biến theo mô hình TPB phù hợp, nhưng cần phải thêm 1 biến là biến Ngân hàng Điện tử, bởi trong điều kiện hiện tại, việc giải ngân và vay vốn thông qua các ứng dụng điện
tử rất phù hợp với các hộ gia đình, đặc biệt là từ khi thông tư 39/2016/TT-NHNN ra đời (theo kết quả phỏng vấn của các chuyên gia về tín dụng chính thức). Tuy nhiên, khi tiến hành các biến đối với mô hình tiếp cận tín dụng chính thức, có nhiều biến ví dụ như
“hiệu quả kỳ vọng” được tách thành nhiều biến như lãi suất vay vốn, thủ tục vay vốn.
Như thế sẽ tránh được việc sử dụng 1 mô hình cho 2 nghiên cứu khác nhau.
Thứ hai, đối với tiếp cận tín dụng phi chính thức, thì người cung cấp dịch vụ phi chính thức trả lời rằng: “người vay vốn không biết quá nhiều về cách tính toán lãi suất, thời gian trả nợ nên có thể thu được nhiều lợi ích hơn”. Do vậy, cần phải bổ sung biến
“hiểu biết tài chính” vào trong mô hình nghiên cứu. Thêm vào đó, một trong những lý do mà các hộ kinh doanh cá thể trả lời cần tiếp cận tín dụng đen là rất nhanh (chỉ cần 30 phút sẽ có vốn, trong khi chờ đợi các ngân hàng rất lâu), chấp nhận cho vay trong vài ngày (điều mà các ngân hàng rất ít khi cho vay). Các chuyên gia về lý thuyết cho rằng:
cần phải bổ sung tính “tiện lợi” vào mô hình. Các chủ hộ đi vay tín dụng phi chính thức thường phải chứng minh thu nhập để có thể vay được vốn từ các “cửa hàng cầm đồ”, nên cần bổ sung biến “thu nhập” vào biến kiểm soát. Khi tiếp cận tín dụng phi chính thức, thì các chủ hộ cho rằng: việc bảo mật thông tin rất quan trọng, bởi có thể chủ nợ có thể trả thù (như đòi nợ thông qua xã hội đen, hoặc công bố thông tin rộng rãi, gây ảnh hưởng đến các hộ kinh doanh cá thể). Vì vậy, biến “bảo mật” cần được thêm vào mô hình.
Cuối cùng, trong quá trình phỏng vấn về bảng hỏi, ngoài việc điều chỉnh câu chữ, thì cần thay chữ “tín dụng phi chính thức” hoặc “tín dụng đen” thành cụm từ “các khoản vay tại các cửa hàng cầm đồ” để thuận tiện cho việc khảo sát một cách tốt nhất, đưa ra bảng hỏi chính thức. (Kết quả nghiên cứu định tính được trình bày một cách cụ thể ở Phụ lục 2)
Như vậy, có 2 mô hình được tác giả đề cập như sau:
Hình 2.2. Mô hình tiếp cận tín dụng chính thức
Nguồn: Tác giả điều chỉnh từ phỏng sâu Tài sản đảm
bảo Lãi suất vay
vốn Khoảng cách
địa lý Thủ tục vay
vốn
Kinh nghiệm kinh doanh Kinh nghiệm
của NHTM Dịch vụ ngân
hàng điện tử Thu nhập Khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức
Hình 2.3: Mô hình tiếp cận tín dụng phi chính thức
Nguồn: Tác giả điều chỉnh từ phỏng sâu