CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại
1.5.1. Các yếu tố bên ngoài
29 1.5.1.1. Môi trường kinh tế
Trong số các yếu tố của môi trường vĩ mô, yếu tố kinh tế có tác động mạnh hơn và trực tiếp đến hoạt động của các NHTM. Cũng giống như các doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của NHTM chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các yếu tố kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỉ lệ thất nghiệp, tỉ giá hối đoái, niềm tin của người tiêu dùng, thu nhập khả dụng thực tế của người tiêu dùng, tỉ lệ tiết kiệm của người tiêu dùng, quymô thị trường, nhu cầu, nguồn cung, mối quan hệ với nhà cung cấp và chuỗi phân phối.
Những sự thay đổi từ môi trường kinh tế có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ, đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, từ mục tiêu và chiến lược, phạm vi hoạt động, cho đến kết quả sản xuất, kinh doanh. Ví dụ nền kinh tế phát triển ổn định giúp hoạt động đầu tư, tiêu dùng gia tăng, kéo theo sự phát triển của thị trường vốn và tài chính qua đó, thúc đẩy ngành ngân hàng tăng trưởng. Cụ thể, các hoạt động tín dụng sẽ được mở rộng và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng khi số lượng các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với việc phát triển kinh tế, dân trí đời sống con người ngày càng được cải thiện, các chương trình kích cầu tiêu dùng cũng được đẩy mạnh đặc biệt là đối với các hoạt động thương mại điện tử, nhu cầu người dân liên quan đến việc thanh toán qua Ngân hàng, và các sản phẩm dịch vụ tiện ích của Ngân hàng cung cấp ngày càng tăng mang lại cơ hội lớn cho ngân hàng phát triển.
1.5.1.2. Cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động thanh toán
Kinh doanh ngân hàng là hoạt động được kiểm soát chặt chẽ về phương diện pháp luật hơn so với các ngành khác. Ngoài pháp lệnh ngân hàng và các văn bản liên quan hoạt động động kinh doanh của ngân hàng cũng chịu sự chi phối của các chính sách như chính sách cạnh tranh, phá sản, sát nhập, cơ cấu và tổ chức ngân hàng, các quy định về cho vay, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng rủi ro tín dụng, quy định về quy mô vốn tự có... được quy định trong luật ngân hàng và các quy định hướng dẫn thi hành luật. Ngoài ra, các chính sách tiền tệ,
30
chính sách tài chính, thuế, tỷ giá, quản lý nợ của Nhà nước và các cơ quan quản lý hữu quan như ngân hàng Trung ương, Bộ tài chính... cũng thường xuyên tác động vào hoạt động của ngân hàng. Môi trường pháp lý ổn định tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, đồng thời góp phần tạo tiền đề quan trọng để hoạt động kinh doanh phát triển bền vững.
Có thể nói, môi trường pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng bằng việc tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của ngân hàng thông qua hệ thống công cụ pháp luật, công cụ vĩ mô v.v. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Ngược lại nếu môi trường pháp lý đó chưa hoàn thiện hoặc cách thức thi hành còn chưa đảm bảo tính thời gian, tính nghiêm minh, hoặc luật không giải thích một cách đầy đủ gây khó khăn trong việc thực hiện tạo rủi ro cho ngân hàng. Ví dụ chính sách tiền tệ của NH đặc biệt là chính sách lãi suất, chính sách tín dụng đều có liên quan và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động ngân hàng. Khi ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất có thể dẫn đến các ngân hàng thương mại không thu hút được vốn tiền mặt và có thể mất khả năng thanh toán. Cụ thể nếu một NH hoạch định hàng tháng thu hút được 1 tỷ đồng tiền gửi và như vậy đã đẩy mạnh việc cho vay trước đó như thế khi không thu hút được vốn tiền gửi như dự định khi hạ lãi suất sẽ làm cho NH gặp khó khăn về thanh khoản [17, 18].
1.5.1.3. Tâm lý, thói quen và nhận thức của khách hàng
Hành vi và nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố như tâm lý, thói quen và nhận thức của mỗi cá nhân. Ví dụ, ở Việt Nam, mặc dù người tiêu dùng thích mua hàng qua mạng vì đem lại nhiều tiện lợi nhưng hầu hết lại chọn hình thức thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng. Sở dĩ họ chọn phương thức thanh toán này một phần vì họ chưa có niềm tin vào việc thanh toán không dùng tiền mặt, một phần do tâm lý e ngại rủi ro tiềm ẩn về tính bảo mật, an toàn dữ liệu, an ninh mạng v.v khi tiếp cận với công nghệ thanh toán mới. Ngoài ra còn lý do người tiêu
31
dùng chưa tin tưởng chất lượng hàng hóa, muốn thấy hàng mới trả tiền. Một ví dụ khác, khi nền kinh tế bất ổn định, giá cả và sức mua của đồng tiền biến động mạnh thì người dân có xu hướng tích trữ vàng, USD hoặc các dạng tài sản khác thay vì đem số tiền đó gửi tại NHTM. Ngược lại, một nền kinh tế phát triển ổn định với tỷ lệ lạm phát hợp lý thì người dân sẽ có cái nhìn khả quan hơn và xu hướng tiền gửi ở các NHTM tăng lên là một điều tất yếu.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, muốn thay đổi được thói quen, phá bỏ rào cản tâm lý đó, trước hết các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức tài chính cần phải triển khai đồng bộ các chương trình hành động toàn diện để người dân có niềm tin lớn hơn vào các hình thức thanh toán mới, rồi mới tính đến các dịch vụ tài chính. Đồng thời, phối hợp với các doanh nghiệp đẩy mạnh truyền thông, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại nhằm thay đổi dần tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặt của người tiêu dùng. Qua đó tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính; nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về tài chính của người tiêu dùng trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính [28, 33] Trình độ, nhận thức lợi ích sử dụng dịch vụ của khách hàng cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động dịch vụ TTKDTM.
Rõ ràng lợi ích của việc sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng nhiều hơn, tuy nhiên đối với mỗi khách hàng thì lợi ích cảm nhận là khác nhau. Nhu cầu sử dụng dịch vụ TTKDTM của người dân sẽ tăng lên chỉ khi họ cảm thấy an toàn hơn, thuận tiện và thoải mái hơn khi sử dụng dịch vụ mà NH cung cấp [37,38].