CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng và quy trình thực hiện
Nghiên cứu định lượng sử dụng các phương pháp (chủ yếu là thống kê) để lượng hóa, đo lường, phản ánh và diễn giải mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) với nhau. Nói cách khác, nó cho phép tác giả thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết các mối quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch, đồng thời kiểm định giả thuyết nghiên cứu đã nêu ra trong phần mở đầu. [25] Quy trình tiếp cận phương pháp nghiên cứu này gồm ba bước đó là nêu giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu; xác định phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp xử lý dữ liệu; trình bày những phát hiện trong nghiên cứu theo ngôn ngữ thống kê.
2.1.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu
Để đảm bảo tính khoa học, nghiên cứu được tiến hành thông qua hai gian đoạn chính nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức với cỡ mẫu phù hợp cho từng giai đoạn cụ thể như sau:
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính nhằm phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụTTKDTM tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chí nhánh Cầu Giấy. Nghiên cứu định tính cũng được tiến hành bằng cách thảo luận với các chuyên gia về tài chính-ngân hàng để tìm hiểu các khái niệm và đặc điểm của TTKDTM và dựa trên các lý thuyết cơ bản và thang đo của các nghiên cứu trước từ đó xây dựng thang đo, chỉnh sửa phù hợp với mục đích và đối tượng nghiên cứu. Bước tiếp theo bảng hỏi được sử dụng khảo sát thử nghiệm với quy mô nhỏ (n=20 đơn vị) nhằm đánh giá sự phù hợp về nội dung, cách chọn và quy mô, tỷ lệ mẫu, phương pháp điều tra. Giai đoạn này giúp cho nghiên cứu đạt được hiệu quả
37
cao hơn và giảm thiểu những sai lầm trong quá trình điều tra. Thời gian thực hiện vào tháng 08 năm 2019.
Bảng 2. 1. Độ tin cậy của các thang đo thử nghiệm
Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM Cronbach’s Alpha
Đặc điểm khách hàng 0.711
Lợi ích dịch vụ thanh toán 0.725
Lòng trung thành của khách hàng 0.680
Hạ tầng công nghệ và mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán 0.738
Đội ngũ nhân viên 0.705
Chính sách ngân hàng 0.726
Nguồn: SPSS output
Kết quả phân tích các thang đo thử nghiệm trong bảng 2.1 cho thấy các thang đo đề có hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu (hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ .68 đến .738). Như vậy các thang đo đều đạt độ tin cậy cao và phù hợp để tiến hành nghiên cứu.
Nghiên cứu chính thức: Đối với điều tra khảo sát hoạt động dịch vụ TTKDTM, nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi. Về mặt kỹ thuật phương pháp lấy mẫu điều tra qua bảng hỏi có ba công việc cần quan tâm là chọn mẫu, thiết kế bảng hỏi và xử lý kết quả điều tra. Việc chọn mẫu khá quan trọng vì nó vừa mang tính ngẫu nhiên vừa mang tính đại diện để tránh chọn mẫu theo ý kiến chủ quan của người nghiên cứu. Mẫu càng lớn thì kết quả thu được càng có độ tin cậy cao.
Theo Hoàng Trọng & Chu N.M. Ngọc (2008) cỡ mẫu tối ưu là bao nhiêu phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, các tham số/thang đo cần ước lượng và quy luật phân phối của tập các lựa chọn của người trả lời. Các thang đo này được kiểm định thông qua hai kỹ thuật phân tích chính, (1) phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và (2) phân tích yếu tố khám
38
phá EFA. Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA thì cỡ mẫu phải tối thiểu gấp năm lần tổng số biến quan sát trong các thang đo. [26] Tabachnick &
Fidell (2013) cho rằng kích thước mẫu sử dụng hai kỹ thuật phân tích trên cần phải đảm bảo theo công thức:
n >= 8*m +50.
Trong đó, n là cỡ mẫu;
m là số biến độc lập của mô hình.
Trong nghiên cứu này, kích thước mẫu được xác định dựa trên tổng số biến quan sát của các thang đo trong bảng hỏi. Có 25 biến quan sát độc lập được đưa vào nội dung chính khảo sát trong bảng hỏi nên kích thước mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu này là:
n ≥ 8*25+50 = 250 mẫu.
Thời gian tiến hành khảo sát chính thức vào tháng 09 năm 2019. Toàn bộ qui trình thực hiện nghiên cứu được trình bày như trong hình 2.1.
Vấn đề nghiên cứu
Phỏng vấn chuyên gia Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước
Mô hình chính thức, bảng hỏi sơ bộ Điều tra thử và hiệu chỉnh thang đo
Nghiên cứu chính thức Kiểm định phép đo, Cronbach’s Alpha
Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Mô hình sơ bộ và các giả thuyết
Kết luận, Đề xuất giải pháp
Phân tích độ tin cậy của thang đo Bảng hỏi khảo sát chính thức
Phân tích hồi quy đa biến và kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất
39
Nguồn: tác giả
Hình 2. 1. Quy trình thực hiện nghiên cứu