Những công trình nghiên cứu về thực trạng vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 23 - 31)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Trong cuốn “Cơ chế thị trường và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam” (Nxb Thống kê, Hà Nội 1994), Tác giả Lương Xuân Quỳ sau khi trình bày những vấn đề lý luận về vai trò của Nhà nước trong kinh tế thị trường đã đi vào đánh giá thực trạng quản lý kinh tế của Nhà nước ta từ khi đổi mới kinh tế đến những năm đầu của thập kỷ 90. Theo tác giả, từ khi đổi mới nền kinh tế, nước ta đã có những thay đổi căn bản. Nhưng trong giai đoạn này, nền kinh tế thị trường nước ta mới chỉ sơ khai, chưa đầy đủ. Nền kinh tế còn đang trong bước quá độ, nên Nhà nước cũng chưa kiên quyết từ bỏ ngay cách quản lý trực tiếp đối với nền kinh tế để chuyển sang quản lý gián tiếp mà thực hiện một cách đan xen. Tuy đã có những quan điểm bước đầu về kinh tế thị trường như việc Nhà nước không can thiệp sâu vào việc kinh doanh sản xuất của các cơ sở sản xuất.

Nhưng nhiều cơ quan nhà nước, nhiều cấp chính quyền vẫn không muốn từ bỏ sự can thiệp này. Nhà nước đã xóa sự ngăn sông cấm chợ, xóa bỏ chế độ nhiều giá để khuyến khích sự phát triển của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, lại chưa có những chính sách, giải pháp rõ ràng để hình thành các loại thị trường, thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển như thị trường sức lao động, thị trường đất đai, thị trường tiền tệ… điều này dẫn đến cản trở sự phát triển sản xuất hàng hóa ở nước ta. Tác giả cho rằng, ở giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới kinh tế, vai trò Nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là việc xây dựng hệ thống các các công cụ quản lý kinh tế, đặc biệt hệ thống pháp luật còn chậm, việc cải tổ bộ máy để nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước đã thực hiện, nhưng tiến hành chậm, còn nhiều lúng túng, vướng mắc. Vì thế, theo tác giả, chúng ta cần phải có “một lộ trình tổng quát để chỉ đạo quá trình đổi mới bộ máy nhà nước, đổi mới phương thức sử dụng các công cụ quản lý cho phù hợp với cơ chế mới” [127, tr.118].

Trong bài viết “Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 798, 2009, Phạm Ngọc Quang đã đánh giá thực trạng vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế thị trường nói chung và đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng, tác giả nhận định: “Thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường 20 năm đổi mới cho thấy, nhà nước ta đã có nhiều tác động tích cực trong việc đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế này. Việc từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch theo hướng tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho khai thác tiềm năng trong và ngoài nước để phát triển kinh tế - xã hội”

[124, tr.31]. Vai trò của Nhà nước thể hiện ở việc đã giữ vững độc lập tự chủ trong phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, khắc phục được tình trạng suy giảm kinh tế trong những năm gần đây và đặc biệt theo tác giả, đã nâng cao được đời sống của nhân dân - đây là tiêu chí quan trọng đánh giá tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế. Tác giả đã minh chứng cho những đánh giá về vai trò của Nhà nước bằng một loạt các con số thống kê cụ thể. Tuy nhiên, cũng theo tác giả, việc phát huy vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay vẫn còn những hạn chế, yếu kém như: “thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được xây dựng đồng bộ; quản lý nhà nước về kinh tế còn nhiều bất cập;

chưa có giải pháp đột pháp để kinh tế nhà nước hoàn thành tốt chức năng chủ đạo; năng lực cạnh tranh còn thấp; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trường và bào vệ môi trường” [124, tr.32].

Tác giả Hà Huy Thành trong cuốn “Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006) đã phân tích và đánh giá một cách tổng thể hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sau 20 năm đổi mới, mà một trong những nội dung tác giả quan tâm nhất là vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế. Đánh giá về thực trạng vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tác giả đi sâu vào mặt hạn chế, theo tác giả “Nhà nước vẫn nắm những cái không cần nắm, buông những cái không cần buông” [140, tr.299]. Điều này thể hiện rõ nhất ở việc Nhà nước đang tham gia quá sâu, quá rộng vào các chức năng của thị trường và doanh nghiệp, trong khi đó nhiều lĩnh

vực thuộc chức năng của mình lại chưa hoàn thành tốt. Theo tác giả “Nhà nước nắm quá nhiều về mặt kiểm soát sản xuất và đầu tư, quá ít về nền pháp quyền và cung cấp hàng hóa công và dịch vụ công cộng” [140, tr.302]. Trong suốt 20 năm qua, theo tác giả, cách hành xử theo kiểu Nhà nước chia việc cho thị trường vẫn tồn tại ở nước ta, mà điều này dĩ nhiên là không thể chấp nhận được trong hệ thống kinh tế thị trường, kể cả trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tác giả viết “chức năng Nhà nước – thị trường, Nhà nước – doanh nghiệp được phân định một cách khách quan, sự phân định đó không diễn ra theo cách cái gì nhà nước không làm được thì thị trường và doanh nghiệp mới được làm, cũng không phải theo cách Nhà nước cố gắng làm mọi thứ tối đa có thể, phần còn lại mới là của thị trường, doanh nghiệp” [140, tr.301]. Chính điều này đã làm cho nền kinh tế vận hành thiếu hiệu quả. Tuy nhiên, tác giả cũng nhìn nhận nguyên nhân của thực trạng này là “do cách hành xử đó quá quen thuộc, vì nó đã trở thành cơ chế, thành máu thịt tư duy của bộ máy, của các cá nhân điều hành bộ máy và cả trong ý thức xã hội nên việc khó nhận thấy nó sai, không thấy rõ nhu cầu phải vượt qua nó trong suốt hai chục năm qua, tuy không thể coi là điều bình thường, song, rất dễ giải thích”. Hơn nữa, “ngay cả trong những nền kinh tế phát triển, với năng lực bộ máy to lớn và hệ thống công cụ tốt, không phải nhà nước nào và lúc nào cũng hoàn thành tốt chức năng của mình” [140, tr.302].

Trong “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Vũ Đình Bách chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008) sau khi trình bày một số vấn đề lý luận về đặc trưng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường và khẳng định vai trò to lớn của Nhà nước trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, các tác giả đã đi vào đánh giá khái quát những mặt được và chưa được về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế của nước ta. Các tác giả nhận định, Nhà nước đã tác động và làm chuyển đổi mạnh mẽ về chất đối với nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa và bị bao vây cấm vận sang hoạt động theo cơ chế thị trường, từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Từ sự thay đổi tư duy về kinh tế, Nhà nước ta đã dần từng bước trở lại làm đúng với chức năng của mình đối với nền kinh tế, đó là: định hướng phát triển; cung cấp và duy trì khuôn khổ

pháp luật cho nền kinh tế; duy trì sự ổn định của kinh tế vĩ mô; thực hiện tái phân phối đảm bảo gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái; kiểm tra, kiểm soát đảm bảo tuân thủ pháp luật và thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh. Tuy nhiên, các tác giả cũng nhận định: vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều bất cập như: vẫn chậm trễ và tồn tại sự bảo thủ trong đổi mới tư duy lý luận về kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa còn nhiều yếu kém, chưa thực sự trở thành nhà nước pháp quyền thích ứng trong kinh tế thị trường; khu vực kinh tế nhà nước vẫn cồng kềnh, chưa phát huy được vai trò định hướng to lớn của mình; hệ thống các thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được nhận diện rõ nét và chưa được xây dựng đồng bộ; hạ tầng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn lạc hậu [7, tr.415-421].

Tác giả Nguyễn Ngọc Hồi trong bài “Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn” trong cuốn “Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”

do Phạm Văn Dũng chủ biên (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009) đánh giá: sau 20 năm thực hiện đường lối phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, trong đó phải kể đến: thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu được xây dựng, nền kinh tế có sự gắn kết giữa phát triển kinh tế thị trường đi đôi với xóa đói giảm nghèo được thế giới thừa nhận, đời sống nhân dân được nâng cao. Tuy nhiên, việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn rất nhiều việc phải làm như việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường ở nước ta còn nhiều vướng mắc, chưa đồng bộ; quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém, nhất là công tác quy hoạch, dự báo; hành động của các cơ quan quản lý nhà nước nhiều khi còn vi phạm các nguyên tắc của thị trường; phân hóa giàu nghèo có xu hướng nới rộng, đạo đức xã hội bị xuống cấp, tệ nạn xã hội gia tăng, môi trường ô nhiễm, vấn đề an sinh xã hội còn nhiều vướng mắc. Những hạn chế trên, theo tác giả đang báo động sự tăng lên của các nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường hiện nay và khâu quản lý của nhà nước đang trở thành vấn đề bức xúc, là nguyên nhân của nhiều yếu kém kéo dài, dễ làm cho sự phát triển đi chệch hướng

xã hội chủ nghĩa. Vì thế, việc tập trung nâng cao vai trò hiệu quả của quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế thị trường hiện nay, cần phải xem là nhân tố quyết định nhất, đảm bảo giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong cuốn “Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận - thực tiễn mới đang đặt ra” của Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Viết Thông... đồng chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014) sau khi trình bày những quan niệm mới về định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam ở Tập 1, thì sang Tập 2 các tác giả đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế thị trường và thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa trong gần 30 năm đổi mới ở Việt Nam, đáng lưu ý nhất là các bài như “Vai trò của Nhà nước trong thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường Việt Nam” của Phạm Văn Dũng, bài “Phát triển lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ đổi mới” của Lê Xuân Bá, bài “Về thực lực kinh tế Việt Nam sau 27 năm đổi mới” của Bùi Tất Thắng, bài “Đánh giá tổng quát về vai trò thực tế của kinh tế thị trường trong 27 năm đổi mới ở Việt Nam đối với thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; giải phóng sức sản xuất xã hội; nâng cao đời sống nhân dân; đảm bảo an sinh xã hội – những vấn đề ớn đang đặt ra và đề xuất các quan điểm, cơ chế, chính sách mới” của Nguyễn Hữu Dũng. Ở những bài viết này, các tác đã phân tích và đưa ra quan điểm đánh giá của mình về nền kinh tế sau 27 năm xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trên các góc độ lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, thực lực của nền kinh tế, hệ thống doanh nghiệp; vai trò thực tế của kinh tế thị trường trong việc thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; kết quả hội nhập quốc tế; kết quả giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội. Từ đó làm nổi bật vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế ở Việt Nam, chỉ ra điểm mạnh cần phát huy và hạn chế cần khắc phục để nâng cao vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Cuốn“30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam” của của Đinh Thế Huynh và các tác giả (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015) đã đi sâu phân tích đánh giá một cách khái quát và toàn diện những thành tựu và hạn chế của 30 năm đổi mới đất nước. Trong

đó, có những đánh giá thực trạng vai trò của Nhà nước trong công cuộc đổi mới nói chung và xây dựng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng.

Theo các tác giả: “Sự quản lý, điều hành của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường sát thực và hiệu quả hơn. Việc sử dụng các công cụ quản lý kinh tế, điều tiết nền kinh tế có tiến bộ” [66, tr.114]. Nhà nước thay vì can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp bằng mệnh lệnh hành chính, đã chuyển sang thực hiện quản lý và điều hành nền kinh tế bằng các công cụ pháp luật, hành chính, kinh tế, kết quả là năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước ngày càng tốt hơn và hiệu quả hơn. Điều này thể hiện qua các việc: Nhà nước đã xác lập được khung khổ pháp lý để quản lý mọi lĩnh vực bằng pháp luật; cơ cấu bộ máy Nhà nước gọn nhẹ hơn, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính được điều chỉnh sắp xếp cho phù hợp, đảm bảo Nhà nước quản lý kinh tế ngày càng tốt hơn trong bối cảnh mới, hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong cuốn“Một số vấn đề lý luận – thực tiễn về định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới” do Nguyễn Viết Thông, Đinh Quang Ty… chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016) sau khi đưa ra được nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam và các tiêu chí định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế, các tác giả đã đi vào phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường qua 30 năm đổi mới ở nước ta. Các tác giả nhận định:

“qua 30 năm đổi mới, tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường được nhận thức và thực hiện ngày càng tốt hơn. Đã và đang từng bước thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”; giải phóng và không ngừng phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo. Phát triển các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế. Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo vai trò quản lý và điều tiết nền kinh tế của Nhà nước, vai trò lãnh đạo của Đảng. Những thành tựu trong việc đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường đã góp phần làm nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua 30 năm đổi mới” [147, tr.179-180]. Tuy nhiên, việc đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường cũng còn nhiều hạn chế như:

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 23 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w