Chương 3. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
3.3. Nguyên nhân thực trạng vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
3.3.1. Nguyên nhân của thành tựu thực hiện vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Nhìn lại hơn 30 năm xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đã tích cực đổi mới quan điểm và phương pháp theo hướng nâng cao, hợp lý hóa vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế và đã thu được những thành tựu quan trọng: Hệ thống thể chế và pháp luật kinh tế ngày càng đồng bộ hơn tạo môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn. Hiến pháp, các bộ luật, luật, pháp lệnh về kinh tế đã được đổi mới và ban hành, tạo khuôn khổ pháp lý và môi trường cho các chủ thể kinh tế và công dân tự do sản xuất kinh doanh theo khuân khổ pháp luật, từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, kinh tế tăng trưởng, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, chính trị - xã hội được ổn định, quốc phòng an ninh được đảm bảo. Sự điều tiết nhằm ổn định kinh tế vĩ mô của Nhà nước ngày càng có hiệu quả hơn, tăng trưởng kinh tế nhanh, lạm phát được kìm chế, tạo việc làm cho người lao động, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Đặc biệt Nhà nước đã đảm bảo tốt định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Điều này làm cho vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, tạo điều kiện hơn nữa cho việc hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước nói chung và kinh tế nói riêng thêm vững chắc, đồng thời đã tạo niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, từ đó chấp hành theo đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, có được thành tựu to lớn đó:
Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức đúng đắn yêu cầu khách quan của việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Đồng thời xác định phải nâng cao vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa theo hướng đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường.
Hai là, trong suốt hơn 30 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước luôn kiên định quan điểm tập trung và trước hết là đổi mới kinh tế đồng thời từng bước đổi mới hệ thống chính trị - trọng tâm là đổi mới nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Ba là, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cụ thể hóa các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, từng bước đổi mới các thể chế theo chức năng, phù hợp với cơ chế thị trường, bảo đảm quyền lực tập trung, thống nhất có phân công, phân cấp từ chính quyền trung ương đến chính quyền địa phương.
Bốn là, Nhà nước đã chuyển vai trò của mình từ quản lý mệnh lệnh hành chính, can thiệp sâu vào các hoạt động kinh tế sang quản lý bằng các công cụ vĩ mô, từng bước phát huy dân chủ của nhân dân lao động, tinh thần chủ động sáng tạo của các chủ thể tham gia vào hoạt động của thị trường với mục đích phát triển lực lượng sản xuất, tăng trưởng bền vững, công bằng xã hội.
Năm là, kịp thời tổng kết kinh nghiệm thế giới nhất là các nước trong Hiệp hội ASEAN, chủ động tham gia quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế. Có đường lối phát triển kinh tế và hội nhập hợp lý, xây dựng được nền kinh tế vừa độc lập tự chủ vừa hội nhập quốc tế.
3.3.2. Nguyên nhân của hạn chế thực hiện vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Bên cạnh những thành tựu đạt được, vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn bộc lộ những hạn chế: Nhà nước đã quan tâm xây dựng khung khổ pháp luật kinh tế để tạo môi trường pháp lý cho phát triển kinh tế nhưng vẫn thiếu đồng bộ và chưa hoàn thiện, điều tiết và ổn định kinh tế vĩ mô cũng như vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Những hạn chế đó là do:
Một là, nhận thức về nền kinh tế thị trường và về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế thị trường đôi khi chưa đáp ứng kịp thời với thực tiễn của nền kinh tế. Đôi khi nhận thức về vai trò của Nhà nước trong cơ chế cũ vẫn còn ảnh hưởng, chưa khắc phục được tệ quan liêu, mệnh lệnh hành chính một cách triệt để, tình trạng cửa quyền, tham nhũng, vi
phạm quyền dân chủ của nhân dân vẫn tồn tại, thậm chí đặc biệt nghiêm trọng trở thành điểm nóng ở chính quyền một số địa phương.
Hai là, việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ mới mẻ, hiểu biết còn ít, vừa làm vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm, trong lúc đó, quán tính của lối nghĩ, cách làm cũ còn nặng nề, chậm khắc phục.
Ba là, sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đôi lúc còn có những hạn chế. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế thị trường, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước có tính quyết định. Song, vai trò đó chỉ phát huy khi Đảng thực hiện được đúng chức năng lãnh đạo của mình, không buông lỏng, cũng không can thiệp sâu vào hoạt động quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, có những lúc việc “Tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước nhiều mặt còn hạn chế… Chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện và sơ kết, tổng kết thực tiễn” [36, tr.263].
Đặc biệt, phương thức lãnh đạo kinh tế - xã hội của Đảng “chưa thật phù hợp, hiệu lực, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Khả năng phân tích, dự báo còn bất cập. Phẩm chất năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và việc đào tạo sử dụng cán bộ còn nhiều mặt hạn chế” [36, tr.263].
Bốn là, bản thân bộ máy nhà nước cũng còn không ít hạn chế. Những yếu kém chủ yếu của bộ máy nhà nước hiện nay là bộ máy cồng kềnh và kém hiệu lực.
Do đó, việc tổ chức triển khai các quyết sách của Đảng và Nhà nước thường chậm trễ, kém hiệu quả. Năng lực và phẩm chất của một bộ phận cán bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa hội nhập. Chính sự yếu kém của bộ máy nhà nước làm ảnh hưởng đáng kể đến lòng tin của nhân dân, đến thực hiện mục tiêu chủ nghĩ xã hội.
Năm là, việc phát huy vai trò quần chúng, nhân dân tham gia đóng góp, xây dựng thể chế còn hạn chế. Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước còn thiếu an tâm, tin
tưởng vào đường lối của Đảng, các chính sách của Nhà nước, chưa mạnh dạn đầu tư, tiềm năng kinh tế - xã hội của đất nước chưa được phát huy tối đa. Kết luận chương 3 Sau hơn 30 đổi mới, nhận thức về kinh tế thị trường ở Việt Nam đã có sự thay đổi căn bản và sâu sắc. Từ chỗ không thừa nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường, coi kế hoạch hóa là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, phân bố mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu, còn thị trường chỉ là công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch, không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, đến chỗ chúng ta thừa nhận kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản, mà là thành tựu chung của nhân loại, kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, có thể và cần thiết phải sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chính từ sự thay đổi nhận thức đó, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đã từng bước được xây dựng và ngày càng phát triển, hoàn thiện.
Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã từng bước tạo lập được môi trường pháp lý về kinh tế, điều tiết ổn định được kinh tế vĩ mô, nhất là giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vai trò của Nhà nước Việt Nam đối với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn bộc lộ những hạn chế nhất định, như việc Nhà nước ban hành khung khổ pháp luật cho việc tạo lập môi trường pháp lý thúc đẩy kinh tế phát triển còn thiếu thiếu đồng bộ và chưa hoàn thiện, điều tiết và ổn định kinh tế vĩ mô cũng như vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Những thành tựu và hạn chế đó là do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan đem lại. Để phát huy những thành tựu đã đạt được và khắc phục những hạn chế đang tồn tại, đòi hỏi trong thời gian tới, Nhà nước Việt Nam phải tiếp tục có nhưng giải pháp mới, phù hợp hơn nữa, tăng cường hơn nữa vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chương 4