Nhân vật đời thường qua hình ảnh người phụ nữ

Một phần của tài liệu Luận Văn Năm 1955; Văn học Trung Quốc; Lịch sử và phê bình; Văn học Trung Quốc; Tiểu thuyết (Trang 31 - 48)

CHƯƠNG 2. LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG HAI TÁC PHẨM BÁU VẬT CỦA ĐỜI VÀ ĐÀN HƯƠNG HÌNH CỦA MẠC NGÔN

2.1. Nhân vật đời thường qua hình ảnh người phụ nữ

Báu vật của đời nguyên tác “phong nhũ phì đồn” ca ngợi vẻ đẹp phồn thực của người phụ nữ. Về tác phẩm “phong nhũ phì đồn”, Mạc Ngôn giải thích: trên mặt chữ nghĩa thì có nghĩa là mạnh khỏe, bầu vú căng tròn và cặp mông núng nính, đó là cái thiêng liêng nhất, trang nghiêm nhất của người phụ nữ [18; tr.136]. Qua tiêu đề, tác giả muốn “ca ngợi người mẹ”, hay nói một cách khác là ca ngợi người phụ nữ, ca ngợi khả năng sinh và dưỡng của họ. Mạc Ngôn nhấn mạnh “khía cạnh khác của tên cuốn sách là muốn châm biếm xã hội”. Còn tên gọi của cuốn sách muốn nói lên điều gì thì Mạc Ngôn cho rằng “không biết nói thế nào” và tác giả “tin rằng độc giả còn sáng suốt hơn” [18; tr. 138]. Ý đồ của tác giả đã biểu hiện rõ khi mở một lối đi tự do cho người đọc trong suy nghĩ, để họ tự do hiểu bằng kinh nghiệm của bản thân. Còn tại sao lại là “Báu vật của đời” thì dịch giả Trần Đình Hiến đã chia sẻ “Tôi mất 3 tháng liền để tìm được cái tên Báu vật của đời cho bản dịch, chứ không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp phồn thực của người phụ nữ như cái tên Phong nhũ phì đồn trong nguyên gốc”.

Nói đến chiến tranh là nói về đau thương và mất mát. Những người phụ nữ trong hầu hết các tác phẩm của Mạc Ngôn phần lớn là nạn nhân của chiến tranh và xã hội, điều đó đã khiến cho cuộc sống của họ phải gánh chịu nhiều nỗi đau thương không thể nào bù đắp. Song trong hoàn cảnh dù nghiệt ngã như thế nào thì trong tâm hồn của họ vẫn sáng ngời lên lòng nhân hậu vị tha, sự phản kháng mạnh mẽ để tìm kiếm một tình yêu thực sự và cả một sức sống hết sức mãnh liệt, kiên cường, mạnh mẽ, dũng cảm đối diện với hoàn cảnh. Trong Báu vật của đời có tổng số 25 nhân vật nữ và Lỗ Thị chính là mẫu phụ nữ điển hình hội tụ đầy đủ mọi phẩm chất cao quý của người phụ nữ trên mọi phương diện. Đất nước Trung Quốc đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống Đức, Nhật vô cùng ác liệt. Quân Nhật và Đức xâm lược trên toàn Trung Quốc đã gây ra rất nhiều tội ác, giết người, cướp của. Cuộc sống người dân vô cùng khổ cực. Là một nhà văn yêu nước sâu sắc, Mạc Ngôn đã tái

hiện lại cuộc sống của người dân trong chiến tranh. Và người phụ nữ là nạn nhân chủ yếu của những cuộc chiến tranh tàn khốc ấy. Chiến tranh làm cho cuộc sống của người phụ nữ trở nên thiếu thốn, khiến cho họ phải gánh chịu những nỗi đau tinh thần to lớn khi chứng kiến những người thân của mình vì chiến tranh mà phải hy sinh.

Trong Báu vật của đời, chiến tranh đã làm cho cuộc đời của Lỗ Thị chịu nhiều mất mát, đau thương, bà luôn phải sống trong nước mắt. Khi còn bé, Lỗ Thị đã sớm trở thành nạn nhân của chiến tranh. Người Đức xây dựng đường Sắt Giao - Tế phá hoại phong thủy vùng Đông Bắc Cao Mật, tàn sát dân làng một cách dã man đã gây ra biết bao cảnh tàn khốc. Bố của Lỗ Thị đã bị hai tên lính Đức bắn chết “Từ nơi sâu thẳm trong đầu vang lên một tiếng “bốp” như có cái gì đó bị gãy, mặt tối sầm và mơ hồ cảm thấy một chất dính như hồ chảy xuống mặt. Ông gục xuống!”

[16; tr. 762]. Còn mẹ của cô do linh cảm không hay nên đã treo cổ tự vẫn dưới sàn nhà. Lỗ Thị là một trong những nạn nhân tiêu biểu cho những cuộc tàn sát của quân Đức. Lỗ Thị đã trở thành một đứa trẻ mồ côi, và mạng sống của cô cũng rơi vào tình cảnh “thập tử nhất sinh”, may mắn là ngày hôm sau cô và dượng Vu Bàn Vả chạy lại cứu cô đang trong chum bột “Người mẹ bột bám đầy, chỉ còn thoi thóp. Bà cô móc bột trong miệng mẹ ra, phát vào mông hồi lâu mẹ mới bật khóc, tiếng khóc khản đặc.” [16; tr. 762-763]. Mạc Ngôn đã chỉ cho người đọc thấy rằng sống trong chiến tranh con người ta phải chịu nhiều mất mát, thậm chí mạng sống của con người cũng trở nên mỏng manh, không biết mình sẽ chết khi nào. Chiến tranh với Đức đã cướp đi bố mẹ của Lỗ Thị, cô được bà cô và chú dượng Vu Bàn Vả nuôi dưỡng, nhưng bà cô rất nghiêm khắc và khi lớn lên vì một con la đen bà cô đã gã bán cô cho nhà Thượng Quan “hoặc là một con la hoặc là hai mẫu ruộng, tôi nuôi nó mười bảy năm, không thể trắng tay!” [16; tr. 772]. Không dừng lại ở đó, quân Nhật lại một lần nữa xâm lược còn ác liệt hơn quân Đức gấp ngàn lần và trong lần này gia đình bà Lỗ lại phải chịu cảnh ly tán do chiến tranh gây ra. Quân Nhật đã giết chết Thọ Hỉ chồng cô, chỉ trong phút chốc Lỗ Thị đã rơi vào cảnh “mẹ góa con côi”. Nỗi đau mất chồng vẫn còn âm ỉ trong lòng, Lỗ Thị lại tiếp tục bị các đội viên Đội Hỏa - mai làm nhục một cách tàn nhẫn và thô bạo trước mặt những đứa con của

mình “Bọn du kích luân phiên làm nhục mẹ tôi” [16; tr. 105]. Đó là những cảnh tượng thường gặp trong chiến tranh, mà Lỗ Thị là một trong những nạn nhân của chiến tranh khi bị chính những người cùng đất nước của mình làm nhục. Vì để thỏa mãn nhu cầu của mình họ bất chấp tất cả và đối xử với người phụ nữ giống như một con vật “Bọn du kích đã thỏa mãn. Chúng quẳng mẹ và chị em tôi ra ngoài đường.”

[16; tr. 105]. Thông qua chi tiết này, Mạc Ngôn đã mạnh dạn phê phán chiến tranh, nó gây ra cho con người những nỗi đau về cả thể xác và tinh thần khi mất đi người thân, khi bị hà hiếp, chà đạp. Qua đó, ta thấy được tấm lòng nhân đạo cao cả sâu sắc của Mạc Ngôn đối với con người, đất nước của ông nói riêng và cả thế giới nói chung. Chiến tranh đã làm cho vùng Đông Bắc Cao Mật xơ xác tiêu điều, sản xuất trì trệ, người dân ở đây không còn gì để ăn, Lỗ Thị cùng những đứa con của mình phải đối diện với cái đói. Vì mong con mình có được cuộc sống no đủ, không phải chịu cảnh đói khát Lỗ Thị tìm cách đem con mình cho người khác dù trong lòng vô cùng xót xa. Chỉ vì hoàn cảnh chiến tranh mà người phụ nữ phải đem những đứa con mà mình đứt ruột sinh ra cho người khác “Mẹ bỗng ứa nước mắt, chuyển con bé của Lai Đệ cho chị Tư, dang tay ôm lấy đầu chị Bảy: Bảy ơi, Cầu Đệ ơi, con yêu của mẹ, con gặp may rồi! Nước mắt mẹ tôi như mưa xuống đầu chị Bảy.” [16; tr.

180]. Lỗ Thị cố gắng chịu đựng nỗi đau mất con, bà không cần người khác phải trả tiền vì đã nuôi Cầu Đệ khôn lớn, mà bà chỉ cầu mong đối xử tốt với con của bà.

Lòng người mẹ ấy thật nhân hậu và vĩ đại, không lúc nào bà nghĩ cho bản thân mình mà chỉ nghĩ cho con, còn bản thân mình đau đớn như thế nào bà cũng cố gắng chịu đựng. Sau đó, một lần nữa, Lỗ Thị phải chứng kiến con mình ra đi, đó là Tưởng Đệ, cô đã bán mình để có tiền lo cho mẹ và các em. Việc làm ấy của Tưởng Đệ như ngàn mũi kim đâm vào trái tim của bà Lỗ, một người mẹ vô cùng thương con như bà cảm thấy thật bất lực vì không có khả năng lo được cho con, khiến con phải bán mình cho người khác, chịu nhiều điều sỉ nhục. Bà đau đến mức lòng nghẹn ngào không thốt nên lời chỉ “lão đảo rồi ngã song soài ra nhà” [16; tr. 183]. Đối với Lỗ Thị đây là một cú sốc to lớn về mặt tinh thần làm bà luôn sống trong sự cắn rứt và nỗi đau đớn không lo lắng được cho con có được một cuộc sống no đủ khiến con phải hy sinh bán thân cho người khác.

Cũng giống như Lỗ Thị, bà Lã mẹ chồng của Lỗ Thị cũng cùng một lúc mất đi cả người chồng và đứa con trai, với cú sốc to lớn về mặt tinh thần đã khiến cho bà không còn được bình thường như xưa “Bà nội nằm dưới cái cối xay ở chái tây, ngốn hết ba mươi cân củ cải mẹ để lại, ị ra một đống phân lổn nhổn như đá cuội.

Khi mẹ vào cho bà ăn, bà ném những cục phân khô vào người mẹ.” [16; tr. 151].

Nỗi đau mất chồng, mất con đã khiến người phụ nữ ấy rơi vào trạng thái điên loạn, không làm chủ được những hành động mà mình đã làm. Điều đó cho thấy nỗi đau đớn trong lòng của bà Lã vì trong cùng một lúc, bà mất đi hai người thân. Chiến tranh đã cướp đi của bà niềm hạnh phúc của một mái ấm ấp gia đình.

Đến những đứa con của Lỗ Thị mặc dù còn rất bé nhưng đã sớm trở thành nạn nhân của chiến tranh khốc liệt. Các cô phải chứng kiến những cảnh bom đạn vô cùng nguy hiểm, và đau xót hơn hết đó là nỗi đau mất đi ông nội và cha. Chiến tranh đã làm cho các cô trở thành những đứa trẻ mồ côi cha, và từ đây các cô sẽ chẳng bao giờ được sống trong tình yêu thương ấm áp của cha nữa. Vì không có cha chăm sóc, lo lắng nên các cô phải sớm bước vào đời tìm kiếm cách để mưu sinh

“Chị Ba và chị Tư khiêng thùng gỗ, chị Hai vác cái choòng ra bờ sông Thuồng Luồng.” [16; tr. 123] để ra bờ sông lấy nước về sử dụng, vì đang là mùa đông mọi thứ đều đóng băng. Ở tuổi của các cô đáng lẽ phải được học hành và sống trong vòng tay ấm áp của cha mẹ. Nhưng sự thật dường như lại quá phũ phàng, các cô chỉ cảm nhận được sự giá băng của tâm hồn vì không được chở che, yêu thương của cha. Không những thế “Chúng tôi đã trải qua nhiều ngày đun tuyết lấy nước, vài trăm lần ăn một món củ cải đun bằng nước tuyết, khiến các chị ớn đến tận cổ.” [16;

tr. 122]. Trong chiến tranh những đứa trẻ không chỉ sống thiếu thốn về mặt tinh thần mà các cô còn phải thường xuyên sống trong sự thiếu thốn lương thực. Người dân Trung Hoa nói chung đã phải đối diện với cái đói, khiến cuộc sống của họ vô cùng vất vả. Vì để có được miếng ăn con người thậm chí phải bỏ đi sỉ diện của mình, tiêu biểu cho nỗi chua xót, đắng cay ấy đó chính là Hoắc Lệ Na và Kiều Kỳ Sa. Họ là những công nhân của nông trường quốc doanh Thuồng Luồng. Sự thật Kiều Kỳ Sa chính là Cầu Đệ đứa con mà năm xưa Lỗ Thị đã đau xót nhờ bà ngoại quốc nuôi hộ, với ước mong con mình có thể có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Để có được miếng ăn trong cảnh đói khát dữ dội, người phụ nữ phải bất chấp tất cả làm những chuyện mình không hề mong muốn, thậm chí chấp nhận bị làm nhục.

Mạc Ngôn đã miêu tả cảnh Kiều Kỳ Sa vì để có được một miếng bánh đã phải chịu đựng biết bao sự tủi nhục “Chị như con chó ăn vụng, mặc cho phía mông bị vùi dập nặng nề, vẫn cố nhịn đau nuốt miếng bánh, rồi lại cố nuốt thêm mấy miếng nữa.”

[16; tr. 574]. Mạc Ngôn đã đau xót biết bao khi miêu tả cảnh người phụ nữ vì để có được miếng ăn chấp nhận để cho người khác chà đạp, làm nhục thể xác và có lẽ

“niềm vui được miếng ăn mạnh hơn nỗi đau của cưỡng hiếp nên chị hối hả ăn cho bằng hết, mặc cho cơ thể rung chuyển sau mỗi cú huých của Trương Rỗ.” [16; tr.

574]. Sống trong cái đói thường xuyên dạ dày của con người sẽ dần nhỏ lại không thể chứa được một lượng thức ăn lớn, Kiều Kỳ Sa do lâu quá không được ăn nên đã ăn thật nhiều bánh đậu và kết quả là nhận lấy cái chết thật thương tâm và khiến cho mọi người phải đau xót, cảm thông. Cũng giống như Kiều Kỳ Sa, Hoắc Lệ Na cũng là một nạn nhân của cái đói, cô là một con người xuất thân quyền quí, từng du học ở Nga cũng vì một muỗng cháo mà khuất thân trước Trương Rỗ, chấp nhận quan hệ với anh ta để có được miếng ăn. Nạn đói đã khiến cho người phụ nữ “vú dán vào ngực, hàng tháng không còn kinh nguyệt, thì lòng tự trọng và tiết tháo sẽ không tồn tại.” [16; tr. 572], Mạc Ngôn đã cho thấy phụ nữ là những nạn nhân của nạn đói khủng khiếp, họ phải bán rẽ nhân phẩm và lòng tự trọng của mình để tồn tại. Có thể khẳng định, Mạc Ngôn không đơn thuần chỉ miêu tả chiến tranh mà ông muốn tố cáo sự ác liệt của chiến tranh đã làm cho bao người phải hy sinh, chịu nhiều mất mát và đặc biệt là người phụ nữ.

Mạc Ngôn là một nhà văn đương đại của Trung Quốc, nhưng trong những tác phẩm của ông, người đọc vẫn bắt gặp những phong tục của lễ giáo phong kiến mục nát mấy ngàn năm vẫn còn tồn tại trong xã hội. Phụ nữ chính là nạn nhân của những tập tục này, điều đó đã khiến cho cuộc sống của họ bị khinh miệt chẳng khác nào một con vật. Người phụ nữ trở thành một công cụ, một nô lệ để phục vụ cho mọi người. Có thể kể đến đó chính là tục bó chân của người Trung Hoa, biết bao phụ nữ ở đất nước này đã phải chịu nỗi đau của tục bó chân khi còn bé khoảng 5 đến 7 tuổi. Đây là hủ tục từng phổ biến ở Trung Quốc thời phong kiến cách đây

khoảng 1.000 năm và chỉ áp dụng cho các cô gái trẻ. Xuất hiện từ đời nhà Đường, đến thế kỷ 12, tục bó chân trở thành “mốt” trong giới "quý tộc", đặc biệt dành riêng cho các kiều nữ thuộc các gia đình quyền quý, vương giả. Tuy nhiên, đến cuối đời Minh, hủ tục này lan rộng ra toàn xã hội và trở thành chuẩn mực của cái đẹp. Cô gái nào chân càng nhỏ, càng có nhiều cơ hội kén chồng danh giá. Do đó, thời kỳ này, các bé gái Trung Quốc từ 5 đến 7 tuổi phải bắt đầu nghi lễ bó chân khi xương còn mềm và dễ nắn. Bà và mẹ thường là những người buộc dải băng (thường dài 3m, rộng 5cm) quấn chân những cô con gái nhỏ của họ. Dải băng quấn càng chặt, cô gái càng có nhiều cơ hội sở hữu đôi chân đẹp sau này. Trong những năm đầu bó chân, các cô gái sẽ phải chịu đựng những cơn đau đớn tột cùng và không thể đi lại được.

Nếu không có người giúp đỡ, muốn di chuyển họ phải trườn hoặc bò. Những năm sau, gót chân bắt đầu chai cứng, vì trong suốt quá trình bó chân, các cô gái chỉ có thể di chuyển bằng gót chứ tuyệt đối không thể đi lại bằng bàn chân hoặc các đầu ngón chân. Quy trình làm đẹp kinh hoàng kết thúc khi những cô gái sở hữu đôi bàn chân hoàn hảo, thường có độ dài từ 7cm - 10cm. Với kích thước không vượt quá 7,5 cm, đôi chân kỳ dị được xem là báu vật, giúp các thiếu nữ xưa nâng cao vị thế và giá trị bản thân, dễ dàng tìm kiếm một ý trung nhân lý tưởng. Họ tin rằng, đôi bàn chân nhỏ xíu với những lớp vải bọc dày dặn sẽ giúp níu giữ tâm hồn và bước chân người phụ nữ quanh quẩn trong nhà, chuyên tâm tòng phu và không nghĩ tới chuyện trăng hoa, bội nghĩa vợ chồng. Mạc Ngôn đã phản ánh vào trong tác phẩm của mình về tập tục này với sự căm phẫn sâu sắc và thái độ xót xa, cảm thông đối với người phụ nữ khi họ phải gánh chịu nỗi đau đớn khi bó chân.

Trong Báu vật của đời, lúc năm tuổi Toàn Nhi đã bị bà cô của mình bắt bó chân “Bà dùng nẹp tre cố định chân mẹ lại, khiến mẹ gào lên như lợn bị chọc tiết, phải kẹp chặt vì tạo hình cho bàn chân nhỏ là rất quan trọng. Sau đó quấn thật chặt hết lớp này đến lớp khác những đoạn vải đã tẩm nước muối phơi khô, rồi lấy dùi gỗ vỗ một lượt.” [16; tr. 764]. Không chịu được cảm giác đau, Toàn Nhi đã van xin bà cô hết lời, nhưng đối với bà cô thì việc xiết thật chặt bàn chân cho cháu là một việc làm thể hiện tình thương yêu đối với cháu của mình. Nỗi đau của Toàn Nhi khi ấy chỉ được Mạc Ngôn diễn ta bằng bốn chữ “buốt đến tận óc” [16; tr. 764], nhưng đã

Một phần của tài liệu Luận Văn Năm 1955; Văn học Trung Quốc; Lịch sử và phê bình; Văn học Trung Quốc; Tiểu thuyết (Trang 31 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)