Nhân vật trẻ thơ – người lớn

Một phần của tài liệu Luận Văn Năm 1955; Văn học Trung Quốc; Lịch sử và phê bình; Văn học Trung Quốc; Tiểu thuyết (Trang 53 - 60)

CHƯƠNG 2. LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG HAI TÁC PHẨM BÁU VẬT CỦA ĐỜI VÀ ĐÀN HƯƠNG HÌNH CỦA MẠC NGÔN

2.2. Nhân vật dị biệt

2.2.2 Nhân vật trẻ thơ – người lớn

Một góc nhìn “kỳ lạ” nữa của mạc Ngôn có lẽ là ông đã mạnh dạn phân chia từng lớp nhân vật theo độ tuổi. Trong thế giới nhân vật đông đúc mà nhà văn tạo dựng, thể hiện một ý nghĩa nhất định trong tư tưởng tác phẩm mà Mạc Ngôn muốn chuyển tải.

Nhân vật trẻ thơ-người lớn là những nhân vật mà yếu tố trẻ thơ và yếu tố người trưởng thành cùng tồn tại. Kiểu nhân vật này có hai dạng tồn tại. Dạng thứ nhất, nhân vật là trẻ thơ khi xét về vóc dáng, tuổi tác, nhưng tâm hồn, suy nghĩ, hành động lại rất người lớn. Dạng thứ hai thì ngược lại, nhân vật có vóc dáng, tuổi tác của một người trưởng thành nhưng trong suy nghĩ, hành động thì ngây thơ, khờ

khạo. Ngoài hai dạng này còn có một vài nhân vật có sự giao thoa giữa trẻ thơ và người lớn. Dạng nhân vật mà chất trẻ thơ tồn tại trong hình hài một người trưởng thành gồm có Tiểu Giáp (tức Giáp Con) trong Đàn hương hình, Kim Đồng trong Báu vật của đời.

Tiểu Giáp trong Đàn hương hình là đứa con trai duy nhất của đao phủ Triệu Giáp và là chồng của Tôn Mi Nương. Giáp Con tuy “cao to, đầu hói quá nửa, cằm nhẵn thín” nhưng tư chất lại ngây ngô, ngờ nghệch “ban ngày vật và vật vờ, ban đêm như cây gỗ mục” [17, tr.10]. Mối quan tâm của Giáp Con xoay quanh công việc giết chó mổ lợn, ăn, ngủ và những câu chuyện li kỳ, hấp dẫn. Là chồng của một người phụ nữ đẹp, tràn đầy sinh lực và khá lẳng lơ nhưng Giáp Con lại hoàn toàn tin tưởng vào mối quan hệ cha nuôi – con gái mờ ám giữa Mi Nương và Tiền Đinh, thậm chí còn thấy thích thú, tự hào vì vợ mình thân với quan huyện. Trong chuyện chăn gối, Giáp Con không hề ý thức được sự bất lực của mình. Mi Nương không khác gì mẹ của hắn, Mi Nương bảo sao, hắn nghe vậy. Vì thế, Mi Nương, Triệu Giáp và nhiều người trong thôn đều gọi Giáp Con là “đại ngốc”. Bản thân Giáp Con cũng tự nhận mình là một chàng ngốc. Chất trẻ thơ của Giáp Con còn biểu hiện ở tính “hiếu kỳ” - tức ham thích sự lạ, một tính cách đặc trưng của trẻ thơ. Giáp Con luôn ghi nhớ câu chuyện về chiếc râu hổ mà mẹ hắn từng kể, một mực đòi Mi Nương tìm cho mình một chiếc để có thể nhìn thấy bản tướng của người khác. Lúc biết bố về, hắn reo mừng ầm ĩ. Lúc nào rỗi là Tiểu Giáp lại xoắn lấy bố đòi kể chuyện, không khác một đứa trẻ lên ba. Những câu chuyện xoay quanh cuộc đời kỳ lạ của Triệu Giáp có sức cuốn hút mạnh mẽ với Giáp Con, làm Giáp Con vừa kính sợ, vừa ngưỡng mộ bố mình, xem bố là thần tượng. Giáp Con về cơ bản, gần như không can dự vào những sự kiện chính của tác phẩm một cách chủ động. Giáp Con không thuộc hai tuyến nhân vật đối kháng là triều đình Mãn Thanh, người Đức và người dân Đông Bắc Cao Mật; hắn cũng không thuộc tuyến nhân vật trung gian như Mi Nương và Tiền Đinh. Suốt thiên truyện, Giáp Con đóng vai trò khán giả - một khán giả trung thành, nhiệt tình và công bằng trước màn trình diễn của các nhân vật.

Giáp Con không có hành động, lời nói nào có tính chất thúc đẩy diễn biến của cốt truyện Đàn hương hình. Ngoài việc đóng vai một anh chàng dở dở ương ương, mở

rộng đường cho mối quan hệ bất chính giữa vợ và quan huyện; ngoài việc đóng vai trò một trợ thủ đắc lực cho Triệu Giáp trong việc thi hành án Đàn hương hình với Tôn Bính; Giáp Con bị đẩy ra ngoài mối bận tâm của các nhân vật cũng như độc giả. Tuy nhiên, đất diễn của Giáp Con trên sân khấu Đàn hương hình lại khá nhiều.

Mạc Ngôn đã để cho các nhân vật tự thuật trong phần mở đầu và phần kết thúc. Và ở cả hai phần, Giáp Con đều góp mặt: phần “Đầu Phụng” là "Giáp Con lảm nhảm”, phần “Đuôi Beo” là “Giáp Con đấu hót”. Mạc Ngôn đã trao cho Giáp Con chức năng của một người kể chuyện cùng với Tôn Bính, Mi Nương, Tiền Đinh và Triệu Giáp. Những sự kiện, tình tiết của tác phẩm được tường thuật bằng giọng điệu của Giáp Con cũng rất quan trọng: màn giao đấu bằng mắt giữa bố và quan huyện khi quan đến mời bố hắn đi gặp Viên Thế Khải, chuẩn bị cho việc hành hình Tôn Bính;

quá trình chuẩn bị và phần trình diễn đàn hương hình đầy kịch tính ở cuối tác phẩm.

Bản thân Giáp Con là một chàng ngốc nhưng lại mong muốn nắm bắt được bản chất của người khác. Ước mơ này dường như quá sức đối với một kẻ ngô nghê như hắn. Do đó, khi nghe mẹ kể về chiếc râu hổ thần kỳ, có nó thì sẽ nhìn thấy được bản tướng của người khác, Giáp Con ghi nhớ chuyện này mãi, đòi Mi Nương tìm về cho bằng được. Sau khi sở hữu được chiếc râu kỳ diệu, Giáp Con đã nhìn thấy được bản tướng của Mi Nương là rắn, của bố mình là báo đen, của Tiền Đinh là bạch hổ,… Nhưng khi nhìn được như vậy, Giáp Con lại cực kỳ kinh hãi và hoảng sợ trước những bản tướng đó. Rõ ràng, chiếc râu hổ đã mang đến cho hắn một khả năng đặc biệt là nhìn xuyên thấu bản chất của những người xung quanh mình cho dù họ có cố gắng che đậy hay hóa trang bằng hình thức bên ngoài, bằng hành động giả tạo. Điều này, một phàm nhân không mấy người có khả năng. Chính vì vậy, với chiếc râu hổ, Giáp Con từ một anh chàng đại ngốc, ngây ngô bỗng trở thành một con người thông tuệ, minh triết nhất trong thế giới nhân vật của Đàn hương hình.

Trong tác phẩm, chiếc râu hổ là chi tiết kỳ ảo, hoang đường. Sự xuất hiện và khả năng thần diệu của nó đã hỗ trợ anh chàng đại ngốc có được năng lực phi phàm, khác thường, biến anh thành người khôn ngoan hơn người khác. Song điều đó không có nghĩa chiếc râu hổ là bảo bối quan trọng chi phối cái nhìn của Giáp Con, mà có lẽ yếu điểm giúp Giáp Con nhìn được bản chất người khác nằm trong tính

cách và tâm hồn ngây thơ, trẻ con của hắn. Giáp Con mang bản chất của một đứa trẻ nên nhìn mọi sự, mọi vật đều đúng với những gì nó diễn ra. Cái nhìn của trẻ thơ là cái nhìn trong sáng, không hề bị những định kiến xã hội, nhưng tư tưởng chính trị, những tham vọng cá nhân, những ước muốn bản năng chi phối, thế nên người mang cái nhìn đó có thể tri nhận được sự vật, hiện tượng cũng như bản chất của con người một cách chính xác nhất, công tâm nhất. Chiếc râu hổ chỉ đóng chức năng hiện thực hóa, cụ thể hóa cái nhìn của Giáp Con trong màn sương huyền ảo, giúp chi tiết truyện thêm ly kỳ, lạ lùng hơn. Như vậy, với kỳ tài nhìn thấy bản tướng người khác, Giáp Con không còn là chàng ngốc dở người nữa. Ngoài ra, trong tác phẩm, Giáp Con cũng thể hiện mình không phải là một kẻ ngốc thật sự. Ở hai màn “lảm nhảm”

và “đấu hót”, mặc dù giọng điệu hết sức ngô nghê, nhưng xét về bản chất thì chúng chứa đựng những suy lý xác đáng, thông minh và cũng đậm chất triết lý.

Đối với cái chết của Ba Tống, cả nhân vật lẫn độc giả đều dự đoán Tiền Đinh là thủ phạm. Tiền Đinh mưu toan sát hại Triệu Giáp, không cho hắn thực hiện hình phạt man rợ đàn hương hình, phá tan ý đồ dùng cái chết của Tôn Bính để thị uy, cảnh cáo người dân Cao Mật của triều đình và người Đức, giải thoát Tôn Bính khỏi cái chết đau đớn và khốc liệt, tiêu diệt công cụ giết người man rợ của triều đình là Triệu Giáp,… Đây là hành động giải quyết nhiều mâu thuẫn đang giằng xé tâm can Tiền Đinh. Nhưng Triệu Giáp may mắn thoát chết vì Ba Tống tham ăn nên làm người thế mạng. Giáp Con cũng biết thủ phạm của vụ ám sát, song theo một suy đoán đơn giản hơn rất nhiều. Khi thấy Ba Tống bị một phát đạn mà chúi đầu vào ghênh dầu, Giáp Con nghĩ: “Thằng cha này bắn giỏi! Bố không biết ai bắn, bọn quan quân nghe tiếng súng chạy tới cũng không biết. Chỉ tớ biết. Bắn giỏi như vậy ở Cao Mật chỉ có hai người, một là Ngưu Thanh chuyên săn thỏ, một là quan huyện Tiền Đinh” [17, tr.585]. Tiếp theo, Giáp Con cho rằng “Ngưu Thanh sử dụng cây súng tự tạo, bắn ra một chùm đạn ghém; quan huyện sử dụng cây súng tây, bắn ra đạn chỉ có một viên. Trên đầu Ba Tống chỉ có một lỗ đạn, anh bảo không phải quan huyện bắn thì ai vào đấy?” [17, tr.587-588]. Đoạn suy luận rất logic này buộc chúng ta phải nghi ngờ về chất đại ngốc của Giáp Con. Hắn ta chỉ lấy lại vẻ ngốc của mình khi tìm hiểu lí do Ba Tống bị quan huyện bắn chết. “Nhưng vì sao quan huyện bắn

chết Ba Tống? Ờ tớ hiểu rồi, Ba Tống ăn cắp tiền của quan huyện, chắc là thế” [17, tr.588]. Rồi ngay sau đó, lại triết lý “mi [Ba Tống] còn nợ tớ năm xâu tiền, đến nay vẫn chưa trả, ngươi không trả, tớ cũng chẳng dám đòi, giờ thì tớ tiền mất, còn mi thì toi mạng. Vậy mạng sống quan trọng hay tiền quan trọng? Tất nhiên là mạng sống quan trọng hơn. Mi cầm số tiền quỵt của tớ mà đi chầu Diêm Vương” [17, tr.588].

Không chỉ riêng đoạn này Giáp Con mới thể hiện khả năng phán đoán, đánh giá của mình. Trong các màn độc thoại của Giáp Con liên tục xuất hiện những suy nghĩ khá thông suốt, trí tuệ như vậy. Nghĩ về Lưu Phác, Giáp Con không tin hắn là kẻ có bản lĩnh như lời Mi Nương nói. Lí lẽ của Giáp Con là “tớ không tin, có bản lĩnh thì sao phải phải làm đầy tớ người? Có bản lĩnh thì phải như bố tớ, cầm đại đao, mặt bôi đỏ. Sật! Sật! Sật! Sật! Sật! Sật! Sáu cái đầu rơi xuống đất” [17, tr.586]. Có một nghịch lý tồn tại trong các màn tự thuật của Giáp Con. Khi Giáp Con lảm nhảm, Giáp Con tự nhận mình ngốc: “Tớ họ Triệu, tên Giáp Con/ Tinh mơ đã dậy, cười rất ròn/

(Ngốc mà lại)” [17, tr.99], nhưng lúc đấu hót, người đọc lại chẳng thấy anh ngốc đó đâu nữa. Ngược lại, trong con mắt của Giáp Con, mọi người xung quanh lại hóa ra ngớ ngẩn. Lúc Xuân Sinh nói với Tiền Đinh rằng Giáp Con là người ngớ ngẩn, Giáp Con đã thầm chửi: “Thế mà là bạn thân? Bạn thân mà nói bạn thân là hơi ngớ ngẩn?

[…] Mi bảo ai hơi ngớ ngẩn? Tớ mà hơi ngớ ngẩn thì mi là người ngớ ngẩn hoàn toàn” [17, tr.587]. Hoặc khi quan quân truy theo thủ phạm bắn chết Ba Tống, Giáp Con tự đắc: “tớ nghĩ bụng, một lũ ngốc! Truy thì truy hướng nào? Chắc chắn quan huyện cưỡi ngựa, trong lúc các người loay hoay lôi Ba Tống ra ngoài, ông ta đã thúc ngựa chạy về huyện” [17, tr.589]. Thế là viên đầu mục cùng đám quan quân thành ra những kẻ rối trí, hồ đồ và ngốc nghếch trong mắt Giáp Con.

Đàn hương hình là tác phẩm có nghệ thuật độc đáo. Mà một trong những điều độc đáo nhất là nghệ thuật trần thuật có sự linh hoạt giữa các điểm nhìn của người kể chuyện. Lựa chọn điểm nhìn từ bên trong, để nhân vật vừa tự thuật về bản thân, vừa kể về người khác, Mạc Ngôn giúp người đọc có cái nhìn toàn diện, đa chiều, sâu sắc về sự kiện và nhân vật. Trường hợp của Giáp Con thể hiện rõ nét hiệu quả nghệ thuật đó. Qua lời kể của Mi Nương, Triệu Giáp, Tôn Bính hay Tiền Đinh, Giáp Con là kẻ dở dở ương ương. Nhưng qua màn tự thuật của chính Tiểu Giáp, độc giả lại thấy Giáp Con có tư chất thông minh hơn. Di chuyển điểm nhìn, Giáp

Con có màn lột xác ngoạn mục trong tâm trí độc giả: từ đại ngốc sang đại trí, từ ngu ngơ sang lanh lợi, từ khờ khạo sang hoạt bát.

Cũng thuộc dạng nhân vật trẻ thơ-người lớn này, nhưng Kim Đồng không tương đồng nhiều với Giáp Con. Kim Đồng là nhân vật trung tâm của Báu vật của đời, được xây dựng, miêu tả từ khi lọt lòng cho đến khi trưởng thành. Gọi Kim Đồng là nhân vật trẻ thơ-người lớn là xét nhân vật từ giai đoạn trưởng thành về sau.

Kiểu trẻ thơ của chàng thanh niên Kim Đồng được thể hiện ở cả hai phương diện sinh lý lẫn tâm lý. Về mặt sinh lý, Kim Đồng giống trẻ con ở chỗ anh có niềm quyến luyến đặc biệt với bầu vú qua căn bệnh “luyến nhũ yếm thực”. Cuộc đời của Kim Đồng, thịnh suy, khỏe yếu đều gắn liền với bầu vú và nguồn sữa mẹ. Cũng vì say mê, ham thích với bầu vú mà Kim Đồng chẳng thiết tha tới quan hệ nam nữ.

Không kể lần làm tình có tính ban phát với cái xác trại trưởng Long Thanh Bình tại trại gà, đến năm 42 tuổi, Kim Đồng chưa từng quan hệ với ai. Thế nên khi Kim Một Vú tìm mọi cách khêu gợi, Kim Đồng chỉ “ti hết cả bầu sữa” rồi “mãn nguyện lăn ra ngủ”, làm cho mụ Kim “lòng như lửa đốt, tìm đủ mọi cách vẫn không sao đánh thức được lão - trẻ - con này” [16, tr.644]. Về mặt tâm lý, Kim Đồng có một tâm hồn ngây thơ, chất phác và thành thật như một đứa bé. Báu vật của đời là tác phẩm chất chứa biết bao biến động, sự kiện. Các nhân vật luôn bị cuốn theo những đổi thay của thời đại. Những đứa con gái nhà Thượng Quan cùng các chàng rể như Tư Mã Khố, Hàn Chim, Tôn Câm,…kể cả các thế hệ con cháu như Tư Mã Lương, Hàn Vẹt, Sa Tảo Hoa,… đều quyết liệt lựa chọn và theo đuổi hướng đi cho riêng mình, viết nên những trang sử sôi động lẫn đau thương cho gia đình nhà Thượng Quan.

Chỉ riêng Kim Đồng sống một đời mờ nhạt, yếu đuối. Kim Đồng luôn phải dựa dẫm vào người khác, mà chủ yếu là người phụ nữ, một khi mất đi chỗ dựa quan trọng ấy, Kim Đồng trở nên thảm hại. Trong đời sống, Kim Đồng cũng không hề biết đến một mưu mô, thủ đoạn nào để đạt được mục đích. Khi đi học, Kim Đồng bị ăn hiếp, bị dồn đánh. Lúc ở trại gà, chị Bảy (Kiêu Kỳ Sa) phải chỉ cho anh cách ăn trộm trứng, vượt qua cơn đói. Mãn hạn tù, Kim Đồng hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ đã ở tuổi xế chiều, vào Kim Một Vú, trở thành con rối trong tay cô vợ ghê gớm Uông Ngân Chi, cô cháu dâu nhiều mánh lới Cảnh Liên Liên. Khi mẹ mất, Kim

Đồng mất hết phương hướng. Riêng người mẹ Lỗ Toàn Nhi, đến cuối đời, chứng kiến mọi thành bại của đứa con quý báu mới đau đớn nhận ra bản chất trẻ con của Kim Đồng trong sự hối hận, dày vò chính mình: “mấy chục năm nay mẹ hồ đồ quá, bây giờ mẹ mới hiểu, có một đứa con cả đời đánh đu trên bầu vú của mình chẳng thà để nó chết quách đi cho xong!” [16, tr.632].

Kim Đồng là một nhân vật phải nhận nhiều sự bình phẩm, đánh giá khác nhau vì bản chất trẻ con của mình. Nhìn một cách tích cực, chất trẻ con đó là phẩm chất đáng quý trong cấu trúc nhân cách của anh ta. Sống trong môi trường, thời đại nhiều loạn lạc, đổi thay, các giá trị tinh thần, đạo đức đều phải nhường chỗ cho khát vọng sinh tồn, ước muốn hư vinh thì sự thật thà, ngây thơ đến thánh thiện của Kim Đồng là biểu hiện của một tâm hồn miễn dịch với cái xấu, tội lỗi và độc ác. Nhưng ở một góc độ khác, chất trẻ con đó là biểu hiện của sự bạc nhược, yếu đuối, hèn nhát đến mức khờ khạo, ngu ngơ của nhân vật này. Kim Đồng không có khả năng thích ứng với hoàn cảnh, không có khả năng tự lập. Anh ta luôn cần đến sự dẫn dắt, bón mớm của người khác. Rõ ràng, căn bệnh luyến nhũ yếm thực không chỉ là căn bệnh sinh lý. Về mặt tâm lý, dị tật đó hiện rõ trong việc Kim Đồng cả đời không thoát ra nổi vòng tay người phụ nữ.

So với Giáp Con, Kim Đồng “thật ngốc” hơn. Giáp Con có vẻ của một anh chàng giả ngốc hơn là một anh chàng đại ngốc. Kim Đồng thông minh, giỏi giang trong học tập, song lại quá “ngốc”, quá khờ trong cuộc sống. Cái trẻ con của Kim Đồng là sự bất lực giữa phong ba cuộc đời, là nhu cầu của một thiếu niên luôn cần được bảo trợ, chở che. Bởi thế, cái ngốc của Giáp Con khiến chúng ta nghi ngờ, thậm chí e ngại vì khả năng nhìn thấu chân tướng của hắn thì cái ngốc – trẻ con của Kim Đồng lại khơi dậy nơi người đọc cảm xúc cay đắng, xót xa và đầy thương cảm.

Công thức tạo nên nhân vật trẻ thơ-người lớn dạng chàng ngốc trong tiểu thuyết Mạc Ngôn qua những phân tích ở trên có thể được hình dung đơn giản như sau: chàng ngốc là sự kết hợp giữa một thể xác trưởng thành và một tâm hồn, trí tuệ trẻ thơ. Yếu tố thứ nhất thuộc về sinh lý, yếu tố thứ hai thuộc về tâm lý, trí tuệ. Về sinh lý, vóc dáng hình hài của các nhân vật này phát triển bình thường, ngoại trừ khả năng tình dục. Họ không có những ham muốn xác thịt như những người bình

Một phần của tài liệu Luận Văn Năm 1955; Văn học Trung Quốc; Lịch sử và phê bình; Văn học Trung Quốc; Tiểu thuyết (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)