Nguyên tắc của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác (Trang 25 - 28)

1.2. Cơ sở, nguyên tắc, nội dung của áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1.2.2. Nguyên tắc của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Những nguyên tắc ADPLHS là những tư tưởng chỉ đạo làm nền tảng cho quá trình vật chất hóa quy phạm pháp luật vào việc giải quyết vụ án hình sự thông qua việc chi phối các giai đoạn của quá trình ADPLHS [29, tr.75].

Nhìn chung, những nguyên tắc của ADPLHS trước hết được quy định bởi chính pháp luật được áp dụng, bao gồm luật hình thức và luật nội dung. Việc ADPLHS nói chung và đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người nói riêng được dựa trên những nguyên tắc của luật hình sự và những nguyên tắc của luật tố tụng hình sự. Cụ thể:

Thứ nhất, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Pháp chế là việc tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh và triệt để từ phía các cơ quan nhà nước, tổ chức, công dân [27, tr. 26]. Trong luật hình sự, nguyên tắc này có nghĩa là chỉ có luật hình sự mới có thể quy định hành vi nào là tội phạm và hậu quả pháp lý có thể xảy ra đối với người phạm tội.

Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc “có luật, có tội; không có luật, không có tội”. Như vậy, nếu như chủ thể không cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác sẽ không bị coi là tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và cũng không phải chịu trách nhiệm pháp lý về tội phạm này.

Trong hoạt động ADPLHS , nguyên tắc pháp chế XHCN đòi hỏi việc xét xử đúng người, đúng tội; “Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng” (khoản 1, Điều 3, BLHS năm 2015). Để đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội và công dân trong quá trình giải quyết vụ án. Việc tuân thủ pháp luật nghiêm chỉnh trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan Điều

19

tra phải có khả năng độc lập trong nhận thực về quyền và nghĩa vụ của mình mà không bị chi phối bởi các yếu tố khác. Điều này được thể hiện rõ trong tố tụng hình sự: “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.

Như vậy, nội dung của nguyên tắc này là đòi hỏi mỗi chủ thể tham gia phải nhận thức được rõ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ. Bất kỳ sự tùy tiện nào trong quá trình này cũng đều vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, nguyên tắc dân chủ và công khai

Nguyên tắc dân chủ và công khai là nguyên tắc của ADPLHS được hình thành từ nguyên tắc dân chủ của luật hình sự và nguyên tắc công khai của luật tố tụng hình sự. Sự chuyển hóa của hai nguyên tắc này đã tạo thành một nguyên tắc hết sức đặc biệt của ADPLHS vừa chi phối nội dung vừa chi phối hình thức của quá trình chuyển hóa pháp luật hình sự vào đời sống xã hội [29, tr.82].

Dân chủ là sự làm chủ của nhân dân, sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào quá trình quả lý xã hội, quản lý Nhà nước [27, tr.28]. Luật Hình sự không phân biệt đối xử, không quy định đặc quyền, đặc lợi cho bất kỳ chủ thể nào. Ngoài ra, Nhà nước còn đảm bảo cho người dân có thể tự mình trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia vào hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật, chủ động thực hiện quyền làm chủ của mình vào quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm.

Công khai chính là một biểu hiện của dân chủ, là điều kiện để thực hiện dân chủ trong đời sống xã hội. Với nguyên tắc này, mọi người dân có thể giám sát, phát hiện sai sót, vi phạm của những chủ thể tiến hành tố tụng. Hơn nữa, với nguyên tắc công khai là cơ sở xây dựng môi trường tin cậy của người

20

dân vào hệ thống tư pháp, đây cũng là một hình thức tuyên truyền và giáo dục pháp luật tới cho người dân.

Thứ ba, nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa.

Nhân đạo là đối xử nhân từ, độ lượng, khoan dung đối với con người, chăm lo cho con người, coi con người là vốn quý nhất của xã hội [27, tr.30].

Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất bởi vì nó có thể tước đi mạng sống của một con người hay nhẹ hơn làm mất đi tự do của một con người. Cũng chính vì sự nghiêm khắc đó, nên nguyên tắc nhân đạo đặc biệt được thể hiện đậm nét trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự.

Chẳng hạn:

- Mục đích của hình phạt chủ yếu hướng tới giáo dục người phạm tội và phòng ngừa tội phạm là chủ yếu. Mọi hình phạt hướng tới đều không nhằm trả thù người phạm tội. Đối với hình phạt chung thân tử hình là hai loại hình phạt chính rất hạn chế được áp dụng. Chỉ thực sự áp dụng đối với người phạm tội đối với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Điều 134 BLHS năm 2015 quy định loại hình phạt nặng nhất chính là tù có thời hạn. Ngay cả trong trường hợp cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người thì mức phạt tù cao nhất là 14 năm tù. Mục đích cuối cùng là giáo dục người phạm tội, cho họ một cơ hội để làm lại cuộc đời.

- Bên cạnh đó, quy định loại hình phạt cao nhất cho tội này là tù chung thân.

Tuy nhiên mức án được coi là nghiêm khắc chỉ thua hình phạt án tử hình. Do đó, chỉ được áp dụng trong trường hợp làm chết hai người trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. BLHS quy định hệ thống các biện pháp miễn, giảm trách nhiệm hình sự nhằm cụ thể hóa chính

21

sách nhân đạo. Trong quá trình quyết định hình phạt cho các tội phạm nói chung cũng như tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, Tòa án luôn phải cân nhắc đến các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Chẳng hạn như người phạm tội là phụ nữ mang thai, người già, trẻ em, … đây là một trong những cơ sở quan trọng ảnh hưởng đến khung hình phạt.

Thứ tư, nguyên tắc bình đẳng.

Một trong những nguyên tắc của pháp luật được ghi nhận trong các bản Hiến pháp là mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Trong luật nội dung, nguyên tắc bình đẳng thể hiện ở chỗ việc vận dụng các dấu hiệu định tội danh về một hành vi phạm tội và quyết định hình phạt đối với tội phạm đó đều phải như nhau. Sự bình đẳng được đề cập ở đây không phải là sự bình đẳng giữa chủ thể phạm tội với cơ quan tiến hành tố tụng mà là sự bình đẳng giữa các bị cáo với nhau, giữa các chủ thể có địa vị pháp lý ngang nhau. Mọi tình tiết của vụ án, các mối quan hệ xoay quanh, tất cả mọi bằng chứng, biện pháp trách nhiệm hình sự mà các chủ thể áp dụng phải được đánh giá và áp dụng như nhau. Nếu trong quá trình áp dụng pháp luật, nguyên tắc này không được tuân thủ sẽ phá vỡ đi tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)