Các yếu tố tác động đến áp dụng pháp luật hình sự tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác (Trang 32 - 36)

Tòa án, VKS, CQĐT là những chủ thể tiến hành tố tụng hình sự, có trách nhiệm giải quyết các vụ án hình sự khách quan, thấu tình đạt lý. Hoạt động ADPLHS đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đạt được hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan. Khi những yếu tố này thay đổi sẽ tác động đến kết quả của hoạt động ADPLHS theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.

1.3.1. Chất lượng của quy phạm pháp luật

Hoạt động ADPLHS đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có mang lại hiệu quả hay không trước hết phụ thuộc vào chất lượng công việc của các nhà lập pháp hình sự. Điều này có nghĩa là Nhà nước cần phải ban hành một hệ thống pháp luật đủ mạnh, là hành lang pháp lý vững chắc để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong suốt quá trình xét xử tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Thứ nhất, pháp luật hình sự phải đồng bộ, thống nhất, minh bạch và phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Nếu như hệ thống pháp luật từ Hiến pháp, các đạo luật, nghị định, thông tư cùng điều chỉnh về một vấn đề nhưng lại có nội dung mâu thuẫn và chồng chéo lẫn nhau. Điều này dẫn đến tình trạng chờ đợi văn bản hướng dẫn và gây ra rất nhiều khó khăn cho các chủ thể trong quá trình ADPLHS.

26

Thứ hai, liên quan đến hành vi cố ý gây thương tích, BLHS năm 2015 có quy định các tội phạm mà trong đó về mặt cấu thành rất dễ nhầm lẫn.

Chính vì có nhiều quy định liên quan đến hành vi này, Nhà nước cần phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng ban hành các quy phạm pháp luật phù hợp để điều chỉnh tùy vào từng trường hợp cụ thể. Tránh trường hợp áp dụng tùy tiện không mang lại hiệu quả và kết quả thấu tình đạt lý. Quy định của pháp luật thống nhất sẽ tạo điều kiện cho Hội đồng xét xử giải quyết vụ án nhanh chóng, khách quan. Nhưng nếu không rõ ràng và thống nhất, chủ thể áp dụng sẽ rất khó khăn trong việc lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp.

Thứ ba, pháp luật về thủ tục có tác động khá mạnh tới hoạt động ADPLHS. Quy định về vai trò, trách nhiệm và địa vị pháp lý của người tiến hành tố tụng cần phải rõ ràng đặc biệt là tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử luôn được thể hiện rõ. Độc lập ở đây không có nghĩa Thẩm phán được toàn quyền quyết định dựa theo ý chí chủ quan của mình mà độc lập ở đây có nghĩa là khi xét xử, HĐXX không phụ thuộc vào kết luận điều tra của cơ quan Công an hay cáo trạng của VKS.

Trách nhiệm của HĐXX phải đánh giá toàn diện dựa trên toàn bộ chứng cứ thu thập được xuyên suốt quá trịnh điều tra, tuy tố và xét xử. HĐXX cũng độc lập với yêu cầu của những người tham gia tố tụng... Quyết định cuối cùng của HĐXX được công khai tại phiên tòa. Để đảm bảo tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân đòi hỏi những người này phải có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cũng như đạo đức, khách quan và vô tư. Phải có sự tự tin về phán quyết của mình, có ý thức trách nhiệm cao trong nhiệm vụ được phân công.

1.3.2. Chất lượng của cán bộ áp dụng pháp luật

Hoạt động ADPLHS không những đòi hỏi chất lượng trong việc xây dựng các quy phạm pháp luật hình sự mà còn đòi hỏi trình độ pháp lý của cán bộ - là những chủ thể tiến hành ADPLHS. Yếu tố con người trong trường hợp

27

này được coi là yếu tố chủ quan tác động đến hoạt động ADPLHS đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tòa án, VKS và CQĐT là những chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Hoạt động của những cơ quan này trong quá trình giải quyết vụ án phải thông qua con người cụ thể. Đó là Thẩm phán, Hội Thẩm nhân dân, Kiểm sát viên….

1.3.3. Yếu tố kinh tế - xã hội

Ngoài những yếu tố mà tác giả đề cập trên thì điều kiện về kinh tế - xã hội đóng góp không nhỏ tới hiệu quả của hoạt động ADPLHS đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Xã hội phát triển, trình độ dân trí con người cao thì hoạt động ADPLHS sẽ theo chiều hướng tích cực và ngược lại. Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, mà văn bản pháp luật muốn được thực hiện trong thực tế đòi hỏi phải có một chi phí rất lớn về sức người và trang bị vật chất- kỹ thuật. Vì thế kinh phí của hoạt động ADPLHS là một trong những yêu cầu quyết định đến thành quả của quá trình ADPLHS. Trên cơ sở đó, để nâng cao hiệu quả khi giải quyết vụ án hình sự không thể không tính đến các yếu tố về kinh tế- xã hội.

28

Tiểu kết Chương 1

Trong nội dung Chương 1 của luận văn, tác giả đã nghiên cứu được một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Cụ thể về khái niệm, đặc điểm và vai trò của áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Ngoài ra, tác giả cũng làm rõ được cơ sở, nguyên tắc và về những nội dung cơ bản của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự. Đồng thời trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Qua nội dung Chương 1, chúng ta nhận thấy rằng áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là một dạng của áp dụng pháp luật nói chung, được hiểu: Là một hình thức của áp dụng pháp luật do người có thẩm quyền tiến hành và áp dụng những quy phạm pháp luật hình sự liên quan đến tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác để giải quyết theo một trình tự, thủ tục do pháp luật hình sự quy định.

29 CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)