Thực trạng định khung hình phạt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác (Trang 43 - 46)

Hoạt động xác định tỷ lệ thương tật do cơ quan giám định thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tố tụng. Thực tế rất nhiều vụ án, kết quả giám định

37

khác nhau gây lúng túng trong quá trình khởi tố cũng như xét xử. Bởi vì, tỷ lệ thương tật ảnh hưởng đến khung hình phạt của tội phạm.

Ngoài ra, có nhiều vụ, lúc đầu nạn nhân đồng ý đi giám định. Do mới chỉ có tỉ lệ thương tật tạm thời, cơ quan tố tụng phải chờ cho đến khi có tỉ lệ thương tật vĩnh viễn để xử lý chính xác. Thời gian này, nạn nhân lại không hợp tác để có kết quả giám định cuối cùng, gây khó khăn cho việc giải quyết án. [34]

Vụ án thứ 3

Một vụ án được xét xử tại TAND Quận Tân Phú, TPHCM với nội dung như sau:

Khoảng 11 giờ 30 phút ngày 17/9/2010, Trần Thị Xuân Nữ là giáo viên Trường mầm non Hoa Lan, Nữ phụ trách cho 23 bé nam ăn trưa. Cháu Lê Quang Vinh (sinh ngày 19-12-2006) không ăn, Nữ nhắc nhở nhiều lần, cháu Vinh không nghe. Nữ bế cháu Vinh mở cửa đưa cháu Vinh vào thang máy ở tầng một, bấm nút vận hành di chuyển xuống tầng trệt. Nữ đi nhanh xuống tầng trệt, mở cửa thang máy thấy cháu Vinh nằm trên sàn thang máy, máu chảy ra nhiều. Sẵn có một phụ huynh đến đón con em về, Nữ nhờ chở Nữ và cháu Vinh đến bệnh viện cấp cứu. Nữ bị truy tố và xét xử về tội “Cố ý gây thương tích”. [3]

Trong gia đoạn điều tra vụ án, cơ quan cảnh sát điều tra Công an Quận Tân Phú đã hai lần trưng cầu giám định thương tật của cháu Vinh theo yêu cầu của đại diện giám hộ: Lần 1: Tỷ lệ thương tật toàn bộ: 27% (hai mươi bảy phần trăm). Lần 2: Tỷ lệ thương tật do thương tích gây nên hiện tại là 41%

(bốn mươi mốt phần trăm).

Bản giám định pháp y quốc gia ngày 21/3/2011 và ngày 25/5/2011 của Viện pháp y Quốc gia bộ phận thường trực phía Nam (thuộc Bộ Y tế) kết luận: các vết thương trên cơ thể của cháu Vinh do các vật tày và vật tày có

38

cạnh ở mặt trước hố thang máy, mặt sau cánh cửa thang máy tác động gây ra;

cháu bị thương tật 38% vĩnh viễn, trong đó có những vết thương nghiêm trọng như sẹo thái dương trái 8% vĩnh viễn, sẹo chẩn phải 6% vĩnh viễn, sẹo hông lưng phải 6% vĩnh viễn, sẹo hậu môn 6% vĩnh viễn.

Tỷ lệ thương tật của nạn nhân ảnh hưởng tới việc định khung hình phạt trong việc truy tố, xét xử bị can, bị cáo.

Từ vụ án này, chúng ta thấy vấn đề đặt ra ở đây: Kết quả giám định tỷ lệ thương tật ở những thời điểm khác nhau cho ra kết khác nhau. Văn bản hiện nay không quy định rõ tỷ lệ tổn thương tạm thời hay vĩnh viễn mà chỉ căn cứ vào tỷ lệ tổn thương của cơ thể để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác. Tỷ lệ thương tật dựa vào kết quả giám định ngay sau khi án mạng xảy ra hay là tại thời điểm điều trị ổn định.

Vụ án thứ 4

Khuya 23/4/2009, trước cửa một căn nhà ở Quận 1 (TP.HCM), Trần Chí Cường đánh anh Nguyễn Hoàng Nam chấn thương. Sau đó, nạn nhân bãi nại và từ chối giám định. Tuy nhiên, nhận thấy vụ án “có vấn đề”, Cơ quan Điều tra tiến hành trưng cầu giám định tỉ lệ thương tật qua hồ sơ bệnh án.

Kết quả nạn nhân bị thương tật 33% vĩnh viễn. Trên cơ sở này, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Cường về tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 của Điều 104 BLHS năm 1999. Thế nhưng trong quá trình điều tra, anh Nam lại xin giám định tỉ lệ thương tật thực tế.

Cơ quan chức năng phải ra quyết định trưng cầu giám định như yêu cầu của đương sự. Sau đó, anh Nam lại làm đơn xin thôi giám định. Khi vụ án được chuyển sang TAND Quận 1 xét xử, anh Nam bỗng khiếu nại về tỉ lệ thương

39

tật của mình và đề nghị được giám định lại. Chính việc thay đổi yêu cầu liên tục này mà vụ án bị kéo dài lê thê. [35]

Nếu như vụ án thứ 3, khó khăn gặp phải trong quá trình định tội danh chính là thời điểm xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể, thì vụ án thứ 4 vấn đề xác định tỷ lệ thương tật càng khó hơn khi người bị hại không hợp tác với cơ quan giám định để đi giám định. Điều này gây ra không ít khó khăn cho cơ quan nhà nước trong quá trình định tội danh cũng như ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung và tội CYGTT hoặc GTH cho sức khỏe của người khác nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)